Cầu Nhật Tân là niềm
tư hào của người dân Hà Nội
Hà Nội có cây cầu mới.
Phải nói là đẹp và hoành tráng nhất từ trước đến nay. Năm trụ cầu vươn lên sừng
sững giữa trời tượng trưng cho năm cửa ô hay năm cánh hoa đào của làng đào
Nhật Tân ngay dưới chân cầu.
Đừng nói chi người
dân gốc Hà thành, nếu tôi có mặt ở Hà Nội lúc này tôi cũng muốn đứng giữa cầu
để ghi lại khoảnh khắc mình được chứng kiến một lần thủ đô thay da đổi thịt.
Thế nhưng, cầu đã
thông, xe đã chạy, đi bộ thì cấm thì chụp làm sao đây? Chỉ có nước chạy xe lên
cầu rồi dừng lại mà chụp.
Y như rằng, chỉ một
hai ngày sau báo chí đã la ầm lên về 'những hình ảnh xấu trên cây cầu đẹp'.
Họ tường thuật những
chiếc xe dựng chình ình giữa cầu, nam thanh nữ tú làm dáng giữa dòng xe đang chạy
hay dải lan can phân cách cheo leo là thế cũng bị trèo lên để lấy góc ảnh
'độc'.
Trước đó mấy ngày,
báo chí còn đưa tin cầu Phú Mỹ trên sông Sài Gòn người dân dàn hàng xem pháo
hoa mừng năm mới mặc kệ dòng xe bị chặn ngang giữa đường.
Cũng may chưa có
chuyện gì đáng tiếc xảy ra. Có lẽ cánh tài xế ở Việt Nam đã không còn lạ gì
tập quán của dân mình.
Người Việt 'tùy
tiện'
Những câu chuyện
người Việt 'tùy tiện', 'vô kỷ luật' hay 'thiếu ý thức' như thế nhan nhản
trên báo chí mà chúng ta chắc cũng không còn lạ gì.
Ở Việt Nam kẹt xe rất
thường xảy ra
Ở Việt Nam kẹt xe
thì ai mà không chen? Ai cũng chen mình có muốn không chen cũng không được.
Dĩ nhiên đã kẹt thì
càng chen lại càng kẹt. Nguyên tắc phải nhường mới đi được. Nhưng người Việt
chỉ muốn đi chứ không muốn nhường. Ai cũng tìm khoảng trống mà lách thì không
những không thoát được mà còn làm cho mình và mọi người chùm nhum cả nút.
Nhiều người đi bộ cầu
vượt trước mắt đó nhưng không leo sợ cực chẳng thà phang ngang bất chấp tính mạng.
Chợ búa hàng rong
thì phải ra lòng đường mới được. Người đi làm về tiện là tấp vào mua giữa đường
giữa sá có kẹt xe tắc đường gì cũng kệ.
Rác rến ngoài đường
tiện đâu vứt đó. Cực thân đi tìm thùng rác. Chẳng thà để nhếch nhác và mất
công người khác quét dọn.
Nhà trên kênh rạch
thì cứ thẳng tay ném hết xuống sông cho khỏe để rồi chính môi trường sống của
mình bị hủy hoại.
Xem phim nghe nhạc
thì mua băng chép đĩa lậu. Đỡ tiền thiệt nhưng giết chết luôn người vắt tim
óc sáng tạo để rồi lần sau không còn cái mà coi.
Trộm chó hoành
hoành gây náo loạn từ thôn quê đến thành thị thậm chí mất mạng người chỉ vì có
nhiều người thích ăn thịt thú cưng của người khác nhưng không muốn mất người bạn
trung thành của mình.
Người Việt rất tùy
tiện trên đường phố?
Đánh bắt thì tận
diệt từ tôm cá, chim chóc thậm chí cho đến côn trùng rắn rít cũng không tha.
Ngay miền Tây 'chim trời cá nước' mà giờ đây trong tự nhiên nhiều thứ đã cạn
kiệt. Ăn một lúc rồi treo miệng cả đời.
Làm ăn buôn bán thì
chụp giựt. Hám một chút lợi không đáng mà mất chữ Tín với khách hàng. Đã không
giữ khách lâu dài thì chớ mà còn đuổi khách một đi không trở lại. Rốt cuộc tự
mình đoản hậu giống như các nhà hàng chặt chém ở Vũng Tàu phải 'canh me'
chộp từng 'con mồi'.
Còn những người bỏ
hóa chất vào hàng hóa thực phẩm ăn được đồng một đồng hai mà không biết là
mình đã làm thiệt hại không biết bao nhiêu đồng cho người khác và xã hội khiến
người ta mang bệnh mang tật cả đời.
Tâm lý đố kị
Những trường hợp kể
trên người ta đã ham nhỏ bỏ lớn, được một mà mất hai, thấy cái trước mắt mà
không nghĩ đến cái lâu dài. Nói cách khác họ có cái nhìn hạn hẹp.
'Nghĩ nhỏ' như thế
không những gây hại cho mình, cho người, cho đời mà còn dễ bị kẻ khác lợi dụng.
Mọi thua thiệt mình lãnh đủ.
Cho nên thương lái Trung
Cộng đi thu mua đỉa, móng trâu hay lá trà các thứ có trách họ thì cũng buồn cho
dân Việt quá dễ dụ.
Nguyễn Hà Đông có bị
người khác ghen ghét với thành công 'Flappy Bird'?
Và cũng chính vì
nghĩ nhỏ nên nhiều người Việt thấy cái tôi quá lớn lấn át cái lớn thành ra nhỏ.
Người Việt rất thấm
thía thói 'dìm hàng' nhau của dân mình. Thậm chí, có người còn ví xã hội
Việt Nam như một rổ cua đồng - con nào leo lên sẽ bị con khác kéo xuống.
Cái tôi thì ai mà
không có? Mỗi con người từ khi sinh ra đã là một thế giới và ai cũng muốn mình
là trung tâm hơn tất cả mọi người. Lẽ thường ai cũng bị tổn thương khi thấy người
khác hơn mình và sẽ có cảm giác dễ chịu khi chỉ trích để dìm người khác xuống
và nâng mình lên.
Thế nhưng, người dân
ở các nước phát triển biết quý trọng nhân tài thì ngoài cái tôi của bản thân
người ta còn nghĩ đến lợi ích chung của xã hội mà người tài đem lại. Cho nên,
sự ganh tỵ, đố kỵ nếu có cũng không thành cố tật như người Việt.
Trong khi các người
Hoa ở hải ngoại tạo thành một khối kết dính bền chặt bên trong không bung ra
bên ngoài không phá vào được thì người Việt lại có tiếng là rời rạc, bất hợp
tác, phân rã và triệt hạ lẫn nhau.
Đồng ý ganh tỵ là
một cảm giác rất con người nhưng nếu nghĩ lớn hơn thì sẽ thấy ai thành tựu đều
là nhờ khả năng và công sức của họ. Ghen ghét với họ tức là đã cho là mình
không bằng họ và năng lượng để ghen ghét đó nên dành để phấn đấu được như họ.
Suy cho cùng họ làm được cũng là đóng góp cho xã hội mà mình cũng có lợi ích
trong đó.
Nghĩ nhỏ thì nước
nào cũng có nhưng để trở thành vết hằn trong tính cách dân tộc thì ắt hẳn nó bắt
nguồn từ nếp sống và văn hóa của dân tộc đó.
Người Việt gốc là
nông nghiệp. Cuộc sống gắn chặt với ruộng vườn, thôn xóm, bờ đê, lũy tre
không như phương Tây xuất thân du mục hoặc gắn bó với sóng biển, theo vó ngựa
đi khắp nơi, hay theo cánh buồm vươn ra đại dương khám phá thế giới.
Không gian sinh tồn
cố định đã đóng đinh tư duy người Việt. Họ có khuynh hướng ổn định, yên bình,
không xáo trộn và tư duy lợi ích chỉ cần vụ mùa bội thu dư cơm đủ gạo. Người
Hoa có truyền thống thương buôn nên tư duy lợi ích của họ không giới hạn - có
một muốn được hai còn lòng tham không đáy.
Họ muốn có lớn, được
nhiều thì cái lợi nhỏ không thể che khuất tầm nhìn của họ. Lã Bất Vi từ 2.300
năm trước đã biết buôn vua bán chúa đoạt thiên hạ. Nói đâu xa, người Hoa trong
Chợ Lớn làm ăn rất coi trọng chữ tín nên nắm trong tay kinh tế thương mại cả
một vùng.
Vai trò lãnh đạo
Cá nhân nghĩ nhỏ thì
gây hại cho bản thân và người xung quanh còn lãnh đạo nghĩ nhỏ thì tác hại khôn
lường đến tương lai đất nước, vận mệnh dân tộc.
Chủ tịch Sang nói 'lợi
ích đất nước, dân tộc là trên hết'
Người Việt nghĩ nhỏ
nên tư duy cục bộ, địa phương, bè phái - lo vun vén cho bản thân, gia đình,
dòng họ và quê hương mình. Vấn đề là ở chế độ một đảng cầm quyền thì Đảng có
vì mình trước hết hay không?
Trong nền chính trị
mà một điều cũng Đảng, hai điều cũng Đảng thì bài viết đầu năm của Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang nghe lạ tai với câu 'lợi ích đất nước, dân tộc trên hết'.
Không biết khi nói
như thế ông Sang có đại diện cho Đảng không chứ người đại diện Đảng là Tổng
bí thư Nguyễn Phú Trọng thì nói rất khác.
Tổng bí thư nói phải
'bảo vệ chủ quyền nhưng cũng phải giữ bằng được cho Đảng lãnh đạo'. Tuy nhiên
ông không nói rõ giữa hai cái đó thì cái nào quan trọng hơn và nếu không thể đảm
bảo hai cái cùng một lúc thì giữ cái nào? Trước đó ông cũng có nói là Đảng quyết
'không chia sẻ quân đội với bất cứ ai' cho nên không rõ Đảng quyết nắm quân
đội như vậy là để bảo vệ chủ quyền đất nước hay bảo vệ Đảng?
Mới đây, Tổng bí thư
cũng nói tại Đại hội Thanh niên rằng con đường chủ nghĩa xã hội mà Đảng đang
dẫn dắt đất nước là 'con đường chưa có tiền lệ' nên còn nhiều thách thức.
Ở đây tôi không hiểu
tại sao đa phần các nước đã có con đường phát triển mà thực tế đã chứng minh
làm cho dân giàu nước mạnh thì tại sao Việt Nam không đi mà đâm đầu vào con đường
chông gai, tương lai mờ mịt mà trăm năm nữa cũng chưa tới?
Tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng lên tiếng phải bảo vệ quyền lãnh đạo của Đảng
Nói đó là ý nguyện
của người dân thì cũng không đúng vì bản thân Đảng còn chưa hình dung được chủ
nghĩa xã hội hình hài thế nào thì người dân biết gì mà lựa với chọn?
Cần xác định giữa chủ
nghĩa xã hội và lợi ích quốc gia cái nào lớn cái nào nhỏ. Nếu đi lên chủ nghĩa
xã hội mà dân tộc thịnh vượng, đất nước hùng cường thì không nói làm gì. Còn
nếu con đường đó gây chia rẽ dân tộc và kìm hãm đất nước thì tại sao nhất quyết
phải đi theo?
Đơn cử thì mô hình
kinh tế quốc doanh tàn phá bao nhiêu nguồn lực của đất nước nếu là nước khác
thì người ta đã bỏ từ đời nào rồi chứ không như Việt Nam không bỏ được vì nếu
bỏ thì còn gì là kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Cũng vậy, trong quá
khứ nếu Đảng không đặt nặng đấu tranh giai cấp thì đã không bị che mờ mắt
không còn thấy lợi ích của đất nước đâu nữa.
Chẳng hạn Đảng sẽ
cân nhắc hơn khi quyết định đẩy dân tộc vào lò lửa chiến tranh, hy sinh xương
máu hàng triệu đồng bào cả hai miền, làm hao tổn bao nhiêu nguyên khí, làm đất
nước thụt lùi bao nhiêu năm để chiến đấu cho hai phe ý thức hệ còn người ta đứng
sau cấp vũ khí tiền bạc cho dân mình đánh nhau.
Chẳng hạn Đảng sẽ tỉnh
táo thấy chủ quyền lãnh thổ quan trọng hơn là ý thức hệ, không vì 'tình hữu
nghị' mà sập bẫy Trung Cộng trong vụ công thư năm 1958 để bây giờ phải xử lý hết
sức khó khăn.
Chẳng hạn sau chiến
thắng năm 1975 Đảng sẽ nghĩ đến tương lai dân tộc không vì cái kiêu hãnh giai
cấp mà đẩy hàng triệu người dân miền Nam vào các trại cải tạo, các khu kinh tế
mới thậm chí mất mạng trên biển khơi để hận thù hằn sâu trong lòng dân tộc đến
tận bây giờ.
Ông Đặng Tiểu Bình
có đường lối ngoại giao thực dụng
Rõ ràng cùng là Đảng
Cộng sản nhưng người Trung Cộng họ nghĩ lớn hơn. Họ đặt lợi ích quốc gia là tối
thượng còn ý thức hệ chỉ là con bài để lợi dụng Việt Nam mà thôi.
Chính vì vậy họ mới
gài bẫy Việt Nam hồi năm 1958 để hỗ trợ cho tham vọng Biển Đông của họ về sau.
Và kể từ chủ trương 'mèo trắng mèo đen' thì họ đã từ bỏ con đường kinh tế xã
hội chủ nghĩa. Giờ đây với 'Trung Hoa mộng' họ đang mơ trở lại thời kỳ mà Trung
Cộng đúng nghĩa là quốc gia trung tâm thế giới. 'Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung
Cộng' chỉ còn là cái vỏ cho Đảng của họ cầm quyền mà thôi.
Trong hoàn cảnh như
vậy nếu Đảng ở Việt Nam vẫn đặt lợi ích của Đảng lên trên lợi ích dân tộc,
vẫn còn mơ hồ con đường chủ nghĩa xã hội, tức là vẫn chỉ thấy cái nhỏ mà không
nghĩ được cái lớn, thì Việt Nam sẽ mãi là một dân tộc nhược tiểu, đất nước
không bứt phá được và sẽ luôn bị người ta hiếp đáp.
Tấm gương lịch sử
Tấm gương người xưa
vẫn còn chói rạng. Thái hậu Dương Vân Nga hy sinh ngai vàng của con trao quyền
lực cho người có tài cứu nước. Đức Vua Trần Nhân Tông sau khi thắng giặc
Nguyên-Mông bỏ qua chuyện cũ lấy lượng bao dung mà hòa giải dân tộc.
Và tổ tiên người
Việt cũng không ít những người nghĩ lớn. Đức Vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng
Long là nghĩ 'đến muôn đời'. Danh thần Nguyễn Trãi đã dạy 'trồng cây Đức để con
ăn'.
Quan chức thời nay
chỉ thấy tiền tài vật chất. Nhiều người chỉ vơ vét thật nhiều chứ biết đâu
'trồng cây Đức' mới là đại kế cho con cháu về sau.
Của cải tích trữ như
núi ngồi ăn cũng lở, tiền tài gom góp chết có mang theo được không? Quan trọng
là có khả năng thì phấn đấu làm lợi cho dân cho nước để lập công đức cho đời.
Chứ còn vì lòng tham của bản thân mà đục khoét phá hoại thì hưởng thụ được bao
nhiêu để bị muôn người chửi rủa.
Vấn đề là nếu con
người ta thấy hại thì ai mà làm. Nhưng vì họ không nhìn ra hại để tránh mà chỉ
thấy lợi nên ham.
Và nếu nghĩ nhỏ đã
thấm vào máu của người Việt rồi thì khó sửa lắm. Có điều nếu dân trí người dân
nâng cao thì tầm nhìn của họ cũng mở rộng hơn. Cho nên mong chờ các thế hệ
sau trong điều kiện giáo dục tốt hơn sẽ nghĩ lớn hơn người đi trước.
Điều tối quan trọng
là người lãnh đạo phải nghĩ lớn hơn, phải thoát ra khỏi sự ràng buộc về tư tưởng
để lấy lợi ích của dân của nước làm trọng. Từ đó mới thấy được cái gì có lợi
cho dân thì làm và cái gì có hại thì quyết phải tránh.
Nguyễn Lễ
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.