Wednesday, December 31, 2014

Lãnh đạo Việt Nam năm 2015 và ba đại ca

image
Các ông Barack Obama, Tập Cận Bình và Vladimir Putin gây ảnh hưởng lớn trong năm 2014
Năm 2014 khép lại ở Anh Quốc bằng nhiều bảng 'phong thần' điểm mặt chỉ tên các nhân vật thắng hoặc thua trong năm, gọi là 'the winners and losers of 2014'.

Nhưng nhiều người trong giới chính trị Anh không quen thuộc với các bạn đọc của BBC ở Việt Nam nên tôi xin chỉ nhắc đến ba nhân vật quốc tế là các ông Barack Obama, Tập Cận Bình và Vladimir Putin.

Người được các nhà bình luận tại Anh cho là đang thắng thế nhất trong năm 2014 không phải ai khác mà là Chủ tịch Trung Quốc, còn người thua nhiều nhất lại chính là ông Putin.

Sức mạnh Obama

Tôi sẽ quay lại hai vị này sau khi bàn qua về ông Obama vì có thể ông sẽ thăm Việt Nam vào một thời điểm nào đó trong hai năm còn lại của nhiệm kỳ, theo hy vọng của tân đại sứ Ted Osius vừa sang Hà Nội nhậm chức.

Ông Obama có một năm không hẳn thắng mà cũng chẳng thua.

Về đối nội, kinh tế Mỹ khởi sắc, cải cách y tế của ông có thêm 10 triệu người đăng ký và dù có xung đột sắc tộc, Hoa Kỳ vẫn là nước đi đầu trong nhóm quốc gia sáng tạo công nghệ cao, biểu hiện bằng các đời iPhone mới lan ra thế giới.

Việc thay đổi cán cân năng lượng khiến Mỹ bớt lệ thuộc vào các đại gia dầu lửa, và gián tiếp góp phần làm ông Putin điêu đứng.

Về đối ngoại, đau đầu nhất cho ông Obama hiện là IS và hồ sơ Iran nhưng phần ưu điểm có sự quyết đoán ngăn chặn Ebola và cú ngoạn mục nối lại với Cuba, mở cơ hội ổn định toàn vùng Tây Bán Cầu.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn cuối năm với đài NPR, ông Obama xác nhận sự thất vọng với chiêu 'cản mũi kỳ đà' mọi nơi mọi lúc của phe Cộng Hòa nên ông cũng sẽ khỏi cần họ nữa.
Chính vì đảng của ông đằng nào cũng thất cử giữa kỳ rồi và ông Obama cũng không còn phải lo tái tranh cử nên nay rảnh tay làm những điều ông muốn mà vụ Cuba chỉ là một.
Có thể nói, vì yếu mà ông Obama lại trở nên mạnh và ông báo trước sẽ dùng cây bút phủ quyết nhiều hơn khi cần trong năm 2015.

Nhìn sang châu Á, cán cân 50/50 cũng là đánh giá công bằng cho chính sách của Hoa Kỳ.
Ông Obama đối thoại trực tiếp, thân thiện với lãnh đạo Trung Quốc nhưng không làm các đồng minh truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc thua thiệt gì.

Chính sách xoay trục, lúc mềm lúc cứng ở Biển Đông của Hoa Kỳ tuy không làm Trung Quốc rút hẳn đi nhưng cũng ngưng đối đầu và khiến các nước ASEAN yên tâm hơn, và cả Manila với Hà Nội đều được nhờ.

Ông Putin mở đầu năm 2014 bằng cuộc cờ Crimea khiến cả thế giới sửng sốt, và như chính lời ông Obama thì ngay tại Washington không ít người Mỹ cho rằng nhà lãnh đạo trong Kremlin là 'thiên tài'.

Ngay tại châu Âu, không hiếm nhân vật phe thiên hữu ở cả Anh, Đức, Ba Lan ngưỡng mộ ông Putin 'bàn tay sắt' trước một EU mềm yếu.

Nhưng ông Putin kết thúc một năm không phải là 'người hùng' mà là nhân vật bị cô lập, lên án tại các khu vực của thế giới văn minh, bị cấm vận kinh tế tài chính, và bị giá dầu sụt giảm cho cú đo ván.

Nói như Roger Boyes, nhà bình luận kỳ cựu của The Times về Đông Âu, ông Putin không chỉ đốt luật chơi sau Chiến tranh Lạnh mà còn liên tục đùa với lửa trong lúc cứ ngỡ mình đang có các bước đi chiến lược.

image
Ông Tập giải quyế̉t gọn khủng hoảng ở Hong Kong trong năm 2014
Trong bối cảnh đó, người ta càng thấy ông Tập Cận Bình về nhất trong bộ ba.
Kinh tế Trung Cộng có chững lại nhưng đà tăng trưởng vẫn mạnh, và tác động của Nhân dân tệ ngày càng lan tỏa ra khu vực châu Á, vào sâu châu Phi, Mỹ La Tinh.

Bắc Kinh còn thừa sức mạnh để gợi ý giúp Moscow bằng cách tăng trao đổi thương mại bằng Nhân dân tệ vì Nga bị kẹt khi tiêu USD và euro.

Nhưng điều làm giới bình luận thán phục nhất là vị thế lên cao không ai hơn của ông Tập ngay tại Trung Cộng.
Sau đợt thanh trừng Bạc -Chu, có tin nói ông sẵn sàng nhắm tới cả những người tiền nhiệm mà vụ bắt ông Lệnh Kế Hoạch, cựu bí thư của Hồ Cẩm Đào chỉ là món khai vị, theo Michael Sheridan, nhà báo Anh viết từ Hong Kong.

Trong quân đội ông cũng cho đi một loạt tướng tá và thay bằng người thân cận từ quân đoàn 31 ở Phúc Kiến nơi ông từng làm bí thư.

Không chỉ cho xử Từ Tài Hậu, ông Tập còn bổ nhiệm ông Miêu Hoa, người chưa bao giờ đi biển làm chính ủy Hải quân Quân Giải phóng, chứng tỏ ở vị trí Chủ tịch Quân ủy Trung ương, ông đã hoàn toàn kiểm soát quân đội.

Như truyền thống của các vị hoàng đế Trung Hoa xưa, lên cầm quyền là phải 'nội công, ngoại kích' để xác lập vị thế, năm 2014, ông Tập không chỉ 'đả hổ diệt ruồi' trong nhà mà còn ra tay đe Nhật Bản, ép Việt Nam, lấn Philippines.

Thậm chí ông còn lạnh nhạt muốn 'cho đi' luôn cả Bắc Triều Tiên nếu Kim Jong-un cứ một mình một kiểu.

Với Trung Á và Ấn Độ, Trung Cộng tiếp tục hai tuyến Con đường tơ lụa, một trên bộ, một trên biển để vươn sang phía Tây và Nam như hai vành đai chiến lược.
Sau khi đã định hình các nét lớn về đại cục với Mỹ, Nhật và EU, ông Tập Cận Bình nay đưa khu vực 'châu biên' thành ưu tiên số một, báo hiệu các chuyện trong vùng, liên quan tới Việt Nam và ASEAN sẽ tiếp tục chịu tác động mạnh từ Trung Cộng trong năm 2015.

Ứng phó có khó khăn?

Trong hoàn cảnh đó, Việt Nam cần lãnh đạo gì?
Là nước có gắn bó sát sườn với cả ba quốc gia nói trên, Việt Nam bước vào thời điểm cần có sự lãnh đạo vượt trội về chất lượng trị nước và về tầm nhìn.
Trung Cộng đang có một nhà lãnh đạo rất mạnh, rất quyết đoán cả trong lẫn ngoài và với một nhiệm kỳ còn khá lâu, ít nhất là 10 năm nữa.

Việt Nam lại vào cuối nhiệm kỳ của một loạt vị lãnh đạo và đà của Đổi Mới, hội nhập đợt một đã hết.
Trong năm 2014, khi thế giới bước vào những chuyển biến tầm thế kỷ, Việt Nam có dấu hiệu lúng túng.

Ví dụ động thái lại gần ông Putin không phải là sáng suốt vì vũ khí của Nga ai mua chẳng được và để nâng quốc gia lên một đẳng cấp khác, Việt Nam cần EU hơn Nga.

Căn cứ vào học thuyết quốc phòng vừa công bố, Nga trong những năm tới sẽ chỉ còn tập trung vào khu vực Ukraine và châu Âu, Trung Á, không còn hơi sức đâu mà giúp Việt Nam.
Bản thân ông Putin nhận định kinh tế Nga sẽ còn khó khăn trong hai năm tới nên tạm thời ta có thể để mối quan hệ Nga - Việt vào một USB thay vì để trong ổ cứng.

image
Kinh tế điêu đứng ông Putin thiên về các giải pháp quân sự
Từ phía bên kia Thái Bình Dương, Hoa Kỳ thì đã có một chiến lược rõ rệt về Việt Nam và khu vực.
Cho tới nay người Việt Nam cứ nghĩ 'Mỹ cần mình' theo kiểu lợi dụng vị trí địa chiến lược để co kéo, mặc cả.

Đây là một tư duy hết sức ngắn hạn.

Vì một khi Hoa Kỳ đã có chiến lược tức là họ sẽ thực hiện bằng được chiến lược đó.
Có bạn tham gia thì tốt, không có bạn người Mỹ vẫn thừa đủ thực lực và đồng minh thực hiện các mục tiêu đã hoạch định.
Họ cũng hoàn toàn có thể gạt bạn sang một bên để quyết cho nhanh.
Sau Thế Chiến II, Anh Quốc, đồng minh hữu hiệu nhất của Hoa Kỳ tại châu Âu, có cách nhìn khác hẳn về vùng Đông Âu, Balkans và Cận Đông nhưng Hoa Kỳ vẫn quyết theo ý riêng, tùy vào quyền lợi lớn của họ.

Anh và Pháp 'ương bướng' cho đến vụ kênh đào Suez là hết lực và đành chấp nhận nhường chỗ trọn vẹn cho Mỹ trong các chính sách từ châu Âu sang tới Trung Đông, Hồng Hải.
Từ Thế Chiến I đ̣ến nay tôi chưa thấy ở đâu Hoa Kỳ chưa đạt được mục tiêu chiến lược của họ và nước Mỹ luôn không thiếu người sẵn sàng giúp.

Ngay trong chuyện chuyển hướng với Cuba vừa qua, ai mà ngờ được đồng minh hữu hiệu nhất cho ông Obama lại là Đức Giáo hoàng Francis.
Viễn kiến của Hoa Kỳ cho khu vực và Việt Nam thì ai cũng đã thấy vì họ công khai nêu ra từ lâu.
Một bộ phận cán bộ ở Việt Nam hiển nhiên luôn cho rằng Hoa Kỳ có ý muốn thay đổi chế độ ở Hà Nội.

Tôi chưa nghe quan chức cao cấp nào của Mỹ đáp lại điều này nên xin tạm lấy lời của Tổng thống Obama nói về Iran để cùng chia sẻ cách nghĩ của người Mỹ về những ai ghét họ.
Theo ông Obama, có những người bảo thủ ở Iran "vì đã đầu tư quyền lợi và tình cảm quá nhiều vào chủ nghĩa bài Mỹ nên sự thay đổi, mở cửa ra với thế giới khiến họ run sợ" và vì thế trong đàm phán hạt nhân cứ 'một bước tiến hai bước lùi'.

Hiển nhiên, Việt Nam không phải là Iran mà thậm chí còn là đối tác toàn diện của Hoa Kỳ.
Tư duy đ̣ộc lập với nước ngoài là điều tốt nhưng Việt Nam đã không ở vào vị thế trung lập mà còn ký đối tác chiến lược với một loạt nước nên bài toán là làm sao vừa giữ vừa xây và bỏ giáo điều để canh tân chứ không phải bị động, loay hoay giữa xung đột của các bên.
Lấy ví dụ trước học thuyết quân sự mới của ông Putin coi Nato là kẻ thù chính, mà Việt Nam lại là đối tác chiến lược với cả Nga và một loạt nước Nato, thách thức ngoại giao sẽ không đơn giản khi xung đột của họ gia tăng trong năm 2015.

image
Việt Nam ứng xử thế nào với các diễn biến quốc tế?
Chính sách của ông Tập Cận Bình với Việt Nam thế nào thì các lãnh đạo Trung Cộng sang thăm cũng đã nói khá rõ.
Chỉ một chuyện mở Viện Khổng tử thôi đã làm náo động các giới trong và ngoài nước cho thấy người Việt Nam nói chung quá bị động và không có sự chuẩn bị để chơi với môộng nước Trung Cộng đang vươn ra mạnh mẽ.
Quan hệ với Mỹ và châu Âu thì trở thành cuộc kéo co về nhân quyền, bắt thả thả bắt, chẳng ra đâu vào đâu cả.

Nếu có sang thăm Việt Nam, như đã nói ở trên, vì không còn bị ràng buộc bởi Quốc Hội, ông Obama không hề yếu mà là người ở vị thế rất mạnh, có thể có những quyết định cơ bản cho quan hệ hai nước.

Căn cứ vào những gì ông Obama nói về Trung Đông, Nga và Cuba, ông có vẻ tỏ ra là người luôn chủ động chìa tay ra tạo cơ hội cho bất cứ ai, kể cả kẻ thù, đối thủ đáng gờm nhất, nhưng vế sau của tư duy Obama lại là nếu cho cơ hội mà không nhận thì hãy ráng chịu.
Năm 2015 như thế sẽ là năm bản lề cho Việt Nam trước kỳ Đại hội Đảng tới và câu hỏi là ai sẽ là người lãnh đạo đủ mạnh ở Việt Nam để chơi tay ba với các nhân vật quốc tế tầm 'khủng' như thế.



Nguyễn Giang

*****

Giai thoại về khúc nhạc GiaoThừa

http://baomai.blogspot.com/


image

Vài lời về Khổng Tử và Học viện Khổng Tử
Việt Nam ra mắt Học viện Khổng Tử
Màu cà vạt nói gì về con người bạn?
Kiêng mỡ, đúng hay sai?
Đêm Havana & Ngày Hà Nội
The Interview: Phim ám sát Kim Jong-un
Lễ Giáng Sinh ngày càng phổ biến tại Việt Nam
Vatican: Thuốc đắng dã tật?
Salvador Dali và những tấm thiệp giáng sinh kỳ quá...
Sony công chiếu phim bị Bắc Hàn lên án
Nước Mỹ: thiên đường hạ giới
Nguyễn Xuân Phúc: Phó Thủ tướng “chống tham nhũng”...
Việt Nam khỏi lo ‘sắp mất Cuba’
Bỏ tiền ‘chạy việc’ sau tốt nghiệp?
Quân đội của Đảng hay của Nhân dân?
Nước mắt trong Nail & Bà Mẹ Mìn
Tình dục và những tai nạn chết người
Các đóng góp của Tòa Thánh trong diễn trình bình t...
Nụ cười và những giọt nước mắt của người Cuba
Việt Dzũng R.I.P: after 365 days
Đồng Văn, Hà Giang
Làm gì với vi phạm đạo đức tôn giáo?
Chuyện đời
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua đời
Việt Nam, Cuba vẫn như ta với mình?
Babysit: "mang lại niềm vui cho người khác"
Crimea: không còn là niềm vui cho dân Nga !
Nghề làm “ tượng sống ” trên đường phố Châu Âu
Hoa Kỳ - Cuba đang tiến tới nối lại bang giao
Bắt Trẻ Đồng Xanh
Tiếp tục suy nghĩ về những vụ bắt bớ gần đây
Hai thế giới song song…
Lần tặng quà đau xót
Con Thiên Nga ‘dấu’…yêu!
Gà Đông Tảo
Nạn nhân của cơn sốt thẩm mỹ Hàn Quốc
Cảm xúc đến từ tim hay não?
Bệnh tật trong trại cải tạo
Thị trấn với hàng trăm mỹ nữ 'khát chồng'
Lịch sử những ca khúc Giáng Sinh nổi tiếng thế giớ...
Tại sao chúng ta ngáp?
Nuôi gái
Người Việt ở Nga 'hoang mang' vì kinh tế
Thảm sát trường học ở Pakistan
Phúc trình CIA sẽ làm nước Mỹ mạnh hơn
Cách đơn giản giữ ấm trong mùa Đông
Người cao tuổi giữ ấm trong mùa Thu - Đông
Các thói quen thời Trung Cổ
Pulque: Rượu của các vị thần Aztec
Bạn phải làm gì khi có nổ súng trong trường học
Huyền thoại về cái đẹp trong thơ
Đặc nhiệm nổ súng, giải cứu con tin ở Sydney
Người vợ quy hàng
Tuyển chọn 10 bài hát Giáng Sinh quốc tế, Noel hay...
Tuyết Nhi PSCD Messengers of Love Christmast Gala,...
Phỏng vấn Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa về Thảm Họa Bắc Thu...
MOL 5
Chúng tôi muốn sống - We want to live (captioned)
Khi thủ tướng X tham gia chương trình Chúng Tôi Mu...
Bài giảng trong thánh lễ cầu nguyện cho Công Lý và...
Quê Hương Bỏ Lại
Những tay guitar rock không thể thay thế
Đồng Rúp rơi tự do, Putin còn cầm cự được bao lâu?...
Nhân quyền ở Việt Nam - chính sách và thực tiễn
Làm sao liên lạc người ngoài hành tinh?
Tỉnh Aceh của Indonesia sắp áp dụng luật Hồi giáo ...
Những người đoạt giải Nobel Hòa bình kêu gọi hành ...
Ý thức nữ quyền trong tác phẩm của các nhà văn nữ ...
Hành trình đến tự do: và cơ hội hòa giải
Thượng Viện Canada mở hội nghị: Dùng hòa ước Paris...
LOẠN
Những tình huống bất ngờ...
Xe đò giường nằm Việt Nam dưới con mắt người nước ...
Uber là gì?
Tôi rất tự hào khi được sống ở Mỹ
Nghĩ ngược về hội nhập và tỉnh táo khi truyền thôn...
Rượu ngon, đắt tiền, rẻ tiền và khom lưng
Truyền thống bia rượu ở Việt Nam
Nghiên cứu về cái địt
Vợ chồng chỉ một con đường mà thôi!
Sự im lặng ngọt ngào...
Nhân viên Amazon làm việc ra sao trong kho hàng kh...
Quốc gia nào thông minh nhất Thế giới ?
Nơi thân thiện nhất thế giới
Vì sao con gái thích màu hồng?
Vì sao cần cảnh giác với viện Khổng tử?
Chuột đã béo tới đâu?
Hỏa bốc lên đầu khi dầu sụt giá
Những khắc khoải siêu hình trong thơ miền Nam 1954...
Tìm cổ vật ngoài khơi miền Trung VN
Những điều nên biết khi kết hôn lần hai
Nelson Mandela: Kẻ gây rối
Ăn Mày thời hiện đại
Lý do phi công trẻ thích lái máy bay bà già
Phỏng vấn Thầy Nguyễn Mạnh San về Pháp Luật Thực D...
Từ Gold Dollar chuyển sang Oil Dollar để cai quản ...
Chống tham nhũng ở VN ‘là mị dân’
Người nước CHXHCNVN xấu xí bởi vì đâu?
Photo :20 sáng kiến
Xóm nổi sông Hồng
Những bài học rút ra từ nghèo khó...
Bản chất Trung Cộng không thay đổi
Giá dầu hỏa và đồng rúp giảm mạnh
Bé Mốc ngày xưa
Chủ trang Blog Người Lót Gạch bị bắt
Càng cao tuổi càng cần ăn ngon !
Tấm bằng du học còn có giá ở VN?
Bạn sẽ mua được loại quân xa nào?
Con người không ngủ được bao lâu?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.