Wednesday, January 21, 2015

41 năm trận chiến Hoàng Sa, ai nhớ ai quên?

image
Dân chúng đến tượng đài Lý Thái Tổ để kỷ niệm trận Hải chiến Hoàng Sa, Hà Nội, 19/1/15
Ngày 19/1/1974, 75 chiến sĩ của quân lực Việt Nam Cộng hòa đã anh dũng hy sinh trong cuộc hải chiến khốc liệt với Trung Cộng để bảo vệ chủ quyền ở Hoàng Sa. Chiến hạm HQ10 bị đánh chìm, 3 chiếc còn lại phải rút lui, và từ đó, Trung Cộng chiếm quyền kiểm soát toàn bộ quần đảo này.

image
Lần đầu tiên vào năm ngoái, chính phủ Hà Nội bật đèn xanh cho truyền thông trong nước công khai nhắc nhớ tới sự kiện lịch sử này, với hàng loạt bài viết kỷ niệm 40 năm trận chiến Hoàng Sa.
Thế nhưng, cuộc chiến oai hùng vốn không được sử sách nhà nước ghi nhớ cũng không được lưu truyền cho thế hệ trẻ qua sách vở nhà trường dường như lại tiếp tục bị lãng quên trong dịp kỷ niệm năm nay. Chính quyền không tổ chức các hoạt động kỷ niệm, báo chí nhà nước không đề cập nhiều, trong khi các hoạt động tưởng niệm đơn lẻ của một số tổ chức xã hội dân sự lại bị quấy rối.

image
Blogger, và là nhà hoạt động xã hội dân sự Nguyễn Lân Thắng
Anh Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động xã hội dân sự được nhiều người biết đến, chia sẻ ghi nhận:
“Theo ghi nhận của tôi, mấy ngày nay trên các phương tiện truyền thông nhà nước cũng có một vài bài báo nhắc đến sự kiện Hoàng Sa cách đây 41 năm. Đấy là những hoạt động duy nhất về phía nhà nước. Về phía nhân dân, có một số tổ chức hội nhóm của người dân tự kỷ niệm với nhau nhưng không lớn, đông, và rộng rãi như năm rồi vì tình hình đàn áp các tổ chức xã hội dân sự đang trong thời kỳ khốc liệt. Cho nên các cá nhân tham gia cũng dè dặt, kín đáo hơn và cũng gặp các trường hợp như phá vòng hoa viếng, bị gây hấn, bị chửi bới tại hiện trường. Ví dụ sáng nay có một nhóm anh chị em ở Hà Nội ra tượng đài Lý Thái Tổ ngay trung tâm để tưởng niệm trận đánh Hoàng Sa lịch sử, có một số ‘dư luận viên’ giật vòng hoa và các băng-rôn. Đấy là điều đáng tiếc.”

Các vòng hoa tưởng niệm bị phá

image
Về lý do sự kiện lịch sử này năm nay bị truyền thông nhà nước phớt lờ, anh Thắng cho rằng:
“Từ trước tới nay, việc truyền thông nhà nước kiểm duyệt, hạn chế đưa tin về những việc liên quan đến tranh chấp biển đảo giữa Việt Nam với Trung Cộng đã là việc phổ biến. Thế nhưng, đặc biệt trong dịp này, khi đang có đại hội của đảng cộng sản Việt Nam, đây là thời điểm người ta hết sức cân nhắc các vấn đề ‘nhạy cảm chính trị’, tránh động chạm tới Trung Cộng.”

Một trong những sĩ quan trực tiếp chiến đấu và chứng kiến trận hải chiến Hoàng Sa tháng Giêng năm 1974, trung úy trung úy Phạm Ngọc Roa phụ tá sĩ quan hải hành, người thường xuyên có mặt trên đài chỉ huy phụ trách khối hàng hải, nói ông hơi ngạc nhiên vì năm ngoái báo chí nhà nước đua nhau đăng bài về sự kiện này nhưng năm nay đột nhiên lại có phần im hơi lặng tiếng trở lại.

image
Khi được hỏi về các hoạt động tri ân của chính quyền địa phương như tổ chức thăm viếng hay quyên góp hỗ trợ những người lính chiến đấu trong trận chiến đẫm máu không cân sức ở Hoàng Sa năm 1974, trung úy Roa cười buồn:

image
“Cái này thì không bao giờ có đâu.”
Không những thế, trung úy Roa cho biết, ông còn bị chính quyền địa phương gây khó dễ khi có báo chí hay các tổ chức xã hội dân sự tới thăm hỏi:
“Bên nhà nước gọi tôi lên trách rằng ‘Người ta nói chuyện với anh, chưa được phép của nhà nước. Những ai muốn liên lạc với anh, anh phải trình báo với nhà nước để nhà nước tránh trường hợp anh bị mua chuộc, bị những thành phần phản động lôi kéo. Năm ngoái, tôi cũng bị rầy rà khi phóng viên báo Tuổi Trẻ, đài Lâm Đồng, và nhóm NO-U ở Sài Gòn tới nhà. Họ về rồi một hai ngày sau tôi bị chính quyền xã mời lên, gặp công an xã trên đó. Họ bắt tôi làm kiểm điểm với lý do như vậy.”

image
Một sự kiện lịch sử quan trọng không được nhà nước tưởng niệm, những anh hùng hy sinh xương máu để bảo vệ biển đảo Tổ quốc không được vinh danh xứng đáng, nhưng những nhân chứng lịch sử ấy, những người trực tiếp tham gia chiến đấu như trung úy Roa không buồn tủi trước sự bất công này:
“Tôi cũng chẳng buồn gì cả. Coi như mình chấp nhận số phận nó như vậy thôi.”

Thế nhưng ông bày tỏ mong ước:
“Ai cũng mong muốn những người đã đổ máu, những người đã chết hay những người hiện giờ còn sống, hồi xưa tuy họ là ở miền Nam, nhưng họ chiến đấu cho Tổ quốc Việt Nam lúc đó và mãi mãi. Bất cứ một chính quyền nào đó có thể thay đổi, nhưng Tổ quốc Việt Nam là một. Một người lính đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ai cũng muốn được nhà nước chiếu cố về vấn đề này hay vấn đề kia chứ, là con người mà.”

Hà Nội lâu nay cẩn trọng không muốn làm phật lòng nước láng giềng cộng sản anh em Trung Cộng và cũng tìm cách không để chủ nghĩa dân tộc làm ảnh hưởng tới mối quan hệ Việt-Trung.

image
Trong một bài viết đánh dấu 65 năm ngày thành lập quan hệ ngoại giao hai nước 18/1/1950, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Việt Nam, Phạm Bình Minh, ca ngợi tình hữu nghị giữa hai nước láng giềng Việt Nam-Trung Cộng đã kinh qua thời gian.

Ông Minh nhắc nhớ rằng 65 năm trước, Trung Cộng là nước đầu tiên trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tạo cột mốc lịch sử trong mối quan hệ lâu dài giữa hai nước.

Trở ngại lớn nhất trong mối quan hệ song phương là tranh chấp Biển Đông, giữa lúc Bắc Kinh không ngừng các hoạt động lấn áp dành chủ quyền bất chấp luật lệ quốc tế và tinh thần phản đối Trung Cộng xâm lược đang ngày càng dâng cao trong lòng dân chúng Việt Nam.


image

*****

Hoàng Sa Hi Chiến 19/1/1974!

Hi bao chiến sĩ Vit Nam ơi
T
quc linh thiêng vn gi mi
Hoàng Sa tĩnh l
ng, nay dy sóng
Bi
n cu quê hương, gic ngoài khơi!

Đ
o thiêng t quc đã ngàn năm
C
sao lũ gic li xâm lăng?
T
ng đoàn kình ngư tràn sóng nước
Ti
ến v đt m, đo xa xăm!

H
i quân anh dũng, hi các Anh
Bi
n khơi hi chiến, biết khó thành
Cán cân tàu chi
ến chênh vênh quá
V
quc vong thân, cũng vn đành!

Khai pháo hiên ngang tr
ước quân thù
L
a t đi pháo khc liên tu
Soái h
m Tàu Ô chìm sâu đm
Bi
n m bình minh nhn xác thù!

Xác anh chìm xu
ng gia bin xanh
L
n xác quân thù, nhum máu tanh
Gi
c mng đ vương, ôi Đi Hán!
B
ch Đng ghi du, li quên nhanh?!

Mãnh h
gian nan trước qun h
Áo anh màu tr
ng, loang đy máu
Đ
xung hôm nay đ đim tô
Giang s
ơn gm vóc, mnh cơ đ!

Hoàng Sa h
i chiến vng thiên thu
H
tng hm ta, khiếp quân thù*
Nh
t To xung trn, không lùi bước
Chìm sâu đáy n
ước, còn vang danh!

Ngu
Văn Thà ơi, hi các Anh
Thù nhà, n
nước, chí hùng anh
B
y tư chiến sĩ mang hn nước
R
ng danh muôn thu vi s xanh!

Hoàng Hạc

(*): Xin hiu là h tng hm ta làm khiếp đảm quân thù.

Jul 28, 2011
Và cũng lần đầu tiên, bà quả phụ Ngụy Văn Thà, vị Hạm trưởng chiếc Nhật Tảo đã tử tiết theo tàu chiến này, được mời tới dự lễ vinh danh người chồng quá cố của bà. Bản tin Đài RFI viết, trích toàn văn, với phần phỏng vấn ...

Jan 21, 2014
Chính vì vậy, Trung tâm Minh Triết ở Việt Nam đã chính thức tôn vinh bà quả phụ Nguỵ Văn Thà, nguyên Thiếu tá (sau, được truy phong hàm Trung tá), Hạm trưởng hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10, người đã hy sinh trong trận ...

Jun 03, 2014
Trước những gì Trung Quốc đang thể hiện ở Biển Đông, Hoa Kỳ nay thấy 'hối tiếc' vì từng 'bật đèn xanh' để Trung Quốc chiếm thuận lợi các đảo ở Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng hòa năm 1974, theo một nhà ...

Jun 20, 2011

Họ cũng xua đuổi hoặc bắt giữ những ngư thuyền Việt Nam vào các khu phận biển Hoàng Sa, Trường Sa để đánh cá. Thái độ này của Trung quốc được cắt nghĩa dựa trên hai Tài liệu tuyên bố vào năm 1958 cách đây 53 ...

image

Làng A Di Đà_Texas
Obama đọc Thông điệp Liên bang
Sự tích 12 con Giáp
Đổ nước thánh vào lăng Lenin
Máy bay QZ8501: tăng độ cao quá nhanh & không phải...
Việt Nam thật sự đang bên bờ vực thẳm
Nỗi trăn trở của Thủ Tướng về đổi mới thể chế
Internet: Lợi và Hại?
Bạn sắp bị đuổi việc ?
Trận chiến quyền lực giữa phe NTD & NPT
Nhìn lại một vụ án đáng buồn
Những bức tượng khổng lồ bằng tuyết
Tiết lộ về đường dây buôn “THẬN”
Bạn là người dậy sớm hay sống về đêm?
Khi thư viện trở thành lâu đài tri thức
Giáo hoàng Francis chủ trì thánh lễ ở Manila
Việt Nam cần xây dựng một nền giáo dục không bắt n...
Bộ tộc săn người cuối cùng ở Ấn Độ
Cách hành xử khó hiểu của trường Phan Bội Châu
R.I.P : Đức Ông Philippe Lê Xuân Thượng_Houston, T...
Tự do ngôn luận và bài viết ‘ăn thịt chó’
Người Việt 'đã sợ hãi từ lâu'
Chiến tranh dầu thô
Chân dung Quyền lực
Thủ tướng Dũng: Không thể cấm mạng xã hội
Cảnh nóng trên phim ngày càng mạnh bạo?
Người yêu ơi, đừng băng qua sông
Thiệt hại thực sự từ những cơn say xỉn
Hơn 100 xác người ở sông Hằng
Mỹ “mua đứt” Ukraine làm Nga, Pháp, Đức tê tái
Thích Minh Chúc: Chùa Từ Tôn - Hòn Đỏ
Sách dạy tiếng Anh mất dạy
Tội nghiệp Lục Bát
Dying Patient's iPad Cover Led to "Terrible Mistak...
Ở Việt Nam: Người nghèo phải chết !!!
Lại chuyện ý thức của người Việt
Sóng ngầm trong quan hệ Việt – Trung – Mỹ
Diễu Kim Jong Un để làm gì?
Hiện tượng Nguyễn Bá Thanh và những điều còn lại
Sáu bài học từ thiên tài

1 comment:

  1. Hoàng Sa Hải Chiến 19/1/1974!

    Hỡi bao chiến sĩ Việt Nam ơi
    Tổ quốc linh thiêng vẫn gọi mời
    Hoàng Sa tĩnh lặng, nay dậy sóng
    Biển cuả quê hương, giặc ngoài khơi!

    Đảo thiêng tổ quốc đã ngàn năm
    Cớ sao lũ giặc lại xâm lăng?
    Từng đoàn kình ngư tràn sóng nước
    Tiến về đất mẹ, đảo xa xăm!

    Hải quân anh dũng, hỡi các Anh
    Biển khơi hải chiến, biết khó thành
    Cán cân tàu chiến chênh vênh quá
    Vị quốc vong thân, cũng vẫn đành!

    Khai pháo hiên ngang trước quân thù
    Lửa từ đại pháo khạc liên tu
    Soái hạm Tàu Ô chìm sâu đắm
    Biển mẹ bình minh nhận xác thù!

    Xác anh chìm xuống giữa biển xanh
    Lẫn xác quân thù, nhuốm máu tanh
    Giấc mộng đồ vương, ôi Đại Hán!
    Bạch Đằng ghi dấu, lại quên nhanh?!

    Mãnh hổ gian nan trước quần hồ
    Áo anh màu trắng, loang đầy máu
    Đổ xuống hôm nay để điểm tô
    Giang sơn gấm vóc, mảnh cơ đồ!

    Hoàng Sa hải chiến vọng thiên thu
    Hộ tống hạm ta, khiếp quân thù*
    Nhật Tảo xung trận, không lùi bước
    Chìm sâu đáy nước, còn vang danh!

    Nguỵ Văn Thà ơi, hỡi các Anh
    Thù nhà, nợ nước, chí hùng anh
    Bảy tư chiến sĩ mang hồn nước
    Rạng danh muôn thuở với sử xanh!

    Hoàng Hạc

    (*): Xin hiểu là hộ tống hạm ta làm khiếp đảm quân thù.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.