Saturday, January 3, 2015

Blogger bị bắt: các ngòi bút trẻ có sợ không?

http://baomai.blogspot.com/
Thực trạng nhân quyền Việt Nam năm 2014 khép lại với việc bắt giữ blogger Nguyễn Đình Ngọc, sau vụ của Giáo sư Hồng Lê Thọ và nhà văn Nguyễn Quang Lập chưa đầy một tháng. Những blogger có tên tuổi lần lượt bị ‘nhập kho’ vì thể hiện quan điểm phản biện ôn hòa trên trang cá nhân mà nhà nước xem là ‘chống đối.’

image
Diễn biến này có là hồi chuông báo động, răn đe với các ngòi bút độc lập tại Việt Nam? Họ có sợ không, những blogger trong thế hệ truyền thông xã hội và kết nối thông tin toàn cầu, nhất là giới trẻ?

Mời quý vị cùng Tạp chí Thanh Niên tìm hiểu qua cuộc trao đổi với 4 vị khách mời từ hai miền Nam-Bắc tham gia  chương trình hôm nay.

Nguyễn Chí Đức ở Hà Nội: Blog nào có sức ảnh hưởng sẽ bị người ta lưu tâm trước. Vì những thông điệp từ các bài viết đấy làm thức tỉnh người dân, đâm ra chính quyền sợ những người đấy hơn.

Nguyễn Đình Hà từ Hà Nội: Em cũng không ngạc nhiên về diễn biến này. Mới đây trong phiên họp chính phủ cuối năm có lời phát biểu của Tướng Trần Đại Quang và Tướng Trần Quang Thanh rằng trước Đại hội đảng 2015 phải chặn đứng các ‘nguồn thông tin xấu, xuyên tạc lãnh đạo, thông tin trái chiều trên mạng internet.’ Chuỗi bắt bớ này có thể được lý giải qua các tuyên bố của Tướng Thanh và Tướng Quang.

Hoàng Văn Dũng ở Sài Gòn: Người ta bắt bớ để phục vụ mục đích riêng của đảng cộng sản. Trước Đại hội họ bắt bớ để dẹp yên, để trấn áp cho dân sợ hãi và hạn chế các ý kiến không có lợi cho họ.

Duy từ Sài Gòn: Người ta bắt để đàn áp những tiếng nói đối lập thì chắc chắn trong năm 2015 vấn đề này sẽ khốc liệt hơn.

image
Trà Mi: Các blogger không chịu theo lề đảng lần lượt bị bắt. Các ngòi bút trẻ như các bạn có sợ không?

Duy từ Sài Gòn: Những người đã dấn thân vào con đường này chắc chắn sẽ không sợ. Thời điểm này mình vẫn đấu tranh nhưng sẽ có thêm đường hướng khác chứ chúng ta không thể nào cứ đối mặt. Bản chất đảng cộng sản chúng ta đã quá hiểu rồi, họ không nhượng bộ, họ sẽ làm mọi thứ để đảng cộng sản tồn tại. Những người đấu tranh trong nước phải có góc nhìn tỉnh táo. Chúng ta không thể cứ để hết người này đến người kia bị bắt rồi đi cầu cứu các tổ chức để cứu họ ra rồi xong, vậy thì con đường của mình sẽ không tới một hướng nào cả.

image
Trà Mi: Với các bạn, diễn biến này có tác dụng răn đe, cảnh cáo hay không?

Nguyễn Chí Đức ở Hà Nội: Cá nhân tôi cũng chả sợ đâu nhưng mình cứ đối đầu một cách cực đoan thì sẽ bị tổn hại. Mình phải mềm dẻo. Việc đấu tranh không thể cứ thái quá sẽ mất dần người này người kia. Phải giữ cho phong trào không bị tổn thất.

Nguyễn Đình Hà từ Hà Nội: Em nghĩ số lượng người viết bài và đưa ra ý kiến càng ngày càng tăng lên chứ không hề dè dặt, e sợ gì trong việc bị trấn áp. Tác dụng răn đe đã không có tác dụng trong nhiều năm nay. Càng ngày nỗi sợ hãi của người dân càng bớt đi trong việc thể hiện quan điểm chính trị. Khi mình viết bài bằng lương tâm và ngòi bút khách quan sẽ thu hút được người xem, người đọc và người ta có thể cảm nhận được điều mình muốn truyền tải. Đó là điều giúp cho người viết tự bảo vệ mình.

image
Trà Mi: Nói lên suy nghĩ trái chiều, dù là những blogger có tên tuổi, là nhà văn như ông Nguyễn Quang Lập, là Giáo sư trí thức như Việt kiều hồi hương Hồng Lê Thọ, hay như anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh từng là công an-đảng viên thuộc gia đình danh thế lão thành cách mạng cũng bị bắt, huống hồ gì là những ngòi bút trẻ như mình. Các bạn có mảy may suy nghĩ đến điều đó?

Hoàng Văn Dũng ở Sài Gòn: Tôi không suy nghĩ nhiều đến điều đấy vì tôi không thích dùng từ răn đe, đúng ra là trấn áp và dọa nạt. Khoảng thời gian bắt nhà văn Phạm Viết Đào hay Trương Duy Nhất thì có sự sợ hãi nhất định trong các tay viết, nhưng đến khi bắt ông Hồng Lê Thọ, Nguyễn Quang Lập, hay Nguyễn Đình Ngọc thì hầu như người ta không còn sợ hãi nữa. Tôi không cảm thấy có gì phải rụt ngòi bút lại. Trong xã hội toàn trị như ở Việt Nam, anh có đấu tranh hay không đều có rủi ro bị vào tù và bị tước quyền sống. Thế thì tại sao những người đã ý thức đấu tranh ở Việt Nam lại phải sợ những sự đe dọa, trấn áp như vậy?

image
Trà Mi: Vì mình thấy rõ ràng lực lượng không cân xứng chút nào. Một bên là những tiếng đối lập cô thế chống chọi với một hệ thống hùng hậu được trang bị đầy đủ của những người có quyền lực, chẳng khác nào trứng chọi đá thì chỉ có bất lợi, thiệt thòi mà thôi. Câu hỏi đang được đặt ra là làm cách nào để có thể vựơt qua thử thách này? Chống chọi bằng cách nào đây?

Hoàng Văn Dũng ở Sài Gòn: Tôi nghĩ hiểu biết là cách để vượt qua sự sợ hãi. Thứ nhất, mình hiểu biết pháp luật và những gì mình viết không hề vi phạm pháp luật, mình chỉ bị bắt khi những gì mình viết gây ảnh hưởng xấu cho sự cầm quyền của họ. Đã chấp nhận rủi ro để viết lên sự thật thì tại sao phải sợ?

Nguyễn Chí Đức ở Hà Nội: Cộng sản chỉ thỏa hiệp khi nào bị áp lực thôi. Cho nên, những người đấu tranh muốn mạnh lên phải lập những tổ chức bảo vệ lẫn nhau, chứ không, họ cứ bẽ như từng chiếc đũa là mình gãy thôi. Thậm chí mình phải biểu tình tạo tiếng vang. Họ bắt từng đấy thì phải tuần hành phản đối tạo tiếng vang trong xã hội, chứ không họ cứ tĩa dần dần thì lực lượng mình yếu đi. Phải làm sao kết nạp được nhiều thành viên. Muốn vậy các thành viên hạt nhân phải có gì bừng sáng. Mình muốn những người cộng sản phải chùn bước hoặc phải tính toán thì mình phải đông.

image
Trà Mi: Cá nhân đấu tranh dễ bị trù dập, nhưng khi lập tổ chức thì cũng từ từ bị thu hẹp, trấn áp dần dần như trường hợp của Khối 8406. Rồi Mạng lưới blogger Việt Nam cũng đã mở nhiều chiến dịch vận động ra cả quốc tế phản đối điều 258, nhưng sau chiến dịch đó lại có thêm blogger bị bắt. Giải pháp nào khả thi hơn chăng?

Nguyễn Đình Hà từ Hà Nội: Ở trong chế độ độc tài toàn trị này không có biện pháp nào là an toàn vì họ thích bắt ai thì bắt. Thậm chí giờ đây họ đang trong tiến trình thương lượng vào Hiệp định Tự do Thương mại TPP với Mỹ hay Hiệp định FTA với Châu Âu, họ vẫn bắt như thường có ngần ngại gì đâu. Vì vậy không có biện pháp thích hợp nào để bảo vệ mình cả. Tốt nhất mỗi người tù lương tâm dự bị nên chuẩn bị cho mình tinh thần để hành xử mà thôi.

image
Trà Mi: Vâng, đấu tranh là phải chấp nhận rủi ro, nhưng đấu tranh trong cái thế đầy bất lợi chỉ biết chấp nhận rủi ro thôi liệu có đem lại hiệu quả, thắng lợi nào không? Trong cuộc chiến không cân sức này, những ngòi bút cô thế làm thế nào để thắng lợi?

Hoàng Văn Dũng ở Sài Gòn: Dường như giới đấu tranh trong nước chưa kêu gọi được quần chúng. Đấu tranh không có quần chúng chỉ là múa gậy vườn hoang trở thành những con rối. Chúng ta phải có hoạt động kêu gọi lực lượng. Thế thì ngoài hiểu biết pháp luật, chúng ta cần phải gần quần chúng để thức tỉnh được họ. Gần gũi với bằng cách chia sẻ thông tin, lan tỏa sức mạnh ngòi bút của mình ra, hoặc đồng cảm với những khó khăn của họ, hay nói tiếng nói của quần chúng.

Duy từ Sài Gòn: Cách đấu tranh hiện giờ của chúng ta hơi yếu vì lực lượng còn yếu, không có sự đồng thuận từ quần chúng. Tất cả hội nhóm ở Việt Nam hiện nay chỉ vài trăm người. Cho nên cần phải khai trí cho dân hiểu vấn đề. Lập được lực lượng đối trọng thì đảng cộng sản mới sợ.

image
Trà Mi: Chính những người đứng lên đấu tranh không tự vệ được, cũng không bảo vệ được những người cùng quan điểm bị lâm nạn thì làm sao gầy dựng được lực lượng? Làm sao thu hút những người khác cùng quan tâm, cùng đứng vào hàng ngũ với mình?

Duy từ Sài Gòn: Có những hội nhóm đang đấu tranh công khai. Mình cũng có một hướng khác là đấu tranh âm thầm, đợi một lúc nào đó thời cơ đến, vì dân hiểu những gì đang diễn ra nhưng họ chưa dám nói vì họ chưa tin tưởng được ai.

Trà Mi: Dễ bị tổn thương, không thể tự vệ vì sao đối với các bạn, bày tỏ chính kiến, nói lên quan điểm độc lập trước các vấn đề chính trị lại là một nhu cầu, tại sao cần thiết?

Duy từ Sài Gòn: Vì đó là trách nhiệm của mỗi người nếu muốn có sự thay đổi tốt hơn.
Hoàng Văn Dũng ở Sài Gòn: Trong mấy chục năm qua, đảng cộng sản giáo dục dân rất ‘tốt’, đã tạo ra những lớp người chỉ biết sợ hãi và lo cho bản thân. Thế thì chúng ta phải biết thực tế của mình thế nào để thay đổi. Chuyện các blogger bị bắt, tất cả những người cầm bút phải cùng ngồi lại với nhau để cùng tranh đấu cho một mục tiêu. Dù có thể chúng ta không thích nhau ở một điểm nào đấy, nhưng chúng ta phải bảo vệ cho tiếng nói của mình. Chúng ta cần phải đoàn kết.

Nguyễn Chí Đức từ Hà Nội: Sự bảo vệ hiện nay chính là sự đồng cảm với nhau. Còn bảo vệ bằng các biện pháp kỹ thuật như dấu IP hay dùng lời lẽ mềm dẻo cũng chỉ là các thủ thuật thôi, không đi đến đâu cả. Còn ít thì phải cố gắn kết với nhau.

Nguyễn Đình Hà ở Hà Nội: Thời đại ngày nay là cuộc chiến thông tin. Khi các blogger bị bắt, tất cả luồng thông tin về họ được đăng tải rất nhiều trên các trang mạng truyền thông. Các trang facebook, blog nói rất nhiều về những người bị bắt và những đóng góp của họ trong môi trường thông tin tại Việt Nam. Chúng ta bảo vệ chúng ta bằng sự thật công khai. Đây là cuộc chiến giành giựt lòng tin của người dân, giành bằng truyền thông và sự thật. Biện pháp tích cực nhất bây giờ là bằng truyền thông, truyền tải và lan toả càng nhiều thông tin càng tốt.

http://baomai.blogspot.com/
Trà Mi: Blogger trong nước như các bạn đây có hồi đáp thế nào trước chính sách không dung chấp ý kiến bất đồng?

Nguyễn Đình Hà ở Hà Nội: Tôi muốn nói rằng ‘Cây ngay không sợ chết đứng’, ‘Vàng thật không sợ thử lửa,’ chính quyền hãy hành xử một cách văn minh lịch sự chứ đừng áp dụng những biện pháp đê hèn, tiểu nhân như hiện nay. Tốt nhất họ nên đối diện thẳng với sự thật.

Trà Mi: Một tâm tình chia sẻ với người trẻ khắp nơi về những gì đang diễn ra với cộng đồng blogger ở Việt Nam, các bạn sẽ nói gì?

Hoàng Văn Dũng ở Sài Gòn: Tôi rất mong các bạn tự nâng sự hiểu biết của mình lên để tự bảo vệ những quyền căn bản như tự do ngôn luận, tự do internet hay quyền thể hiện chính kiến của mình.


Trà Mi: Xin mượn lời tâm tình của anh Dũng thay lời kết cho chương trình hôm nay và mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn nghe đài khắp nơi về chủ đề này. Tạp chí Thanh Niên chia tay với các bạn tại đây. Hẹn gặp lại trong chương trình tuần sau.

image

Những nơi có thể đứng cùng lúc trên hai quốc gia
Dấu hiệu đột quỵ: Không thể đứng 1 chân trong 20 g...
Chứng nghiện điện thoại di động trong giới trẻ
Ảo tưởng dân chủ
Thế giới tưng bừng chào đón năm mới 2015
Tại sao Bắc Hàn sợ ‘The Interview’?
Happy New Year 2015
Lãnh đạo Việt Nam năm 2015 và ba đại ca
Giai thoại về khúc nhạc GiaoThừa
Vài lời về Khổng Tử và Học viện Khổng Tử
Việt Nam ra mắt Học viện Khổng Tử
Màu cà vạt nói gì về con người bạn?
Kiêng mỡ, đúng hay sai?
Đêm Havana & Ngày Hà Nội
The Interview: Phim ám sát Kim Jong-un
Lễ Giáng Sinh ngày càng phổ biến tại Việt Nam
Vatican: Thuốc đắng dã tật?
Salvador Dali và những tấm thiệp giáng sinh kỳ quá...
Sony công chiếu phim bị Bắc Hàn lên án
Nước Mỹ: thiên đường hạ giới
Nguyễn Xuân Phúc: Phó Thủ tướng “chống tham nhũng”...
Việt Nam khỏi lo ‘sắp mất Cuba’
Bỏ tiền ‘chạy việc’ sau tốt nghiệp?
Quân đội của Đảng hay của Nhân dân?
Nước mắt trong Nail & Bà Mẹ Mìn
Tình dục và những tai nạn chết người
Các đóng góp của Tòa Thánh trong diễn trình bình t...
Nụ cười và những giọt nước mắt của người Cuba
Việt Dzũng R.I.P: after 365 days
Đồng Văn, Hà Giang
Làm gì với vi phạm đạo đức tôn giáo?
Chuyện đời
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua đời
Việt Nam, Cuba vẫn như ta với mình?
Babysit: "mang lại niềm vui cho người khác"
Crimea: không còn là niềm vui cho dân Nga !
Nghề làm “ tượng sống ” trên đường phố Châu Âu
Hoa Kỳ - Cuba đang tiến tới nối lại bang giao
Bắt Trẻ Đồng Xanh
Tiếp tục suy nghĩ về những vụ bắt bớ gần đây

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.