Nhà
văn, nhà báo Nguyễn Trường Sơn qua nét vẽ Họa sĩ Vi Vi Võ Hùng Kiệt
Người
ta đọc được những dòng chia sẻ:
Ông Simon NGUYỄN BÍCH VÂN
Bút hiệu Nguyễn Trường Sơn, Hà Châu
Chủ bút BÁN NGUYỆT SAN TUỔI HOA
Giám đốc TỦ SÁCH TUỔI HOA
Đã mệnh chung vào lúc 12 giờ 45 trưa Thứ Tư 20 tháng 5 năm 2015 (giờ Paris), hưởng thọ 97 tuổi.
Tang lễ sẽ được cử hành tạiParis ,
Thứ Ba ngày 26 tháng 5 năm 2015.
Ông Simon NGUYỄN BÍCH VÂN
Bút hiệu Nguyễn Trường Sơn, Hà Châu
Chủ bút BÁN NGUYỆT SAN TUỔI HOA
Giám đốc TỦ SÁCH TUỔI HOA
Đã mệnh chung vào lúc 12 giờ 45 trưa Thứ Tư 20 tháng 5 năm 2015 (giờ Paris), hưởng thọ 97 tuổi.
Tang lễ sẽ được cử hành tại
Vâng, những dòng chia sẻ đơn giản, chứ không phải cáo phó, như một thông báo trong muôn vàn thông báo của đời sống, được đăng trên blog của tuoihoaonline.
Và rồi một thông báo khác sau đó:
Nguyễn
Sơn Vũ, con trai nhà văn Nguyễn Trường Sơn, mang di ảnh vào nhà nguyện
Trung Tâm Công Giáo.
“Buổi tưởng niệm nhà văn Nguyễn Trường Sơn sẽ được tổ chức vào ngày 7 tháng
Sáu, năm 2015 tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, Giáo Phận Orange, 1538 N.
Century Blvd. Santa Ana, CA 92703. Thánh lễ do Đức Giám Mục Dominic Mai Thanh
Lương và Linh Mục Bill Cao cử hành.Nhà văn Nguyễn Trường Sơn đã góp phần đáng kể vào công cuộc giáo dục thanh thiếu niên Việt
Ly không có mặt trong buổi tưởng niệm ấy. Nhưng Ly sẽ tưởng niệm bác suốt đời.
***
Cái tên “Tuổi Hoa” tự nó đã đầy ý nghĩa sống động. Nhưng cụ thể hơn cả, nó là tên của một bán nguyệt san dành cho tuổi học trò, và sau này cũng là tên của một tủ sách chuyên xuất bản những truyện dài: Tủ Sách Tuổi Hoa.
Các anh chị trong tòa soạn gọi Bác là “Anh Cả”, chỉ có Ly gọi Bác bằng “Bác”, bác Trường Sơn.
Mấy ai biết nhiều về cuộc đời của bác? Chỉ sau khi bác ra đi, mọi người mới có dịp nhắc nhở:
“Sự nghiệp viết báo của ông Nguyễn Trường Sơn khởi đầu từ Hà Nội, thập niên 1950. Hai tác phẩm đầu tiên là Măng Chột (báo Đạo Binh Đức Mẹ) và Xóm Giáo (phát động thành lập đoàn liên minh Thánh Tâm), cả hai đều ký bút hiệu Hà Châu.
Sau khi vào
Sau khi phát hành, tác phẩm này được tiếp nhận rất nồng hậu và ông nghĩ ra một chuyện lớn hơn, “dài hơi” hơn, đó là ra một tờ báo. Từ đó bán nguyệt san Tuổi Hoa ra đời. Khi báo đã đứng vững, ông cho phát hành tiếp tủ sách truyện Tuổi Hoa với ba loại: “Hoa Đỏ” dành cho tuổi thanh thiếu niên thích phiêu lưu mạo hiểm, “Hoa Xanh” dành cho tình cảm nhẹ nhàng của thiếu nhi, và ít lâu sau đó là “Hoa Tím” dành cho lứa tuổi mới lớn với ít nhiều mộng mơ. Truyện “Chú Thỏ Đế” là “sản phẩm” đầu tiên được đón nhận, và ông bắt đầu thành lập hẳn tủ sách Tuổi Hoa.” (Theo Nhà văn Quyên Di.)
***
Trong thế giới văn chương của Miền Nam Việt Nam thời đó, không có ai “dạy viết” cho ai cả, trừ quý thầy cô dạy Việt Văn trong nhà trường, nhưng đó lại là một chuyện khác. Vào khu vườn Tuổi Hoa, như đã có một vùng đất được vun bón, những cây trái hoa cỏ cứ việc tăng trưởng. Mà chính những tác phẩm của bác Trường Sơn là chất liệu quý giá đã góp thêm phần màu mỡ cho đất. Chính những tác phẩm của bác đã là những bài “dạy viết” tuyệt vời!
Chưa hết, nếu không nói đến chuyện “được trả tiền nhuận bút” sẽ là một thiếu sót rất lớn. Viết truyện ngắn đăng báo, là sẽ được trả tiền nhuận bút. Báo nào cũng vậy, chứ không riêng báo Tuổi Hoa. Vì vậy người đọc cũng thấy câu này rất thường trên các báo: “Bài được đăng trên báo này rồi xin đừng gửi cho báo khác”. Tuy là viết thì có nhuận bút, nhưng viết trở thành một sinh hoạt, một nhu cầu, không phải một phương tiện. Các cây bút trẻ thời đó không viết vì tiền.
Mùa he, sau khi thi đậu Tú Tài 1, Ly được nhận vào làm “cô cò” cho tòa soạn Tuổi Hoa. (Thời ấy kỹ thuật in là đúc từng chữ rời bằng chì. Muốn xếp từ ngữ “báo”, thợ xếp chữ phải lần lượt bốc chữ b, chữ á và chữ o. Cứ vậy ghép lại thành trang sách, in tạm ra để sửa kỹ mọi sai sót trước khi lên máy in. Người trách việc coi bản in tạm, sửa lỗi gọi là “thầy cò” vì thường do các chú, các bác lớn tuổi phụ trách.)
Thế là ngoài chuyện học hành, Ly có thêm “nghề”. Mỗi buổi chiều Ly đến tòa soạn, ngoài công việc “cô cò” Ly còn nhận các thư từ của độc giả để phụ bác Trường Sơn phân loại, trả lời, hoặc sắp xếp cho bác tiện việc đọc để chọn đăng. Công việc rất yên lặng vì ít ai vào tòa soạn trong ngày thường, trừ khi có việc cần.
Còn muốn thấy cảnh nhộn nhịp không khó, chỉ việc bước vài bước ra phía sau là sẽ đến nhà in, dùng chung cho báo Đức Mẹ và báo Tuổi Hoa. Ở đó, tiếng máy in chạy rập rình suốt buổi, át hẳn tiếng người nói. Có khoảng sáu, bảy người làm việc, từ sắp chữ, lên khuôn, in thử, rồi sau mấy lần sửa chữa dưới bàn tay của “cô cò”, các bản in chính thức sẽ ra đời, được đóng gáy, ráp bìa, đem đi phát hành.
Mà vui nhất có lẽ là chiều Thứ Bảy, các anh chị trong Ban biên tập tụ họp về, cùng với thân hữu và độc giả khắp nơi, ghé chơi chuyện trò, ca hát.
Một số cây bút Tuổi Hoa, đi lính, đã sớm đền nợ nước ở tuổi còn rất trẻ. Tòa soạn có những lúc đắm chìm vào nỗi buồn của đất nước.
Loại “Hoa Tím” ra đời trễ nhất, sau hai loại “Hoa Xanh” và “Hoa Đỏ”. Ly là người sớm viết cho loại này, cũng với sự khuyến khích của bác Trường Sơn. Ban đầu, vì nghe nói loại “Hoa Tím” dành cho tuổi mới lớn, tuổi mơ mộng, có “chút chút” yêu đương, nên một số phụ huynh e ngại loại truyện này, cấm các con nhỏ xem. Càng bị cấm thì các bạn càng tò mò, lẽ đương nhiên. Nhưng Tủ Sách Tuổi Hoa đã đi vững chắc với đường hướng của mình, dần dần các cây bút và các tác phẩm loại “Hoa Tím” đã được “giải oan” và trở thành người bạn thân thiết của độc giả học trò.
***
Tòa soạn Tuổi Hoa đóng cửa ngay sau ngày 30 tháng Tư 1975.
Ly không biết các thành viên của Tuổi Hoa đã đi đâu, ra sao. Cái biến cố to lớn ấy đã thay đổi tất cả. Ly, cây bút tuổi học trò, có hai truyện dài “được” nằm trong danh sách bị cấm. Như một cây non bị bứng ra khỏi khu vườn yên vui, vứt vào một vùng đá đen, xung quanh toàn những cây gai hung tợn, cây non lập tức héo úa. Ly muốn gượng dậy, nhưng rồi không được. Ly thà cất cây bút của mình vào một nơi không được nhớ đến, hơn là phải bẻ cái ngòi bút cho cong. Ly tự đặt một dấu chấm hết cho việc viết lách của mình, không muốn liên lạc với một ai.
Tình cờ về sau Ly được biết bác Trường Sơn cùng gia đình đã qua sống bên Pháp.
Bây giờ, bác chọn thời điểm 40 năm để ra đi vĩnh viễn. Một khoảng thời gian dài! Khoảng thời gian ấy có làm cho tâm tư của Bác mòn mỏi? Bác hẳn đã hơn ai hết nhớ thương mảnh vườn mà Bác đã khai mở và vun đắp. Nhưng dù sao, nghĩ đến bác Trường Sơn, Ly thường nghĩ đến hình ảnh người mang trên tay những hạt giống. Bác sống nửa sau của cuộc đời và ra đi ở bên Pháp. Nhưng những hạt giống lành Bác đã gieo khắp nơi, từ khu vườn hoa gấm một thời.
Mà không chỉ là những tác phẩm cũ được hồi sinh, thực tế các cây bút của Tuổi Hoa đã sống lại, tiếp tục đứng lên.
Hình ảnh một cây cổ thụ sừng sững mà rất đỗi khiêm nhường, lặng lẽ truyền sức sống cho cả một thế hệ, Ly sẽ mãi nhớ và tri ân bác suốt đời. Bác Nguyễn Trường Sơn ơi! Xin Bác yên nghỉ.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.