Nhiều
người tới đây để làm việc và có người ở lại vì bia và cà ri.
Một
nền kinh tế đang bùng nổ, các điểm tham quan văn hóa đẳng cấp thế giới, một
khung cảnh xã hội sôi động cộng với địa lý dễ dàng đi vào châu Âu lục địa làm
cho London trở thành cục nam châm rất lớn đối với người nước ngoài.
Có
538.817 visa được cấp cho những người sống và làm việc tại Anh vào năm 2014,
tăng 37% kể từ năm 2013, theo chính phủ Anh.
Nhưng
chuyển tới thủ đô của Anh để sống không phải không có những trở ngại.
Thành
phố lớn nhất châu Âu có chi phí sống hết sức đắt đỏ, đặc biệt là khi nói đến
việc mua hoặc thuê một căn hộ.
Làm
quen với thời tiết Anh với trời lúc nào cũng mây và mưa cũng có thể là một yếu
tố không dễ, đặc biệt đối với những người đến từ những vùng nắng ấm.
Và
mặc dù là một thành phố hiện đại, văn hóa London
mang đậm các nét từ nhiều thế kỷ của truyền thống Anh khiến người nước ngoài có
thể thấy khó hiểu.
Nhưng,
đối với hầu hết mọi người, khả năng cao là họ sẽ thích nghi.
Anh
được đặt tên là "địa điểm hàng đầu cho người không bị bó hẹp trong cộng
đồng người nước ngoài nào đó và là nơi dễ giao lưu với người dân địa phương
(49% so với 31% trên toàn cầu)", theo Khảo sát Về Người nước ngoài 2015
của HSBC.
Trên
thực tế, phân nửa số người nước ngoài ở Vương quốc Anh đã tìm thấy bạn đời kể
từ khi chuyển tới sống tại đây.
Vậy
thì bạn cần biết những gì để đảm bảo có trải nghiệm tích cực London ?
Tìm
việc làm ở London
Tìm
việc làm tại trung tâm tài chính London
không dễ dàng
Cho
dù bạn đã chuyển tới hoặc bắt đầu tìm việc ngay từ khi đang còn nước ngoài,
kiếm được việc làm ở London
là chuyện đau đầu.
Nếu
bạn muốn chuyển tới nơi này nhưng không thạo về nước Anhh và không phải là một
công dân trong thành viên Liên minh châu Âu, thì tìm việc làm trong lĩnh vực
cần chuyên môn cao có lẽ là tấm vé duy nhất cho bạn.
Có
ba cách chính cho người lao động có tay nghề nhưng không phải là công dân EU
xin được giấy phép lao động ở Anh.
Quyền
làm việc được đưa ra theo ba cơ chế thị thực: nghề đang thiếu người làm, nghề
mang tính thử nghiệm thị trường lao động và luân chuyển trong một công ty.
Trong
tháng Hai 2015, Ủy ban Tư vấn Di cư Vương quốc Anh của Chính phủ công bố việc
kiểm soát lại danh sách nghề thiếu lao động và tạo thêm 10 loại việc
làm mới, tập trung vào việc trong công nghệ kỹ thuật số và y tế.
Thậm
chí nếu bạn đã có visa cho phép sinh sống và làm việc tại Anh theo một loại thị
thực nào đó, chẳng hạn như theo dạng visa 'vợ chồng', thì bạn vẫn nên nghiên
cứu trước các khả năng tìm việc.
"Cải
thiện việc tìm kiếm việc của bạn ở nước ngoài đòi hỏi phải làm việc thông minh
hơn chứ không nhất thiết là làm việc chăm chỉ hơn," Lisa LaRue, một chuyên
viên tư vấn nghề nghiệp tại Careerworx, một công ty trụ sở tại London, cung cấp
dịch vụ phát triển nghề nghiệp cho người nước ngoài, nói.
"Không phải lúc nào cũng dễ dàng hoặc thậm chí có thể có sự chuyển
đổi suôn sẻ cho một việc làm tương tự mà bạn từng thích làm tại một thị trường
việc làm mới," La Rue nói. Một số người nước ngoài sẽ thấy rằng những kỹ
năng hoặc bằng cấp khiến họ hội đủ điều kiện để làm việc tại nước của họ có thể
không phù hợp cho họ vai trò tương tự ở Anh, bà nói thêm.
Angela
Randall, 35 tuổi, biết được điều này khi cô chuyển từ Los
Angeles tới London
cách đây bốn năm với chồng, một công dân Anh.
"Tôi
cảm thấy những gì tôi đã là chẳng độc đáo chút nào," cựu giám đốc truyền
thông xã hội tại một công ty tiếp thị và quảng cáo nơi cô cho biết cô sắp được
đề bạt lên ghế lãnh đạo, cho biết.
Ngoài
việc gửi hô sơ lý lịch và tìm các công ty Mỹ có chi nhánh văn phòng tại Anh,
Randall dựa vào các công ty tuyển dụng để giúp cô tìm được việc làm. Tuy nhiên,
cô cảm thấy bất cứ khi nào cô được phỏng vấn cho việc làm mà cô nghĩ là phù
hợp cho mình, thì mọi chuyện té ra là kỹ năng của cô "chẳng ăn nhập gì
cả".
Cuối
cùng, Randall đã làm việc trong vai trò quản lý tại một cửa hàng giày nơi cô đã
có thể sử dụng kiến thức tiếp thị của mình để đẩy doanh thu bán hàng. Thế nhưng
cô đã không thể giữ được việc khi công ty chuyển sang mô hình doanh nghiệp chỉ
bán hàng trực tuyến trong lúc cô nghỉ sinh con.
LaRue
khuyến khích những ai tìm việc trên trang mạng LinkedIn, là trang để liên kết
với các nhóm, trước khi chuyển tới Anh để sống và làm việc. Điều này có thể
giúp bạn hiểu biết về thị trường và cơ hội mới.
Cô
cũng khuyên nên thường xuyên tham gia các hiệp hội nghề nghiệp tại địa phương
hoặc chuyển từ thành viên hiệp hội nghề nghiệp hiện tại của bạn đến Vương
quốc Anh để hội nhập mình vào cộng đồng có cùng nghề nghiệp tại đây.
Ngoài
ra, làm sơ yếu lý lịch không quá hai trang và đăng ký các khóa học phát triển
nghề nghiệp tại Anh có thể giúp tìm được các cơ hội phỏng vấn những công việc
cần chuyên môn đặc biệt.
Trình
tự cấp visa khá là phức tạp và hầu hết mọi người thấy sẽ dễ hiểu hơn nếu được
hướng dẫn từ đồng nghiệp hoặc từ tư vấn tư nhân. Đối với nhiều người, họ được cấp
visa tìm việc làm trong thời hạn sáu tháng và trước khi visa hết hạn, văn
phòng Di trú và Visa Anh sẽ liên lạc với họ.
Luôn
sáng tạo
Ngay
cả khi bạn khởi đầu công việc không phải là trong lĩnh vực công nghệ cao, xác
định cho mình là phải sáng tạo có thể là yếu tố then chốt để xây dựng một cuộc
sống ở London .
Nicole
Vaughan Wetherley, 34 tuổi, sinh trưởng từ Mississippi ở Mỹ đã gặp người chồng
người Anh của cô trong khi cả hai người đều làm việc ở New York City. Mặc dù
Wetherley làm việc cho một công ty lớn tại Mỹ, cô đã muốn ra làm kinh doanh
riêng ở London .
"Tôi
thực sự yêu Anh Quốc và tôi đã phải lòng văn hóa tại đây, nhưng London là rất
đa dạng và đa văn hóa, tôi bắt đầu suy nghĩ về những gì tôi có thể chia
sẻ," cô nói. Do đó, ý tưởng cho công ty trà đá của mình, và Sweet Sally
Tea đã ra đời.
Cô
đã tiến hành thử nghiệm thị trường bằng cách tận dụng các nguồn lực địa phương
với các cửa hàng mới mọc lên tại ga tàu điện ngầm Old Street nơi cô thuê một quầy cho hai
tuần. Cô cũng đã phát triển một mạng lưới bạn bè, một việc có thể đặc biệt khó
khăn đối với người nước ngoài di chuyển tới sống cùng chồng nhưng không có một
công việc văn phòng hoặc gia nhập các mạng xã hội.
Kể
từ khi quyết định mở công ty Sweet Sally vào đầu năm 2014, công ty đã tiếp tục
phát triển. Trà của công ty bán ngày càng chạy tại các nhà hàng và quán ở khắp London .
Giá
thuê nhà ở London
thuộc hàng đắt nhất thế giới
Tìm
kiếm chỗ thích hợp chứ chưa nói là một nơi để sống, là việc chẳng dễ dàng trong
một thành phố 8,6 triệu người. London
có thể là nơi giàu có thứ sáu trên Trái Đất, nhưng khả năng dân chúng tìm nhà ở
với giá phải chăng là hết sức nan giải.
Theo
nghiên cứu gần đây từ hãng tư vấn KPMG, trung bình người mua nhà lần đầu tiên ở
London sẽ cần có mức thu nhập tối thiểu là 77.000 bảng (118.009 USD), so với
thu nhập trung bình trên thực tế hàng năm của người lao động ở đây là 27.999
bảng (42.910 USD).
Đối
với người thuê nhà, thị trường là đắt đỏ vô cùng. Giá thuê trung bình cho một
căn hộ hai phòng ngủ không có đồ đạc ở London
là 1.700 (2.605 USD/tháng), và HSBC khuyến cáo là bạn sẽ cần phải sẵn sàng đặt
cọc sáu tuần tiền thuê khi ký hợp đồng thuê nhà.
Giá
thuê và giá mua nhà trả góp giảm đáng kể cho những người sẵn sàng đi làm ở London nhưng sống ở ngoài London . Tuy nhiên cần lưu ý rằng tiền đi lại
cũng cao.
Giá
trung bình cho vé đi một chuyến tàu điện ngầm với chặng ngắn là 2,80 bảng (4,29
USD) và những người dùng xe hơi đi vào London
phải trả phí giao thông cũng như tiền đậu xe rất đắt.
Dẫu
vậy thì không phải mọi thứ đều tốn kém.
Giáo
dục miễn phí là một lợi ích rất lớn cho người nước ngoài chuyển tới sống cùng
gia đình.
London
có một số trường công lập tốt nhất trong cả nước và có nhiều sự lựa chọn khác
có sẵn nếu bạn có thể đủ khả năng trả tiền học phí, chẳng hạn như The American
School ở London hoặc Lycee Francais, trường học cho người nước ngoài của Pháp.
Học
phí trung bình tại một trường tư sẽ có giá 12.000 bảng (18.364 USD) cho một học
sinh ngoại trú mỗi năm.
Sari Zeidler
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.