Trên
bình diện thế giới, có nhiều nghề nghiệp độc đáo và kỳ lạ được báo chí nói đến.
Những nghề nghiệp đó, được công nhận tại một số quốc gia có đặc thù riêng của
họ như nghề thử cần sa, nếm thử bia, thử socola hoặc đóng vai xác chết trên
truyền hình... Thậm chí, ở Trung Quốc, một số thầy thuốc đang tuyển nhân viên
cho nghề... ngửi rắm để chẩn đoán bệnh tật của bệnh nhân.
Một
thời gian dài trong lịch sử, đất nước Việt Nam chúng ta chưa có nghề nào được
liệt kê là những nghề độc đáo và kỳ lạ như các nghề nghiệp được báo chí nhắc
đến ở trên. Gần đây, ở đất nước Việt Nam xuất hiện một nghề mới: Nghề
phá đám tang.
Nghề mới xuất hiện
Có
lẽ, ngay từ buổi đầu của nhà nước Việt Nam 1945, mọi người dân Việt Nam dù qua
mấy ngàn năm dưới mọi thời đại từ phong kiến, đến thực dân, chẳng ai có thể
nghĩ được rằng sẽ có một ngày nghề mới này lại xuất hiện trên đất nước Việt Nam.
Sở
dĩ không ai có thể tưởng tượng được, bởi qua hàng ngàn năm văn hiến, người Việt
Nam
vốn được dạy dỗ rằng phải tôn trọng người chết cũng như người sống. Người dân
Việt vốn được dạy dỗ rằng “Nghĩa tử là nghĩa tận” rằng “sống cậy nhà già cậy
mồ”... để nhắc nhở người đời tôn trọng vong linh kẻ chết. Và thật là thất đức
và tai ngược khi xâm phạm mồ mả, vong linh kẻ chết. Thái độ của người sống
trước người chết, là thước đo nhân cách và đạo đức của chính họ.
Do
vậy, khi nghề “Phá đám tang” được hình thành và phát triển ở Việt Nam, nhiều
người không tin nếu không nhìn thấy tận mắt, không tưởng tượng được nếu suy
đoán theo lý lẽ cuộc đời và đạo đức con người bình thường.
Nhưng,
thực tế nó đã xảy ra và ngày càng nhiều dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng Sản Việt
Nam .
Bởi không nói thì ai cũng biết, nếu không có sự “lãnh đạo tuyệt đối của đảng,”
thì đã là con người sinh ra cái đầu trên cổ, trái tim trong lồng ngực, có cho
vàng cũng ít ai dám hành nghề này.
Một vài điển hình
Không
chỉ đến hôm nay, nghề phá đám tang mới phát triển mà có lẽ từ cách đây hơn chục
năm. Năm 2002, trong đám tang Trung Tướng Trần Ðộ - một vị tướng đã suốt đời đi
theo Ðảng Cộng Sản - đám tang đã rất nổi tiếng với những trò phá phách thể hiện
sự “quang vinh” “vô địch” và “tài tình” của “đảng ta.”
Ở
đám tang đó, đảng đã chỉ đạo ngang nhiên bỏ câu “Vô cùng thương tiếc” có sẵn
trước bức tường trong nhà tang lễ đặt thi hài người quá cố. Ở đám tang đó, tất
cả những người đến viếng không được ghi chức danh trung tướng của ông Trần Ðộ
trên băng tang. Những vòng hoa đến viếng, kể cả của ông Võ Nguyên Giáp cũng
không được viết chức danh của người viếng và của người chết như ý muốn. Thậm
chí, ở đó người chết còn bị Vũ Mão, thay mặt đảng, Quốc Hội, nhà nước đọc bản “Ðiếu
văn kiểm điểm” trước khi được đưa đi chôn.
Thế
rồi, những đám tang bị phá như vậy xuất hiện ngày càng nhiều từ đó đến nay và
xuất hiện không chỉ một nơi, một cấp và mức độ tàn bạo, bất nhân thì cứ theo đà
“năm sau cao hơn năm trước.”
Ðã
có hàng đoàn hàng lũ công an, cảnh sát các loại đánh đập người đưa tang, cướp
xác một người dân Cồn Dầu rồi đưa đi vứt vào một chỗ nào đó mà tang chủ không
hề được biết để nhằm mục đích cướp đất nghĩa địa, làng mạc có từ hàng trăm năm
nay ở Cồn Dầu, Ðà Nẵng.
Người
ta chứng kiếm đám tang mà công an dày đặc, xe công an lạng lách, chèn ép người
đi đưa tang nhằm gây tai nạn cho họ ở đám tang ông Trịnh Xuân Tùng, người bị
tên trung tá công an đánh cho gãy cổ đến chết và được xử 4 năm tù.
Người
ta chứng kiến những đám tang bị cướp giật băng rôn, bị xông vào ép tang chủ cho
làm ban tổ chức, bị người lạ xông vào khống chế tang chủ như đám tang mẹ Phạm
Thanh Nghiên ở Hải Phòng.
Người
ta thấy một điều: Hầu như, những đám tang bị phá nhiều nhất, quyết liệt nhất,
bất nhân nhất lại chính là những đám tang của những người đã từng góp phần máu
xương, sức lực xây nên chế độ này.
Sau
ông Trần Ðộ, một lão tướng với những chức vụ cao cấp trong hàng ngũ Cộng Sản đã
bị phá đám tang, ông Lê Hiếu Ðằng, phó chủ nhiệm Hội Ðồng Tư Vấn về Dân Chủ và
Pháp Luật thuộc Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. Từng giữ nhiều
chức vụ trong hệ thống chính trị này, nhưng khi chết đã được “sự quan tâm đến
mức cao nhất” dù đám tang được tổ chức trong chùa. Các băng tang bị giật, bị
phá và những người tham dự lễ tang bị làm khó dễ, những tên côn đồ ngang nhiên
phá đám tang trước mắt mọi người. Và hẳn nhiên ai cũng biết những tên côn đồ đó
đều thuộc về đảng CSVN.
Rồi
đám tang ông Trần Lâm, một luật sư, từng là một “đồng chí Cộng Sản.” Nhưng đám
tang đã bị giật băng tang và phá rối bởi đám mật vụ vô nhân tính.
Và
mới đây nhất, hôm 12 tháng 1, 2015, một người Cộng Sản đã ra đi và đám tang
tiếp tục bị phá phách: Bà Hoàng Thị Ái Hoát (phu nhân nguyên ủy viên trung ương
đảng, nguyên bộ trưởng, cựu đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Liên Xô
Nguyễn Hữu Khiếu).
Trong
điếu văn đọc trong đám tang của bà, ông bí thư đảng không ngần ngại nói rằng:
Ðồng chí Hoàng Thị Ái Hoát đã là một đảng viên cống hiến đến hơi thở cuối cùng
với mấy chục năm tuổi đảng. Ðồng chí đã để lại cho đất nước những người con
trưởng thành được đào tạo, giáo dục tốt...
Thế
nhưng, những lời lẽ đó vẫn có thể đọc trơn tru khi đám tang của “đồng chí” đã
được các “đồng chí” tìm cách phá ngay từ đầu. Thậm chí, ngay trước linh cữu của
“đồng chí” một “đồng chí” hóa trang ra giật phá các băng tang viếng “đồng chí”
một cách trắng trợn thì chỉ có những người Cộng Sản mới làm được.
Thế
mới hiểu nghĩa tình và “đạo đức cách mạng” của những người Cộng Sản với nhau ra
sao.
Ngay
từ khi bước vào cổng khu vực nhà tang lễ, bất cứ ai muốn mua vòng hoa, muốn ghi
băng tang vào viếng đều được những người lạ mặt chỉ đạo được làm, được viết và
được bán hay không. Nhiều bạn bè, tổ chức dân sự, hội đoàn muốn mua vòng hoa
tang, viết băng tang đã không thể thực hiện được. Ðơn giản chỉ là vì không ai
nghĩ rằng “đảng ta” lại “đạo đức văn minh” đến mức đó.
Thậm
chí, một số vòng hoa khi mang vào tận nhà tang lễ, một đám người không rõ là ai
nhưng ai cũng biết là ai đã ngang nhiên xông vào giật phá các băng tang như chỗ
không người, ngay trước linh cữu.
Một
tên đã khá già, xông lại giật chiếc băng tang trước linh cữu “đồng chí” của hắn
đang nằm đó. Khi bị chất vấn, hắn bảo “tôi là người của ban tổ chức.” Nhìn hành
động của hắn, tôi không kìm được sự phẫn nội. Tôi nói với hắn: “Cỡ mày, chết
thì chó nó không thèm đến tha đi chứ chưa cần nói đến chuyện viếng.” Ðến khi về
một người bạn nói rằng: Anh này trước đây, năm 2007 đã là thượng tá công an
(?). Thế mới lạ, Ban tổ chức đám tang lại có cả công an?
Những
kẻ hành nghề này, không cần nói, thì ai cũng biết họ là ai. Họ hành nghề đó
cách lén lút hoặc ngang nhiên, họ hành nghề bằng cách bất chấp sự kiêng dè, húy
kỵ... họ hành nghề say mê và tự tin về một sự bảo kê bằng thứ luật pháp dùng để
trả thù và cấp bậc, lương thưởng, chức vụ...
Côn đồ điều hành nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng?
Những
đám tang của ông Trần Ðộ, bà Hoàng Thị Ái Hoát được tổ chức tại nhà tang lễ số
5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, đó là là nhà tang lễ của Bộ Quốc Phòng.
Hẳn
rằng, khi các gia tang nhắm chọn nơi này để tổ chức đám tang, ngoài sự thuận
tiện, thì họ cũng còn chút nào đó yên tâm về một nhà tang lễ do Bộ Quốc Phòng
quản lý, sẽ được an toàn và người quá cố được yên tĩnh sớm siêu sinh tịnh độ
sau khi từ giã cõi trần. Thế nhưng, ở đây lại khác.
Những
kẻ không trang phục, không cấp hiệu, không dám xưng chức danh, mà nếu nhìn vào
như một đám du thủ du thực đã điều hành nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng này.
Bất
chấp luân lý, luật pháp những người này ngang nhiên cướp, phá, giật xé những
vòng hoa viếng, đánh người vô cớ ngay trước mặt hàng loạt sĩ quan, chiến sĩ
quân đội đang làm nhiệm vụ ở đây. Nhưng tất cả họ đều bất lực.
Nhìn
những hành động này, tôi nói với một sĩ quan cấp tá ở đây: “Tôi không rõ, đây
là nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng, tại sao đám côn đồ này lại ngang nhiên điều hành
và hành động bất chấp luật pháp với người dân mà các sĩ quan không ai có ý kiến
gì là sao. Tại sao Bộ Quốc Phòng lại bất lực?” Anh ta trả lời: “Vâng, chúng tôi
sẽ lưu ý vấn đề này.”
Gieo nhân để chờ gặt quả, trông mặt mà bắt hình dong
Trên
một trang mạng của một dư luận viên giấu mặt, những hình ảnh bị cắt dán nhằm vu
cáo những người đến viếng tang. Chẳng ai lạ gì trò hèn hạ đê tiện và rẻ tiền
này xuất phát từ đâu. Nhưng, có một câu khá hay như sau: “Người xưa dạy ‘Nghĩa
tử là nghĩa tận’. Bởi thế, thái độ của con người trước cái chết, trước nỗi bất
hạnh của người khác, luôn phản ảnh trình độ giáo dục và nền tảng đạo đức của
con người ấy.”
Ðọc
câu này, tôi nghĩ rằng nếu mấy sĩ quan hôm nay phá tang lễ kia đọc được, chắc
hẳn như bị một thùng nước đá vào đầu.
Và
tôi chợt nhớ ra một điều: Thì ra, không phải họ không biết những điều sơ đẳng
này. Hẳn rằng họ không thể không biết việc phá phách đám tang, xúc phạm người
quá cố, mồ mả và những việc linh thiêng là điều tối kỵ trong đạo đức làm người.
Ðiều tôi thắc mắc là không hiểu tại sao họ vẫn biết, và họ vẫn làm?
Thế
rồi, đọc lại những thông tin về những sự việc đã qua, người ta mới thấy rằng,
họ có một lý do để bao biện cho hành vi phản đạo đức và lương tri của mình, đó
là: Lệnh trên.
Lệnh
trên, là lý do mà ông Vũ Mão dùng để biện minh cho cái “điếu văn kể tội” trước
tang lễ ông Trần Ðộ. Thậm chí, ông ta còn tự hào “tôi là nghị sĩ đóng vai nghệ
sĩ bất đắc dĩ” và coi như đó là lý do để biện minh cho hành động của mình.
Than
ôi, ông Vũ Mão chẳng lẽ không biết rằng, dù là lệnh trên, dù là thể chế, dù là
tập thể hay gì gì đi nữa ra lệnh cho ông thì ông vẫn nên nhớ rằng ông vẫn là
một Con-Người. Ông vẫn có một khối óc riêng, một trái tim riêng để xem xét và
đánh giá hành động của mình đúng, sai, phải, trái. Do đó, ông sẽ phải chịu
trách nhiệm cá nhân về hành động của mình.
Và
hôm nay, hay ngày mai cũng vậy, những kẻ đã tự ngậm dầu vào miệng để thổi lửa,
hẳn sẽ có ngày cháy ngay miệng mình.
Còn
với một chế độ do đảng lãnh đạo tuyệt đối, mà khai sinh một nghề mới: “Nghề phá
đám tang” thì xét theo chiều dọc lịch sử và chiều ngang thế giới, hẳn tự nó đã
nói lên tầm vóc của đảng, nói lên sự “quang vinh, trí tuệ, khoa học và sáng
suốt tài tình” ra sao.
Hà
Nội, ngày 14 tháng 1, 2015
J.B Nguyễn
Hữu Vinh
*****
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.