Ngày
mới xuất hiện ở Việt Nam, Internet là một cái gì đấy rất “oách”, uy tín và đáng
hãnh diện.
Những
thông tin sẽ được bồi thêm một câu: “Đã đăng trên Internet” để tăng thêm độ tin
cậy, với hàm ý rằng: Ở trên mạng là phải đúng!
Ngày
nay, khi mạng Internet đã phổ biến, cụm từ “báo mạng” lại mang một sắc thái
miệt thị không nhỏ. Nhưng, chính người vừa dùng từ “báo mạng” để coi thường lại
chẳng bao giờ cầm đến một tờ báo giấy.
Báo
chí Việt Nam
có phải đang ở đáy của sự phát triển?
Thay
đổi thói quen đọc báo
Báo
giấy phải mua. Đồng tiền đi liền với trách nhiệm, nên trước khi móc ví ra người
mua phải chọn lọc kỹ những thứ có giá trị.
Ngược
lại, đối với báo mạng, cái khiến người ta nhấn chuột là tính hấp dẫn của tiêu
đề.
Như
vậy, vấn đề quyết định cho thành công của báo giấy là nội dung, còn báo mạng là
cái tít.
Hậu
quả của việc này là gì?
Lượt
truy cập là thước đo duy nhất cho thành công của báo mạng, đáng tiếc, như nói ở
trên, điều này lại không phụ thuộc vào chất lượng, nên bài có tít giật gân câu
khách rẻ tiền chiếm số đông.
Bài
viết hay chưa chắc ăn khách (do tít không nổi bật), chưa chắc được hiểu (do
nhiều chữ) và cũng chỉ được từng ấy tiền nhuận bút, vậy thì tại sao người ta
không chạy theo xu hướng khi mà chính người đọc một mặt kêu báo chí rẻ tiền,
vừa thích đọc những tin rẻ tiền.
Thật
ra tâm lý của con người nói chung luôn bị gây chú ý bởi những thứ gây sốc, nên
không thể không để tâm vào cái đập thẳng vào mắt (ở ngoài đường không ai quan
tâm đến 2 người bắt tay nhau mà bị chú ý bởi 2 người đang ẩu đả), nhất là cái
tiêu đề đấy không kiểm chứng được, nên đành phải nhấp chuột vào. Sau khi
biết mình bị lừa bởi trò câu khách thì đã muộn rồi.
Nó
rõ ràng khác hẳn với cơ chế phải trả tiền và có thể xem qua trước của báo giấy.
Như
thế tính trách nhiệm của báo chí khi chỉ chạy theo cái tít là rất thấp
Quá
nhiều bài viết?
Một
tờ báo giấy thông thường chỉ ra 1 hoặc 2 lần một tuần. Sau vài ngày hoặc một
tuần thì sự đối xử với mọi cái tiêu đề (hấp dẫn hay không hấp dẫn) đều như nhau
cả, vì chỉ có từng ấy cái mà đọc. Cái hay cái dở đều sáng tỏ. Điều này vẫn đúng
ngay cả với tờ ra hàng ngày, vì số lượng bài vẫn phải hạn chế.
Vì
hạn chế nên chỉ những gì hay nhất mới có cơ hội lên báo. Báo chí cần đa chiều,
nhưng không phải lúc nào cái nhìn theo hướng ngược lại cũng đúng. Trong khi đó,
báo mạng cần tin bài hàng giờ sẽ phải đăng cả những quan điểm sai lè hoặc rỗng
tuếch.
Báo
chí không phải là cái chợ để ngay cả những người thiếu hiểu biết hoặc thiếu khả
năng lập luận cũng có thể bày tỏ ý kiến, không biên tập kỹ để loại bớt bài kém
là thiếu tôn trọng độc giả và hạ thấp tư cách của báo chí. Nên nhớ rằng không
phải ai cũng hiểu chuyện nên người ta mới phải đọc báo!
Đúng
là báo chí cần nhanh nhạy, nhưng việc cần quá gấp lại làm giảm chất lượng bài
viết khi những vấn đề sâu sắc luôn cần thời gian suy ngẫm, phân tích mà đối với
thời đại Internet chỉ qua một chút thời gian thôi vấn đề đã bị giảm nhiệt. Như
vậy có thể nói, bản chất nhanh nhạy của báo mạng phần nào đã đi ngược lại với
sự sâu sắc mà báo chí cần có.
Cộng
với sự lười đọc vốn có của phần đông người Việt Nam từ xưa, những bài báo sâu
sắc lại càng hiếm có đất sống, vì những thứ lắm chữ, phải suy nghĩ nhiều thường
rất “mỏi mắt” nếu đọc trên máy tính. Tin lá cải càng có cơ hội phát triển.
Sợ
dư luận
Để
thu hút người đọc, nhiều báo cho bình luận tự do (điều này càng phổ biến trên
trang Facebook của báo đó) mà trong đó không ít là comment thô tục và vô ý
thức, nên sức ép của đám đông trong thời đại Internet là lớn hơn hẳn do tính
trực tiếp, ngay lập tức và không kiểm duyệt của nó.
Sức
ép này làm tăng một cách đáng kể sự a dua theo đám đông của báo chí mà số đông
thì - như chúng ta đã biết: không phải lúc nào cũng đúng. Nếu chỉ lựa theo
chiều gió, báo chí không hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Trong
thời đại của báo giấy, mỗi tờ đều có phong cách riêng, có bị báo khác cóp cũng
không ảnh hưởng nhiều vì ít nhất phải chờ đến hôm sau mới in ra được.
Còn
thời nay, các báo mạng có thể dễ dàng đăng lại bài của nhau gần như ngay lập
tức nhờ thỏa thuận hoặc “xào xáo” lại.
Internet
đã xóa mờ khoảng cách giữa các báo, làm xuất hiện những tờ báo chỉ sống bằng đi
ăn cắp bài. Hậu quả là báo gốc có thể không có mấy ai đọc, còn báo lấy đăng lại
thì rất nhiều lượt truy cập. Và như thế, những người mất công trả nhuận bút để
có bài sẽ thu nhập ít hơn người không phải làm gì cả. Những báo chân chính này
sẽ nghèo đi, nhuận bút cho người viết ít dần hoặc hoàn toàn không có.
Nhiều
trường hợp người viết bài gửi thẳng cho một báo nhưng báo này không đăng, đến
khi gửi cho nơi khác được đăng, tờ báo từng từ chối kia lập tức đăng lại và ăn
khách hơn nhiều báo gốc.
Cứ
như thế, các báo chẳng coi người viết bài ra gì (vì báo nào cũng chờ báo kia),
người viết nản, và báo muốn làm ăn đàng hoàng cũng nản.
Giảm
nguồn thu
Báo
giấy có 2 nguồn thu chính: Số lượng ấn bản và quảng cáo. Nhưng khi chuyển sang
báo mạng thì gần như chỉ trông mong vào quảng cáo, vì số lượt truy cập không
mang lại nhiều tiền, còn quảng cáo thì hên xui (chưa chắc độc giả có click vào
quảng cáo hay không).
Như
vậy, lợi thế lớn nhất là lượt truy cập vô giới hạn thì không mang lại tiền bạc,
thu nhập chủ yếu (quảng cáo) thì tự mình không quyết định được, cuộc khủng
hoảng của báo chí là điều dễ hiểu.
Cộng
tất cả các yếu tố lại: Nội dung nhảm nhí, tiền thu của báo ít, nhuận bút người
viết ít hoặc không có, nội dung liên quan đến chính trị thì bị hạn chế, tất cả
tạo thành một nền báo chí què quặt.
Internet
tưởng chừng là công cụ trợ giúp báo chí lại có thể đang giết chết báo chí, nếu
không có ai nghĩ ra một cơ chế hay một cách thức hoạt động khác, báo chí vẫn sẽ
“ngắc ngoải” dài dài.
Trần
Công Hưng
Bạn muốn đăng kí dịch vụ truyền hình cáp sông thu và internet sông thu tại Đà Nẵng, ngoài ra còn có; dịch vụ truyền hình cáp SCTV Đà Nẵng, internet cáp quang Viettel. Nhiều sự lựa chọn hơn đối với người dùng.
ReplyDelete