Area 51 được xem là
dự án quân sự tối mật nhất của quân đội Mỹ, được tiến hành trong một căn cứ tại
Nevada. Mặc dù đã có nhiều thông tin được tiết lộ về những gì Mỹ nghiên cứu và
chế tạo tại Area 51, tuy nhiên đó mới chỉ là một phần của câu chuyện. Có những
dự án khoa học mà Mỹ không ngần ngại bỏ ra cả núi tiền, nhằm phát triển sức mạnh
quân sự và khẳng định vị thế cường quốc quân sự số 1 thế giới.
1. Dự án Nutmeg
Toàn bộ khu vực Test
Site Nevada với diện tích 1.800 km2.
Dự án Nutmeg là một
những những dự án quân sự tối mật của quân đội Mỹ, với mục đích là tiến hành cuộc
thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên trên đất Mỹ. Trước đó, quân đội Mỹ đã từng
tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân trên biển Thái Bình Dương. Tuy nhiên việc
thử nghiệm tại Thái Bình Dương gặp nhiều cản trở trong việc vận chuyển và giữ
bí mật. Do đó mà quân đội Mỹ cần phải cấp bách tìm một địa điểm để tiến hành thử
nghiệm, một địa điểm bí mật trên đất Mỹ.
Cuối cùng, một sa mạc
hoang vắng tại Nevada với diện tích 1.800 km2 đã được lựa chọn, mà sau này được
biết đến với cái tên Test Site Nevada. Đây chính là một căn cứ huấn luyện quân
sự trong Thế chiến thứ II và đã bị bỏ hoang. Sau đó các nhà khoa học nguyên tử
hàng đầu của Mỹ đã tập trung về đây để tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm vũ
khí hạt nhân. Sau này Area 51 cũng là một căn cứ quân sự được thành lập từ dự
án Nutmeg.
2. Dự án Aquiline
Nhìn thấy tầm quan
trọng và tính chiến lược của những thiết bị bay không người lái trong chiến
tranh, Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu và chế tạo những chiếc UAV từ năm 1960 trong dự
án Aquiline. Dự án Aquiline chính là tiền thân của những chiếc Predator của
quân đội Mỹ hiện nay.
Dự án Aquiline đầu
tiên đã chế tạo thành công một máy bay không người lái có hình dáng giống một
con diều hâu, được trang bị camera tầm xa và các thiết bị radar, giám sát điện
tử. Nhiệm vụ đầu tiên của dự án Aquiline là do thám một căn cứ quân sự bí mật của
Liên Xô trên vùng biển Caspian. Sau khi thực hiện thành công nhiệm vụ đầu tiên,
các máy bay không người lái tiếp tục được cải tiến bởi quân đội Mỹ, mặc dù dự
án Aquiline từng bị hủy bỏ bởi CIA do không tin vào tính khả thi của dự án này.
3. Dự án mô phỏng
Ornithopter và sử dụng động vật để trinh sát
Ornithopter cũng là
một dự án nhắm nghiên cứu và chế tạo máy bay không người lái giống như dự án
Aquiline. Nhưng thay vì những chiếc máy bay dễ bị phát hiện, các nhà khoa học của
quân đội Mỹ muốn chế tạo những chiếc máy bay mô phỏng theo cách đập cánh của
các loài chim, giúp chúng có thể giả dạng thành những loài động vật vô hại. Ý
tưởng là tạo ra những máy bay không người lái giống một con chim bồ câu hay một
con quạ có thể bay bằng cách đập cánh trong không trung, sau đó chúng có thể đậu
trên những cành cây hoặc dây điện và sử dụng camera trong mắt để ghi lại hình ảnh
căn cứ của đối phương.
Mặc dù chưa thành
công, nhưng các nhà khoa học tiếp tục ý tưởng tạo ra những cỗ máy có kích thước
chỉ nhỏ bằng con chuồn chuồn để có thể do thám xâu hơn vào căn cứ địch. Tuy
nhiên dự án này vẫn chưa một lần thành công.
Sau đó, từ bỏ dự án
Ornithopter, quân đội Mỹ tiếp tục với dự án sử dụng động vật để trinh sát do
CIA đảm nhiệm. Trong đó, quân đội Mỹ đã đặt những chiếc camera nhỏ trên cổ những
con chim bồ câu và thả chúng bay vào căn cứ địch để do thám, tuy nhiên kết quả
là những chiếc camera còn quá nặng khiến những con chim không thể bay được
quãng đường xa. CIA cũng phát triển dự án Acoustic Kitty, mà đặt thiết bị nghe
lén lên những con mèo để do thám. Nhưng kết quả cũng không khả quan khi chúng
thường chạy đi khắp nơi để tìm kiếm thức ăn thay vì làm đúng nhiệm vụ được
giao.
4. Dự án 57
Trong khi tiến hành những
nghiên cứu và thử nghiệm đối với vũ khí hạt nhân, quân đội Mỹ đồng thời cũng tiến
hành nghiên cứu các tác động của chất phóng xạ plutonium gây ra sau một vụ nổ hạt
nhân. Dự án 57 được tiến hành với mục đích này, quân đội Mỹ đã lựa chọn một khu
vực bên trong Test Site Nevada được gọi là Arena 13 để tiến hành thử nghiệm.
Một vụ nổ hạt nhân
được tái hiện lại, với hàng ngàn chiếc chảo được phun một lớp nhựa dính mà sẽ bắt
dính lấy các hạt phóng xạ plutonium, cùng với đó là 100 con chó săn và 10 con cứu
để thử tác hại của phóng xạ với cơ thể sống. Kết quả thử nghiệm cho thấy 895 mẫu
vuông bị ô nhiễm, plutonium cũng khiến cho các loài vật sống bị chết nếu hít phải,
trong khi chất phóng xạ này tồn tại hơn 20.000 năm mới bị phân hủy hết. Dự án
57 bị dừng lại sau cuộc thử nghiệm đó, và khu vực 13 không bao giờ được làm sạch
phóng xạ, cho đến nay nó vẫn bị rào chắn và không ai được phép đi vào.
5. Dự án Freezelove
Tảng băng khổng lồ tại
Greenland nơi bị nhiễm phóng xạ sau vụ tại nạn của chiếc B52G.
Đây không hẳn là một dự án
khoa học quân sự của quân đội Mỹ, mà nó giống một nhiệm vụ bất khả thi. Năm
1968, một chiếc máy bay ném bom B52G trong một nhiệm vụ bí mật trên Greenland
đã gặp tai nạn khiến động cơ bị cháy và các phi công phải nhảy dù ra khỏi chiếc
máy bay. Sau đó chiếc B52G đâm vào tảng băng lớn ở Greenland và khiến ít nhất 3
quả bom nguyên tử phát nổ, khiến cho phóng xạ plutonium, tritium và uranium lan
rộng khắp nơi. Bên cạnh đó còn một quả bom nguyên tử rơi vào lớp băng mà chưa
phát nổ.
Quân đội Mỹ đứng trước
dự án 57 trong thực tế, mặc dù họ đã thử nghiệm tình huống này trước đó nhưng
thực tế quân đội Mỹ chưa chuẩn bị điều gì để xử lý tình huống này. Sau đó quân
đội Mỹ đi đến một quyết định là thuê một nhóm các nhà khoa học để thực hiện nhiệm
vụ bất khả thi này. Họ được gọi là Freezelove với nhiệm vụ làm sạch phóng xạ và
tìm ra quả bom còn lại. Với nhiệt độ -50 độ C và gió thổi 160km/h, nhóm đặc nhiệm
này đã không thể khôi phục quả bom còn lại vì nguy cơ phát nổ bất cứ lúc nào.
Tuy nhiên mức độ phóng xạ đã giảm 50%, nhiệm vụ này đã được thực hiện trong
vòng 8 tháng. Và danh tính những người tham gia chưa bao giờ được quân đội Mỹ
tiết lộ.
6. Dự án Kiwi
Vào năm 1960, Mỹ
đang tiến hành dự án đưa con người lên Mặt trăng. Tuy nhiên có một dự án bí mật
khác còn tham vọng hơn được tiến hành cùng lúc đó, mà rất ít người biết đến. Dự
án mang tên Kiwi được tiến hành tại căn cứ Area 25, một khu vực gần Area 51. Do
các nhà khoa học của NASA và AEC chịu trách nhiệm, nhằm mục đích đưa con người
lên sao Hỏa bằng một tên lửa hạt nhân.
Tên lửa Orion sẽ sử dụng động
cơ hạt nhân, để xả khí sau phản ứng phân hạch urani giúp tạo ra lực đẩy cho tên
lửa. Trong quá trình phóng, tên lửa có thể nóng tới 2.000 độ C và nó phải được
làm mát bằng hydro lỏng.
Các nhà khoa học tại
Los Alamos muốn đánh giá hậu quả xấu nhất nếu xảy ra tai nạn khiến họ mất kiểm
soát động cơ hạt nhân tên lửa này. Do đó một dự án thử nghiệm đã được tiến hành
với việc để cho một động cơ hạt nhân nóng đến 4.000 độ C và phát nổ. Nó gây ra
một vụ nổ không khác gì một quả bom nguyên tử với lượng phóng xạ phát ra có thể
khiến bất kỳ ai đứng trong bán kính 30m chết ngay lập tức.
Tuy nhiên sau đó,
khi một tên lửa hạt nhân được chế tạo thành công với tên gọi Phoebus được thử
nghiệm. Nó đã trở nên quá nóng và không thể kiểm soát được gây ra một vụ nổ
phóng xạ kinh hoàng nhất. Dự án này bị dừng lại sau thất bại đó và không một ai
nhắc lại về việc chế tạo những chiếc tên lửa sử dụng động cơ hạt nhân nữa.
7. Dự án
Kempster-Lacroix
Một trong những dự án quân
sự được biết đến tại Area 51 là chế tạo máy bay tàng hình. Trong quá trình
nghiên cứu dự án này, các nhà khoa học đã tìm rất nhiều cách để những chiếc máy
bay trở nên vô hình trước radar, tuy nhiên công nghệ lúc bấy giờ vẫn chưa thể
giúp hoàn thiện khả năng này. Những chiếc máy bay tàng hình đầu tiên là thế hệ
Oxcart đã được chế tạo thành công, tuy nhiên nó vẫn chưa thực sự tàng hình và vẫn
bị phát hiện bởi radar trong nhiệm vụ trinh sát tại Cuba.
Sau đó, một dự án
mang tên Kempster-Lacroix mở ra hy vọng cho những chiếc máy bay tàng hình của Mỹ.
Các nhà khoa học của dự án này đã đưa ra ý tưởng trang bị hai khẩu súng
electron lớn trên máy bay. Khi bay vào không phận địch, khẩu súng electron này
sẽ bắn ra đám mây ion rộng khoảng 7m bao phủ máy bay. Nó có tác dụng hấp thụ
sóng radar từ mặt đất khiến cho chiếc máy bay tàng hình trên màn hình radar.
Những chiếc máy bay
tàng hình Oxcart đã được nâng cấp theo dự án Kempster-Lacroix và nó thực sự đã
hoạt động. Radar không thể phát hiện ra các máy bay này trên bầu trời. Tuy
nhiên có một vấn đề là các bức xạ phát ra từ hai khẩu súng có thể làm ảnh hưởng
tới sức khỏe của phi công. Sau khi nhận ra rằng các phi công có thể bị chết vì
các bức xạ này, dự án đã bị hủy bỏ.
8. Dự án Teak và
Orange
Mỹ đã tiến hành rất
nhiều vụ thử vũ khí hạt nhân trong Chiến tranh Lạnh, tuy nhiên không có vụ thử
nghiệm nào điên rồ và táo bạo bằng dự án Teak và Orange. Teak và Orange là tên
gọi của hai quả bom nguyên tử 3,8 megaton (tương đương với 3,8 triệu tấn thuốc
nổ TNT). Được tiến hành thử nghiệm bằng cách cho nổ phía trên bầu khí quyển,
cách mặt đất 45km và 90km, tại quần đảo Johnston Atoll cách 1200km về phía Tây
của Hawaii.
Quân đội Mỹ cho biết
cuộc thử nghiệm này nhằm xác định thiệt hại có thể xảy ra nếu Liên Xô thực hiện
điều tương tự. Một vụ nổ bom nguyên tử trên bầu khí quyển là rất khó phát hiện,
tuy nhiên để sức công phá vẫn đủ lớn thì khối lượng quả bom cũng phải lớn hơn rất
nhiều lần.
Các nhà khoa học sau
khi quan sát thử nghiệm này ghi chép lại rằng, một quả cầu lửa khổng lồ xuất hiện
trên bầu trời. Ánh sáng mà nó phát ra có đủ năng lượng để đốt cháy võng mạc và
khiến những người đứng trong bán kính 360km bị mù ngay lập tức. Đám mây bụi
phóng xạ sau vụ nổ phủ kín bầu trời với bán kính 3300km. Nó khiến cho toàn bộ
thiết bị điện tử, liên lạc vô tuyến ngừng hoạt động. Các nhà khoa học còn cho rằng
có thể vụ nổ đã gây ra một lỗ thủng trên tầng ozone.
9. Thử nghiệm vụ nổ
hạt nhân trong không gian
Sau dự án thử nghiệm
Teak và Orang, quân đội Mỹ tiếp tục tham vọng của mình khi muốn thử một vụ nổ hạt
nhân trong không gian. Dự án này có tên gọi Argus, trong đó quân đội Mỹ sử dụng
tên lửa đẩy X-17 để đưa quả bom hạt nhân vào trong không gian.
Tuy nhiên vì sao Mỹ
muốn thử nghiệm một vụ nổ như vậy. Các nhà khoa học sau này cho rằng, một vụ nổ
bom hạt nhân trong từ trường của Trái đất (phía trên bầu khí quyển), có thể tạo
ra những xung điện từ cực mạnh khiến cho các hệ thống điện tử, máy tính, liên lạc,
đường dây điện ngừng hoạt động. Đó là ý tưởng để chế tạo bom xung điện từ sau
này, đánh vào hạ tầng cơ sở của đối phương.
Kết quả của cuộc thử
nghiệm không như mong đợi, khi các xung điện từ là quá yếu và không đủ để làm sập
các hệ thống điện tử trên mặt đất.
listverse
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.