Tuesday, January 21, 2014

Trận chiến Hoàng Sa và một lịch sử được viết lại

image
Từ năm 2009, lúc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên con đường lưỡi bò chạy quanh Hoàng Sa và Trường Sa trong khu vực Biển Đông, trận chiến Hoàng Sa năm 1974 lại trở thành một vấn đề thời sự khiến nhiều người thao thức. Mấy tuần lễ gần đây, trận chiến ấy lại trở thành một vấn đề thời sự lần nữa khi nó sắp tròn 40 tuổi. Lần này, nó không còn là một thao thức nữa. Nó đã tượng hình rõ thành một số nhận thức mới, có khả năng làm thay đổi một số vấn đề.

Nhà báo Huy Đức, trong bài “Hoàng Sa & hòa giải quốc gia” đăng trên facebook ngày 12 tháng 1, 2014, cho kỷ niệm 40 năm trận chiến Hoàng Sa là cơ hội tốt để thúc đẩy tiến trình hỏa giải giữa những người Việt Nam với nhau.

Sự hòa giải ấy khởi phát từ việc nhìn nhận những người lính ở miền Nam trước đây cũng có “ý thức bảo vệ đất nước” không hề kém những người bộ đội ở miền Bắc. Nhận thức ấy dẫn đến một nhận thức khác: Những người “sẵn sàng xả thân bảo vệ non sông, đất nước” khi có ngoại xâm như thế nhất định không phải là “ngụy”. Chính vì vậy, Trung tâm Minh Triết ở Việt Nam đã chính thức tôn vinh bà quả phụ Nguỵ Văn Thà, nguyên Thiếu tá (sau, được truy phong hàm Trung tá), Hạm trưởng hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10, người đã hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa vào ngày 19 tháng 1, 1974.

image
Huy Đức xem đó là một hành động có tính chất hòa giải. Nhưng ông muốn sự hòa giải ấy phải đi xa hơn việc “chỉ coi 74 người lính cùng hy sinh với trung tá Ngụy Văn Thà là không phải ‘ngụy’.” Hơn nữa, ông còn mong ước “dù ở đâu trên mảnh đất của ông cha, người Việt Nam chỉ nên để súng ống quay về cùng một hướng. Chỉ có hòa giải quốc gia mới có thể phát triển quốc gia. Một dân tộc không thể vững mạnh nếu như lòng người phân tán.”

Nhà báo Bùi Tín, trong bài “40 năm trận Hoàng Sa oanh liệt”, đăng trên blog của ông ngày 9.1.2014, xem việc kỷ niệm trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 là “một thời điểm thuận lợi cho sự nhìn lại lịch sử một cách khách quan, công bằng, minh bạch, trên lập trường dân tộc chống ngoại xâm, đính chính cách nhìn lệch lạc méo mó do lập trường đấu tranh giai cấp của học thuyết Mác xa lạ, còn bị Lênin cực đoan hóa một cách tệ hại”.


image
Đi xa hơn, Bùi Tín còn đề nghị những việc mà nhà nước nên làm, chẳng hạn, tổ chức việc kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa một cách thật đàng hoàng; tổ chức cuộc họp mặt với những người tham dự trận hải chiến ấy; xóa bỏ những cách gọi tên đầy thù nghịch như “ngụy quân nguỵ quyền”, “chế độ tay sai Mỹ”, “bán nước”… Và, cuối cùng, cần có chính sách chung về nghĩa trang cũng như chính sách chung cho các thương binh hai bên, v.v.

Ở đây, tránh đi vào những vấn đề cụ thể như vậy, tôi chỉ muốn tập trung vào hai khía cạnh khác liên quan đến việc Trung Quốc đánh cướp Hoàng Sa từ trong tay của quân đội Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1974.

Thứ nhất, quan hệ giữa tinh thần quốc gia và thể chế.

Nhìn lại lịch sử, có hai vấn đề nổi bật: Một, thể chế có thể thay đổi nhưng tinh thần quốc gia của người Việt, nói chung, vẫn không thay đổi: Sống dưới bất cứ triều đại hay chế độ nào, người dân Việt Nam nói chung vẫn tha thiết với sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của nước mình, và khi cần, không ngại hy sinh tính mạng để bảo vệ những giá trị cao quý và thiêng liêng ấy. Hai, bản chất của triều đại hay chế độ được đánh giá chủ yếu trên công việc bảo vệ hay không bảo vệ những giá trị ấy. Cho đến nay, cha ông chúng ta và cả chúng ta không tiếc lời ca ngợi các triều đại nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê hay nhà Tây Sơn chủ yếu vì những chiến công hiển hách của họ trong công cuộc bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Ngược lại, từ thế hệ này đến thế hệ khác, chúng ta nguyền rủa Mạc Đăng Dung và Lê Chiêu Thống cũng vì những sự khuất phục của họ trước kẻ thù.


image
Ở hiện tại, vấn đề thể chế còn gắn liền với một yếu tố khác mà ngày xưa không có: ý thức hệ. Ở đây, cũng lại có hai khía cạnh: Một, ngày trước, người ta đồng nhất chủ nghĩa quốc gia và ý thức hệ, xem yêu nước, trước hết và trên hết, là yêu chủ nghĩa xã hội. Và hai, trong sự đồng nhất ấy, người ta đặt chủ nghĩa xã hội lên ưu tiên hàng đầu, xem đó như là nguyên tắc chính để hoạch định mọi chính sách.

Khía cạnh thứ nhất đã hoàn toàn bị phá sản kể từ ngày chế độ cộng sản ở Liên xô và các nước Đông Âu bị sụp đổ, không những giúp phơi bày những mặt trái đáng ghê tởm của chủ nghĩa xã hội mà còn khẳng định một cách dứt khoát: đó chỉ là một ảo tưởng điên cuồng và nguy hiểm.

image
Khía cạnh thứ hai, dưới mắt giới học giả ngoại quốc, đã được sáng tỏ ngay từ những năm sau 1975. Trong cuốn Imagined Communities: Reflections on the Origin and Spread of Nationalism, được xuất bản lần đầu vào năm 1983, Benedict Anderson đã cho hai cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Campuchia năm 1978 và giữa Việt Nam và Trung Quốc vào năm 1979 là những cuộc chiến tranh quan trọng trong lịch sử cả thế giới vì, một, đó là những cuộc chiến tranh tổng lực và đẫm máu đầu tiên giữa các nước xã hội chủ nghĩa; và hai, chúng chứng tỏ, điều quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế không phải là ý thức hệ mà chính là chủ nghĩa quốc gia. Là tinh thần dân tộc.

Giới lãnh đạo Trung Quốc biết rất rõ điều đó. Biết, nên ngay sau năm 1975, họ đã xúi giục Khmer Đỏ liên tục tấn công và quấy phá nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa anh em của họ. Biết, nên đầu năm 1979, họ đã xua quân tràn qua biên giới giết hại bao nhiêu người Việt Nam. Biết, nên gần đây họ không ngừng gây sức ép đối với Việt Nam hầu như trên mọi phương diện, từ kinh tế đến xã hội, chính trị và cả quân sự nữa. Tất cả mọi tham vọng đối ngoại của Trung Quốc đều chỉ tập trung vào một điểm: biến Trung Quốc thành một siêu cường quốc, trước hết, trong khu vực; và sau, trên phạm vi thế giới. Hết. Không có chút lý tưởng nào liên quan đến chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản cả.

Tuyệt đối không.

image
Tiếc, hình như giới cầm quyền ở Việt Nam lại không nhận ra điều đó. Trước, đầu năm 1979, họ tin tưởng: vì tình hữu nghị giữa hai nước xã hội chủ nghĩa anh em, Trung Quốc sẽ không tấn công họ. Rồi Trung Quốc tấn công thật. Sau này, họ cũng lại tin Trung Quốc, một đồng chí tốt và một láng giềng tốt, cũng sẽ không tấn công họ, dù, từ lời nói đến hành động, Trung Quốc cứ lấn hết hòn đảo này đến vùng biển nọ. Họ vẫn tin như thế.

Nên gọi sự tin tưởng ấy là gì nhỉ?

Thứ hai, qua các thay đổi trong cách nhận định về trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, chúng ta thấy rõ một số điều. Một, những người chiến thắng bao giờ cũng có tham vọng giành độc quyền viết lịch sử. Trong gần 40 năm qua, kể từ tháng 4, 1975, chính quyền Việt Nam đã giành, giành một cách triệt để và quyết liệt, sự độc quyền ấy. Họ viết lại toàn bộ lịch sử hiện đại Việt Nam. Họ nhặt sự kiện này và loại bỏ sự kiện khác. Họ tô hồng điều này và bôi đen điều khác. Họ thần thánh hóa người này và súc vật hóa người khác. Trong tham vọng ấy, họ đã gạt bỏ toàn bộ những gì liên quan đến Việt Nam Cộng Hòa trong nỗ lực bảo vệ Hoàng Sa. Gạt bỏ hoàn toàn. Nhưng kết quả ra sao? Trả lời câu hỏi ấy, chúng ta thấy rõ thêm điều thứ hai này nữa: không ai có thể vĩnh viễn chôn vùi hay xuyên tạc sự thật. Sự thật chỉ bị đè nén và giấu giếm chứ không thể bị tiêu diệt. Một lúc nào đó, nó lại xuất hiện. Và khi xuất hiện, nó đòi hỏi lịch sử phải được viết lại.

image 
Ở Việt Nam, chúng ta chỉ quen với khái niệm viết lịch sử chứ ít có dịp làm quen với khái niệm viết lại lịch sử. Trên thế giới, ít nhất với giới nghiên cứu, đó là điều hiển nhiên: Lịch sử luôn luôn được viết lại. Viết đi rồi viết lại. Viết lại rồi viết lại nữa. Hành động viết-lại lịch sử, thật ra, là một trận chiến âm thầm không phải đề giành giật sự thật mà còn để giành giật quyền lực: Người nào giành được lịch sử sẽ giành được cả tương lai.

Trong cuộc giành giật này, tôi cho cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại cũng như cộng đồng giới làm báo trên mạng, cả trong nước lẫn ngoài nước, đã có công đóng góp rất lớn. Bằng cách thường xuyên nhắc nhở đến trận chiến oanh liệt ấy. Với sự nhắc nhở ấy, cùng lúc họ làm được hai việc: Một, họ tạo nên một thứ đối-ký ức (counter-memory), nói theo chữ của Michel Foucault, tức một ký ức khác với ký ức chính thống – vốn được xem là lịch sử - mà nhà cầm quyền muốn bảo tồn. Và hai, bằng việc duy trì thứ đối-ký ức ấy, người ta cũng dần dần gây sức ép lên bộ máy tuyên truyền của nhà nước để, một mặt, họ phải công nhận, ít nhất, một phần sự thật, và mặt khác, viết lại lịch sử với một chút nhân nhượng hơn.

Nhân nhượng chứ không phải thi ân.




Nguyễn Hưng Quốc


image


Hèn nhục và tiểu nhân của ĐCS_VN
Cách tính năm, tháng, ngày, giờ theo can chi
Sớ Táo Quân 2014
Đảng đang giăng lưới bắt con cá to?
Bản điều trần trước Ủy Hội Nhân Quyền Tom Lantos
Điều trần tại Quốc hội Mỹ về tình trạng tù nhân lư...
Nhiều lời kêu gọi xuống đường nhân 40 năm hải chiế...
Buồn và lo cho nghề nhặt rác kiếm cơm
Những vần thơ của thi sĩ Sông Núi
Bản án dành cho chế độ
Những tình tiết động trời trong vụ án xử anh em Dư...
Những nghề làm thuê chỉ có ở Việt Nam
Tác dụng của chất xơ và dược thảo Diên Hồ
Huyền thoại về tượng Thương Tiếc
Người Mỹ hằng sản cũng hằng tâm
Mơ ước bình thường
Việt Dzũng: đã "đi rồi" mà vẫn nhớ vẫn thương
Ariel Sharon để lại di sản phức tạp
Người Việt 'quen sống cùng tham nhũng'
Joseph Phạm nhận tội trong vụ bắn hàng xóm
Mỹ chỉ trích TQ về Biển Đông
Những trò lừa đảo dễ mắc bẫy nhất
Người Việt trúng số 324 triệu đôla
TT_NTD tuyên bố chuẩn bị kỷ niệm cuộc hải chiến Ho...
Paris By Night 109
Để dân kỷ niệm cuộc chiến 1979
Phép màu giá bao nhiêu?
TQ không cho tàu cá nước ngoài hoạt động ở phần lớ...
Người cô ruột của Kim Jong Un đã qua đời
Thủ tướng và ngọn cờ dân chủ
Khi đảng CS: nắm chắc ngọn cờ dân chủ
Hoa Kỳ có nữ chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên bang lần đầu...
Thông báo: Lịch Tam Tông Miếu năm 2014
Có cấm được vợ sếp nhận quà?
Ai là con nợ?
Tiếp bước cha ông
Hộ chiếu của nhà văn
Hà Thanh, đoá Hương Ca xanh ngát
Những tin đồn rùng rợn về Bắc Hàn
Thư cảnh báo: Lm Giuse Nguyễn Thanh Sơn DCCT

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.