Một
người biểu tình đốt cờ Trung Cộng ở Manila .
Hà Nội dường như dang rộng vòng tay với với các quốc gia khác cùng chí hướng
như Philippines
nhằm ngăn chặn sự lấn lướt của Bắc Kinh trên biển Đông.
Năm
2014 chứng kiến mối bang giao Hà Nội – Bắc Kinh rơi xuống mức thấp nhất trong
nhiều thập kỷ, và chưa khi nào, lời kêu gọi lãnh đạo đất nước thoát khỏi cái
bóng của Trung Cộng từ người dân Việt Nam lại mạnh mẽ đến vậy.
Cuộc
đối đầu trên mọi mặt trận giữa hai quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản, kéo dài
suốt gần hai tháng trời giữa năm nay, chỉ ngưng lại, sau khi Trung Cộng rút
giàn khoan dầu khổng lồ khỏi nơi mà Việt Nam tuyên bố là thềm lục địa của mình.
Nhưng
theo nhận định của các nhà quan sát, cho tới nay, sóng ngầm vẫn còn lan tỏa
trong mối bang giao từng được coi là “môi hở, răng lạnh”, dù Trung Cộng đã tìm
cách “khôi phục lòng tin” với Việt Nam để đưa quan hệ “đi đúng hướng”.
Ông
Dương Danh Dy, nhà nghiên cứu kỳ cựu về Trung Cộng, cựu tổng lãnh sự Việt Nam
tại Quảng Châu nói về “tham vọng
bá quyền” của Bắc Kinh, và ông cho rằng có thể “sẽ còn nhiều chuyện còn xấu
hơn” cả vụ giàn khoan gây tranh cãi trong tương lai.
Giới
phân tích cho rằng, sau cú sốc nhận được từ “người đồng chí khổng lồ” ở phương
bắc, Hà Nội dường như đã "tỉnh mộng" và dang rộng vòng tay với với
các quốc gia khác cùng chí hướng như Philippines nhằm ngăn chặn sự lấn lướt của
Bắc Kinh trên biển Đông.
Ông
Roilo Golez, cựu dân biểu đồng thời từng là cố vấn an ninh quốc gia của chính
phủ Philippines, quốc gia đã đưa Trung Cộng ra Tòa trọng tài Quốc tế, nhận định Manila và Hà Nội có nhiều điểm tương đồng trong tuyên bố
chủ quyền.
Ông
Golez nói: “Chúng ta có thể cùng phối hợp nỗ lực tại tòa. Nếu chúng ta nhận
được quyết định tích cực từ Tòa án Quốc tế về luật biển (ITLOS), thì tôi nghĩ Trung
Cộng sẽ phải đối mặt với sức ép lớn từ cộng đồng quốc tế về việc phải tuân thủ
phán quyết của ITLOS. Nếu không, họ sẽ vấp phải sự chỉ trích của quốc tế”.
Thay
vì có hành động pháp lý đối với Bắc Kinh như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng lên
tiếng, cũng như bất chấp lời kêu gọi của các nhân sĩ, trí thức về việc phát huy
"thế mạnh chính nghĩa" của Việt Nam, Hà Nội mới chỉ ‘bày tỏ lập
trường’ tới Tòa này về vụ Philippines kiện Trung Cộng để “bảo vệ các quyền và
lợi ích pháp lý của mình ở Biển Đông”.
Dù
cũng có ý kiến chỉ trích rằng Việt Nam không dám làm mếch lòng Trung Cộng, một
số nhà phân tích cho rằng Hà Nội đã khôn ngoan khi “đi cửa hậu”, giúp Hà Nội
“có cơ hội được trình bày lý lẽ của mình”.
Trong
bối cảnh Trung Cộng có nhiều hành động mạnh mẽ khẳng định chủ quyền trên biển
Đông, Việt Nam
cũng củng cố quan hệ, nhất là về quân sự, với Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ.
Trong
những tháng cuối năm 2014, Washington
dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Hà Nội “nhằm tăng cường
an ninh và trinh sát trên biển”.
Theo
các nhà quan sát, quyết định của Washington cho thấy sự tin cậy chiến lược giữa
hai nước trong khi Mỹ theo đuổi chính sách xoay trục về châu Á giữa lúc Trung
Cộng đang trỗi dậy.
Ít
lâu sau đó, một tù nhân lương tâm từng được Tổng thống Obama nêu tên, blogger
Điếu Cày, đã được trả tự do, khiến nhiều người cho rằng Hà Nội đang sử dụng các
tù nhân làm con bài mặc cả với Mỹ.
Trợ
lý Ngoại trưởng Mỹ Tom Malinowski từng tuyên bố rằng phía Mỹ muốn mối bang giao
với Hà Nội “sâu sắc và bền vững hơn như các mối quan hệ đối tác của Mỹ với các
bạn hữu và các đồng minh thân thiết nhất ở châu Á, châu Âu cũng như những nơi
khác”.
Tuy
nhiên, nhà ngoại giao này nói thêm rằng Hoa Kỳ không muốn "quan hệ đổi
chác" với Việt Nam .
Ông
Malinowski nói: “Hiện có một cơ hội lịch sử để xây dựng một mối quan hệ gần gũi
hơn nhiều giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nhưng chúng tôi không muốn đó là một mối quan
hệ đổi chác, tức là chúng tôi đến với Việt Nam khi chúng tôi cần họ vì một cái
gì đó và phía Việt Nam đến với chúng tôi khi họ cần chúng tôi vì một cái gì đó”.
Trợ
lý Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh rằng mối quan hệ Hà Nội – Washington cần phải “dựa trên những giá trị
chung”, và đó là lý do vì sao Hoa Kỳ “nhấn mạnh rất nhiều tới vấn đề nhân
quyền”.
Tuy
nhiên, trong hai tháng cuối năm 2014, Hà Nội đã bắt giữ một số blogger, và dù
Mỹ đã lên tiếng kêu gọi Việt Nam thả họ ngay lập tức, chính quyền trong nước
lại bắt thêm một người viết blog khác.
Tân
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam , ông
Ted Osius, đã tới Việt Nam
nhận nhiệm sở trong tháng này. Nhà ngoại giao kỳ cựu này từng tuyên bố
rằng ông sẽ “thẳng thắn và trực tiếp nói với các lãnh đạo ở Hà Nội rằng việc
chính phủ Việt Nam tôn trọng nhân quyền sẽ làm cho họ mạnh hơn, chứ không phải
yếu đi, đồng thời tiềm năng của mối quan hệ đối tác cũng sẽ phát triển”.
Với
tuyên bố mới đây của cả Bộ trưởng Bộ Công an và Quốc phòng Việt Nam về việc
phải quản lý chặt vấn đề an ninh mạng trong năm 2015, nhiều người cho rằng
những người có tiếng nói trái chiều trong nước, nhất là các blogger và
Facebooker, sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức từ chính quyền trong năm mới.
Chưa
rõ là những động thái mạnh tay vừa qua của chính quyền Hà Nội sẽ tác động ra
sao tới bang giao Mỹ - Việt.
Theo
quý vị, quan hệ Việt – Trung sẽ đi về đâu trong năm 2015? Liệu Việt Nam có sử dụng
‘con bài’ nào đó trong cuộc mặc cả với Mỹ?
*****
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.