Một
ngày trước khi Tổng thống Barack Obama đọc bài diễn văn về Tình hình Liên bang
(State of the Union, SOTU), trên một cột báo bạn, người viết đã báo trước nhiều
khoảng trống về tình hình đối ngoại của Hoa Kỳ ("Diễn Văn Về Tình Hình Thế
Giới - Những lỗ hổng trong diễn văn của Tổng thống Mỹ về Tình hình
Liên bang", Người Việt Ngày 150120).
Nước Mỹ của Obama, đẹp như
Dysneyland
Lo
thay, những dự đoán ấy lại không sai!
Sở
dĩ đoán vậy vì biết Obama sẽ nhân một số thành quả kinh tế biểu kiến để tự ký
giấy ban khen. Và bất chấp thực tế chính trị là đảng Cộng Hoà đối lập đã kiểm
soát lưỡng viện Quốc hội, ông tiếp tục cải tạo xã hội Mỹ - với ý nghĩa của
người Hà Nội về chữ "cải tạo" - và bốn lần đòi phất quyền phủ quyết.
Danh
bất hư truyền, Obama vẽ ra một nước Mỹ siêu thực và còn tung ra ý lạ là
"kinh tế học trung lưu", middle class economics. Bài này sẽ tập
trung vào chuyện đó.
Nhưng
trước hết, để bảo vệ sự khách quan trong cách nhận định của chúng ta, xin giới
thiệu phần đánh giá của tổ chức độc lập Factcheck.org, thuộc Trung tâm
Annenberg về Chánh sách Công quyền của Đại học Pennsylvania được viết ngay hôm
sau 21. Tìm lên đó, độc giả có sự đối chiếu thực hư và những phóng đại trong
bài diễn văn hôm 20 vừa qua. Nhiều lắm, kể ra thì hết cột báo!
Các
chính khách - ở cả hai đảng tại Hoa Kỳ hay tại nhiều xứ khác - thường có trong
tay hai vật bất ly thân. Cái ống đu đủ để thổi phồng thành tích và cái chổi chà
để quét xuống thảm những thất bại của mình. Thảm nhất là khi người dân ít biết
mà cứ nghe truyền thông không hiểu biết hoặc có gian ý làm máy khuếch tán sự
dối trá.
Trở
lại với lý luận của Tổng thống Mỹ về thành phần trung lưu, chúng ta nên đi vào
thực tế.
Về
bối cảnh, những ai soạn diễn văn cho Obama đều rất giống chủ, họ lao vào chính
trị mà chưa từng sinh hoạt trong đời thường, là phải kiếm ăn, có khi mất việc
hoặc vỡ nợ. Khi được dân trao cho cái ấn, họ có chung một nét là trừu tượng hóa
các vấn đề phức tạp thành khái niệm đơn giản, rồi xào nấu các khái niệm ấy
thành một chuỗi lý luận có vẻ hợp lý.
Họ
đi theo con đường của hai trí thức Thế kỷ 19 là Karl Marx và Friedrich Engels
để vẽ ra dự án cách mạng. Khác với hai nhân vật trên đây, vốn tung khẩu hiệu
đấu tranh cho giai cấp vô sản, Obama nói đến giai cấp cao hơn, là thành phần
trung lưu, vì vô sản đã... tiêu vong trong xã hội tư bản. Hoặc đã thành hữu sản
và là thành phần trung lưu. Nhân đây, hãy so cách sống của "dân
nghèo" tại Hoa Kỳ với giới "trung lưu" của thiên hạ thì mình
thấy. Họ sống rất khá!
Vì
không đi vào thực tế, Obama và ban tham mưu ưa vẽ voi bên cạnh mới cóc biết vài
sự thật sau đây. Thảng hoặc như có biết thì lại biết hươi chổi mà quét ngay vào
bóng tối nên chẳng hiện ra trong bài diễn SOTU.
Số
là cơ quan khảo sát Hoa Kỳ (US Census Bureau) cho biết nước Mỹ có chừng sáu
triệu doanh nghiệp, là những tác nhân kinh tế tạo ra việc làm và trả lương cho
nhân viên, cho dân Mỹ. Một cách phân bố tình trạng lớn nhỏ theo khía cạnh kinh
tế và xã hội là số nhân viên tuyển dụng.
Trong
sáu triệu cơ sở kinh doanh, có 3,8 triệu là loại cò con, xí nghiệp cá thể với
người chủ cũng là nhân viên, thường khai thuế là "self employed" vì
chỉ có tối đa là bốn nhân viên, có khi kể cả vợ và con. "Giàu" hơn
một chút là một triệu tiểu doanh thương có từ năm đến chín nhân viên. Vẫn là cò
con, nhưng người chủ có thể vươn mình vào thành phần trung lưu. Vị chi là gần
bốn triệu trong sáu triệu cơ sở.
Cao
hơn thế, có chừng 600 ngàn xí nghiệp nuôi sống được từ 10 đến 19 nhân viên, hay
mươi gia đình. Ông bà chủ của 60 vạn cơ sở đó là thành phần khá giả trong khi
phố. Đến loại xí nghiệp cấp trung thì có nửa triệu cơ sở đang thu dụng từ 20
đến 99 nhân viên. Chủ nhân của loại doanh nghiệp này thì lên tới tầng cao của
lớp trung lưu - là đại gia trong cộng đồng địa phương!
Lên
đến cấp đại gia thật thì trong sáu triệu doanh nghiệp của toàn quốc, có 90 vạn
cơ sở đang làm giấy phát lương cho số nhân viên đông đảo từ 100 đến 499 người;
rồi 18 ngàn công ty có trên 500 nhân viên, trong số này chỉ có một ngàn siêu
đại gia tuyển dụng từ một vạn nhân viên trở lên.
Hàng
ngày, khi theo dõi tin tức kinh doanh – nơi mà quần thần của Obama lâu lâu mới
liếc - thì dư luận cứ để ý đến chỉ số cổ phiếu Dow Jones của 30 tổ hợp siêu
hạng mà ít quan tâm đến chỉ số S&P 500 của 500 doanh nghiệp. Tiêu biểu hơn
số liệu về 500 "siêu đại gia" ấy thì còn có chỉ số Russel 2000 hay
Russel 3000 của các doanh nghiệp bị gọi là "small cap" - vì ít vốn.
Nhưng
ngần ấy cơ sở trong DJIA, S&P hay Russel đều thuộc loại thiểu số ăn chốc
ngồi trên của 18 ngàn doanh nghiệp có trên 500 nhân viên.
Mấy
thống kê rắc rối trong hơn 300 chữ vừa rồi cho thấy một sự thật: nước Mỹ thâm
sâu của đại đa số người dân thật ra sinh sống nhờ các tiểu doanh thương hay xí
nghiệp cò con.
Sau
tấm ảnh về chuyện thấp cao, chuyện thứ hai là mẩu phim sinh diệt:
Xưa
nay, theo quy luật thông thường, hàng năm vẫn có vài trăm ngàn xí nghiệp Mỹ
đóng cửa, và lại có mấy trăm ngàn xí nghiệp mới ra đời. Trong dòng sinh diệt
luân lưu đó, thực tế kinh tế cũng cho biết các tân xí nghiệp mới là nơi tuyển
dụng nhiều nhất theo đà phát triển từ nhỏ tới lớn. Siêu đại gia như Apple hay
Microsoft xuất hiện từ nhà xe với sáng kiến từ vài người là chủ nhân và nhân
viên đầu tiên.... Một cơ sở làm tương ớt nổi tiếng của người Việt tại Hoa Kỳ
cũng khởi sự như vậy, từ một gia đình tỵ nạn. Mạng lưới gọi xe của Uber, một
hiện tượng mới lạ, cũng khởi sự từ vài người đầy sáng tạo như Travis Kalanick
(bỏ học từ UCLA) và Garret Camp, di dân từ Canada .
Chi
tiết thứ ba của thực tế ngoài đời là hơn phân nửa dân số Mỹ sống nhờ tiểu doanh
nghiệp, loại cơ sở sản xuất chẳng có khả năng thuê luật sư và chuyên gia kế
toán để dạy cách trốn thuế cho an toàn, lách luật cho hợp pháp. Người chủ lam
lũ của mấy cửa hàng đó cũng chưa thể bốc điện thoại phàn nàn với giới dân cử
địa phương về nhiều khó khăn trong kinh doanh từ khi Tổng thống Obama lên lãnh
đạo với hàng loạt luật lệ cải tạo xã hội, từ bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên
đến bảo vệ môi sinh hay phép sát sinh gia súc cho phải đạo khi kinh doanh về
thực phẩm.
Nếu
khó quá thì họ đành dẹp tiệm – và tụt khỏi giai cấp trung lưu thành người giật
gấu vá vai và cố chinh phục lại Giấc mơ Hoa Kỳ vừa tuột khỏi tầm tay. Lý luận
của Obama về "kinh tế học trung lưu" đã ngồi xổm lên những thực tế
lầm than đó.
Thế
rồi, thống kê của Census Bureau vừa cho biết là năm qua Hoa Kỳ có 470 ngàn
doanh nghiệp âm thầm đóng cửa mà chỉ có 400 ngàn tưng bừng khai trương. Lần đầu
tiên từ 35 năm qua mà số diệt lại cao hơn số sinh! Chi tiết ấy bị giấu nhẹm
trong bài diễn văn được vỗ tay 86 lần!
Nếu
đào sâu hơn - và không quên cái chân lý kinh tế là các tân xí nghiệp mới có sức
tạo ra nhiều việc làm nhất – ta còn thấy ra hình ảnh tàn tạ của tư bản Hoa Kỳ
theo định hướng Obama:
Hoa
Kỳ đứng hạng 12 trong các nước tạo thêm doanh nghiệp mới. Đã đành là thua Thụy
Điển, Phần Lan hay Đan Mạch ở Bắc Âu hoặc Tân Tây Lan ở Úc Châu. Mà còn thua xứ
Israel khói lửa, hay Hungary và Ý là
hai nước hoạn nạn trong Âu Châu bị khủng hoảng! Hoảng chưa?
Lý
do của tình trạng vắng bóng giai nhân này là:
Thứ
nhất khó vay tiền kinh doanh vì nhiều quy định quá chặt chẽ của Đạo luật Cải
cách Tài chánh Dodd-Frank, hai dân biểu nghị sĩ Dân Chủ được các đại gia đấm
mõm nhiều nhất. Hai nhân vật về hưu này có thể viết sách về tham nhũng qua
những bổng lộc từ hai doanh nghiệp bán công đã sụp đổ và góp phần thổi lên vụ
khủng hoảng tài chánh 2008, là Fannie May và Freddy Mac!
Lý
do thứ hai là các doanh nghiệp loại tiểu trung bị ngộp dưới cái núi luật lệ
chằng chịt mới được ban hành từ sáu năm nay, nhất là Đạo luật ObamaCare và nạn
chi phí y tế tăng vọt. Truyền thông ngô nghê về kinh tế thì chỉ biết tường
thuật cái "được" mà chẳng đếm ra cái "mất" của kinh tế xuất
phát từ hệ thống kiểm soát bao biện của nhà nước.
Thứ
ba là sự hoài nghi thậm chí ngao ngán về tương lai kinh tế.
Sau
vụ khủng bố tại Pháp và Âu châu, báo chí Mỹ cứ nói đến sự kiện là lần đầu tiên
dân Mỹ quan tâm đến an ninh nhiều hơn hay bằng với nỗi ưu lo về kinh tế. Khỏi
cần so sánh thì ta cũng thấy đại đa số dân Mỹ ngày nay chưa mấy tin tưởng vào
sự phục hồi kinh tế và mối lo hàng đầu của họ vẫn là tiền bạc, từ đồng lương
không tăng đến chồng hóa đơn hãi hùng về đủ loại chi phí.
Hãy
gõ vào Gallup
hay Pew để theo dõi dân ý từ các cuộc khảo sát vừa qua thì sẽ thấy tâm lý người
dân
Nếu
nhìn vào thực tế u ám đó và đối chiếu với chuyện "kinh tế trung lưu",
ta phải giật mình về hiện tượng chính trị hạ lưu!
Nếu
lại tò mò tìm hiểu thêm về cuộc bầu cử 2016 sắp tới thì ta còn thấy Barack
Obama đang cùng Nghị sĩ Elizabeth Warren, tiêu biểu cho đại trí thức cực tả, ra
sức triệt tiêu hy vọng của cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton. Chuyện ấy, sang
năm nói vẫn chưa muộn.
Chứ
nói về những chuyện sát sườn trước mặt của cộng đồng, thí dụ như bỏ phiếu cho
các đại biểu dân cử tại địa phương, chúng ta nên nhìn lại cho kỹ.
Có
nên bầu cho loại chính khách chuyên nghiệp chưa hề lỡ dịp xoa đầu con trẻ và
múa lân với cộng đồng mà chẳng làm gì thiết thực? Việc làm thiết thực nhất của
họ là xúi người ra tranh cử để chia phiếu của đối phương!
Hay
là nên bầu cho người có kinh nghiệm ngoài đời trước khi vào chính trường tranh
đấu cho môi trường kinh doanh được thông thoáng dễ dàng hơn? Loại người thứ nhì
này mới giúp tiểu doanh thương phát triển trong quản hạt nhỏ bé của chúng ta.
Đấy
mới là kinh tế học của trung lưu!
Nguyễn-Xuân Nghĩa
*****
Jan
21, 2015
Về
chính sách đối ngoại, Tổng thống Obama nói Hoa Kỳ đang tiếp tục giữ vững lập
trường rằng những nước lớn không được phép bắt nạt các nước nhỏ. "Một số
người đã cho rằng hành động xâm lược của Putin là ví dụ ...
Jan
22, 2015
Thượng
nghị sĩ John McCain: "Đối với các vấn đề an ninh quốc gia mang tính sống
còn, bài phát biểu của Tổng thống Obama thật không may đã cho thấy giờ đây,
chính quyền đang thiếu sức sống chiến lược như thế nào".
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.