Để
tồn tại trong đời, hàng ngàn người Việt nam hiện tại phải làm những nghề nghiệp
quá nguy hại, không những cho bản thân mà ảnh hưởng cả cộng đồng, tập trung
nhiều nhất là ở các khu vực đông dân cư, ven thành phố.
Có
một nghề không mới nhưng kéo dài dai dẳng, phát sinh trong cuộc sống hàng ngày
nếu như không có sự quan tâm đúng mức của chính phủ Việt nam và tiếng nói cộng
đồng. Đó là nghề kiếm sống trên bãi rác.
Họ
là những con người ngày ngày lầm lũi cúi mặt đào bới, tìm kiếm những thứ gì có
thể đổi thành tiền trên “núi rác”.
Họ
ăn uống trên rác có ruồi nhặng bu đầy xung quanh, họ dừng bữa ăn dở khi có xe
rác đến, tất tả cầm đồ nghề, miệng vẫn còn nhai nhưng chân thì chạy, mong mình
là người chọn được nhiều rác “có giá” hơn so với đồng nghiệp.
Hầu
hết các bãi rác lớn ngoại ô thành phố từ Bắc vào Nam nước Việt đều có nhiều những
người dân quanh khu vực sống nhờ rác thải từ thành phố tập trung về. Thậm chí
có những gia đình ở quê thiếu việc làm, không ruộng đất, nhiều năm qua họ dìu
dắt nhau đi hết bãi rác này đến bãi rác nọ để hành nghề kiếm cơm từ rác.
Những
bãi rác càng lớn càng mang lại cho nhiều người miếng cơm ăn, manh áo mặc, thoát
đói nghèo tức thời.
Hàng
ngàn người ào ạt nhặt nhạnh ở một bãi rác từ hai giờ sáng, có bãi rác họ đào
móc đến tối mịt để đánh đổi sự sống còn hàng ngày cho chính họ, cho gia đình họ.
Cuộc
đời, sức khỏe tương lai của họ chắc rằng cái giá phải trả còn lớn hơn nhiều so
với những đồng tiền kiếm được từ sống chung cùng rác.Họ vẫn biết độc hại nhưng
vì miếng cơm họ đành chấp nhận, làm quen với nước rỉ mùi hôi thối nồng nặc, mùi
hóa chất xộc lên tận óc tăng dần theo nhiệt độ ngoài trời.
Nhiều
ngàn người đang đánh đổi sức khỏe mình vì sự sống còn đó, chắc họ sẽ không miễn
dịch các bệnh do tiếp xúc dài theo năm tháng cùng rác bẩn gây ra. Bệnh đường hô
hấp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh da liễu, phụ khoa, các bệnh truyền nhiễm khác từ
họ sẽ lây lan ra khu vực theo cấp số nhân là điều không tránh khỏi.
Một
trong những mầm mống sinh ra dịch bệnh cho cộng đồng là từ đây. Và trong hoàn
cảnh Việt nam thực tại, sự quá tải các bệnh viện dành cho người thu nhập thấp
chắc chắn có nguyên nhân trên không phải là nhỏ.
Nhiều
trường hợp đã chết bệnh vì rác, chết chém vì giành rác, giành quyền làm cai bãi
rác. Theo số liệu từ tổ chức khám bệnh miễn phí cho người dân mưu sinh bằng
nghề nhặt rác ở bãi Nam Sơn – Sóc sơn – Hà Nội, có kết quả 100% phụ nữ đều mắc
bệnh phụ khoa, ung thư vú, viêm nhiễm, bệnh ngoài da... Thậm chí người kiếm
sống bằng nghề bới rác ở đây bị cộng đồng khu vực tránh né, nhất là chẳng ai
muốn cùng họ nên vợ nên chồng.
Đa
số người Việt nam hiện tại thờ ơ với những nguy hại lớn ảnh hưởng xã hội nhưng
lại xôn xao, phê phán, quan tâm những chuyện rất nhỏ gần như mặc định xảy ra
hàng ngày.
Hệ
lụy từ việc sinh nhai trên bãi rác phải trả giá là quá đắt cho những người dân
hành nghề trực tiếp và cho người dân khu vực. Việc làm này, nghề này nên phải kết
thúc, không để tồn tại vĩnh viễn, cần sự quan tâm từ Chính phủ và được chia sẻ
mạnh hơn nữa từ cộng đồng.
Nên
chấm dứt sự thật: một lượng rác lớn từ thành phố chở ra bãi rác, rồi sau đó lại
có một lượng rác nhỏ hơn nhưng độc hại hơn chở ngược về thành phố. Và không ít
hàng giả, hàng nhái, chai lọ, bao bì thực phẩm được tái sử dụng từ những nguồn
rác bẩn này.
Giải
pháp giải quyết công ăn việc làm cho người dân không thể từ bãi rác. Hơn nữa
càng không nên so sánh trên thế giới vẫn còn những nước có người dân sống bằng
nghề bới rác như thói quen lập luận đổ lỗi cho đất nước vẫn còn nghèo.
Hiện
nay, nhiều nước phát triển sản xuất nhiệt điện từ rác thải. Công nghệ này có
nguồn nguyên liệu vô tận.
Các
nhà máy này góp phần giải quyết rốt ráo tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm
nguồn nước, đang ngày càng trở nên trầm trọng, đang đe dọa cộng đồng do sự bế
tắc, trì trệ, và xây dựng các nhà máy xử lý rác thải thực tế thiếu công suất,
ít hiệu quả ở Việt nam.
Việt
Nam
là nước đang thiếu điện trầm trọng cho những năm tới đây. Nên chăng Chính phủ
cần nghiên cứu, triển khai đầu tư xây dựng hàng loạt nhà máy sản xuất điện từ
rác thải của các thành phố, càng không nên quá cân nhắc hiệu quả tài chính thay
vì phải xây dựng những nhà máy sử lý rác thải vô thưởng vô phạt.
Việc
làm này mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, vừa khắc phục triệt để ô nhiểm, giảm
dịch bệnh, mang lại sức khỏe cho cộng đồng, giảm chi phí vô hình cho nhiều thế
hệ phải phòng chữa bệnh vừa đem đến công ăn việc làm chính đáng cho nhiều người
lao động.
Trên
những bãi rác, thấp thoáng hàng dài bóng người lầm lũi đang cố nhặt thêm ít gạo
nuôi gia đình, cho con ăn học.. với tâm trạng ngay ngáy lo âu bãi rác này còn
tồn tại được bao lâu khi đã quá đầy!
Văn
Toàn
Jul
17, 2012
Bãi
rác Nam Sơn, Sóc Sơn, là một trong những khu tập kết rác thải lớn nhất Hà Nội,
mỗi ngày trung bình có tới cả nghìn tấn rác của thủ đô được tập kết về đây và
hầu hết được xử lý bằng cách chôn sống. Theo quy định của ...
Mar
11, 2013
Trừ
hệ thống kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đang hồi sinh, còn nhiều dòng kênh khác đang
“chết” vì rác. Rác nhiều đến nỗi nước không chảy được, kênh biến thành ao tù,
bốc mùi hôi thối và là nơi sinh sôi của muỗi, ruồi…
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.