Hãy tưởng tượng bạn
lớn lên cùng một người anh (chị) song sinh nhưng không giống nhau.
Hai người được nuôi
dạy như nhau, thông minh như nhau, cùng sở thích, cùng môi trường giao lưu, nói
chung mọi thứ y hệt như nhau.
Chỉ có một một khác
biệt nhỏ, bộ mặt. Có thể một người mắt to, trông ngây thơ; người kia gò má cao,
lông mày rậm hơn.
Ngay cả những khác biệt
nhỏ về hình thức có thể đưa 2 người vào 2 đường đời khác nhau
Năm tháng trôi đi,
liệu hai người có cuộc đời giống nhau không, hay là sự khác biệt trên đã dẫn đến
kết cục khác nhau?
Đáng buồn là câu trả
lời là có khác nhau. Chỉ nhìn bạn thoáng một cái người ta đã kết luận ngay bạn
giỏi và đáng tin không, bạn là lãnh đạo hay nhân viên. Những định kiến này có
thể quyết định đời bạn, mọi thứ, từ bạn bè đến túi tiền.
“Mặc dù ta muốn quyết
định theo lý trí nhưng ta lại thường thiên về những gợi ý bề ngoài,”
Christopher Olivola ở Đại Học Carnegie Melon nói vậy. “Diện mạo hoàn toàn là vẻ
ngoài, ấy vậy mà nó là yếu tố dẫn nhập mạnh”
Trước đây, “chủ
nghĩa phân biệt diện mạo” coi như là sự không may trong cuộc đời. Nhưng với ảnh
hưởng lan tỏa của nó, Olivola nghĩ rằng đã đến lúc coi nó như những định kiến
khác và phải có hành động.
Với văn hoá trọng
người nổi tiếng, sắc đẹp có thể là gốc của chủ nghĩa diện mạo
Từ 1990 kinh tế gia
Daniel Hamermesh đã thấy những người đẹp thu nhập 10-12% nhiều hơn ở đủ các loại
nghề như bóng đá, luật sư, kinh tế gia. Chỉ có một nghề không cần đẹp, đó là cướp
có vũ trang.
Thực vậy, qua thăm dò và thấy người đẹp không phải luôn được ưu ái trong những
nghề thuộc mảng pháp luật. Phụ nữ đẹp có thể khó được nhận việc hơn ở cấp lãnh
đạo nếu người phỏng vấn cho rằng điều đó làm giảm niềm tin.
Cách đây 10 năm Alexander
Todorov ở Đại Học Princeton thấy rằng có thể do quan tâm đến sắc đẹp mà ta quên
nhiều dạng khác của định kiến về diện mạo.
Ông đề nghị những
người tham gia nhìn ảnh những người ứng cử vào Thượng viện và Hạ viện trong 1
giây và cho điểm “mức độ năng lực”. Chỉ đến khi ông xét đến các yếu tố khác như
tuổi và vẻ hấp dẫn ông mới thấy việc xét đoán nhanh của những người tham gia ai
sẽ thắng cử là chính xác gần tới 70%.
Đã bao giờ vẻ bề
ngoài của bạn làm hại bạn chưa?
Những nghiên cứu gần
đây cũng thấy diện mạo đẹp sẽ dễ thành công, dù nam hay nữ. Nếu bạn trông có uy
thế, bạn dễ được làm Giám Đốc điều hành và có lương cao. Trong quân đội, các
nhà khoa học đề nghị người tham gia xét đoán diện mạo của học viên sĩ quan về độ
vượt trội. Những học viên có điểm cao sau này dễ lên chức hơn.
Người ta cho rằng
tính thật thà đặc biệt thể hiện ngay lên mặt. Khi được xem một loạt ảnh, những
người tham gia hầu hết đều có đồng quan điểm ai trông đáng tin cậy hơn và sẵn
sàng cho vay tiền. Tại tòa, bộ mặt ngây thơ có thể thoát tội; với cùng bằng chứng,
những người trông đáng tin ít bi quy tội hơn. Một nghiên cứu cho thấy như vậy.
Cũng phải nói rằng
điều này dựa vào những báo cáo hoàn toàn chủ quan. Làm sao chúng ta biết cái gì
làm cho bộ mặt thật thà, am hiểu hoặc uy quyền? Có thể đơn giản là ta xét qua
biểu hiện trên mặt, cười tươi hay cau có. Rõ ràng là có sự khác biệt. Mặc dù vậy,
bằng chứng cho thấy, ta còn xét đến cả các yếu tố khác nữa.
Thí dụ, Olivola và
Todorov đã dùng các ảnh thiết kế bằng máy tính, không thể hiện tình cảm, để xem
xét các yếu tố khác. Qua việc hỏi những người tham gia cho điểm các ảnh và so
sánh điểm của nhiều ảnh khác nhau, người ta phân tích được tín hiệu của những
nét đặc trưng tinh tế của bộ mặt.
Những ảnh này cho biết
chúng ta phản ứng với những với những biến đổi rất nhỏ của mọi thứ trên trên
khuôn mặt, từ hình dáng lông mày đến cấu trúc xương dưới mặt. Hãy nhìn các
khuôn mặt dưới đây để đánh giá bạn có năng lực, uy quyền, dễ gần hay đáng tin cậy.
Những bộ mặt này ít
nhiều cho thấy sự (A) hiểu biết, (B) vượt trội, (C) Quảng đại, (D) Đáng tin cậy.
Ta thường thích nghĩ
rằng ta không bao giờ nông cạn, nhưng thực tế là khi gặp ai, ta tức khắc đánh
giá họ ngay. Todorov đã chứng minh rằng chỉ cần 40 phần nghìn giây để ta có một
cảm nghĩ về tính cách ai đó, nghĩa là bằng 1/10 thời gian chớp mắt. Hơn nữa, có
lẽ phải mất 3-4 năm kinh nghiệm sống để biết ai là “kém cỏi” hoặc “tốt” nếu chỉ
dựa vào vẻ bề ngoài.
Những xét đoán nhanh
này cũng không đáng lo ngại nếu như phần lớn là chính xác. Thực vậy chúng có một
phần sự thật. Jean-Francois Bonnefon ở CNRS, Pháp, và các đồng nghiệp mới đây
có yêu cầu những người tham gia chơi trò chơi kinh tế, trong đó họ được nhận
vài euro và có thể quyết định đầu tư tiền đó vào một người chơi khác, người này
lại có thể giữ tiền lại (nếu không trung thực) hoặc chia lãi (nếu là trung thực).
Chỉ dựa vào một ảnh
duy nhất, những người tham gia hóa ra có thể đoán được đối thủ sẽ chọn cách làm
nào, tốt hơn một chút so với trường hợp đoán ngẫu nhiên. Điều này đưa đến câu hỏi
hay, ông nói. “Thật khó hiểu vì sao chúng ta có thể phát được tín hiệu trên mặt
là ‘đừng tin tôi’.” Như chuyên mục BBC Future đã đề cập trước đây, bộ mặt của
ta có thể bộc lộ mức độ hooc môn hoặc tình trạng của hệ thống miễn dịch.
Thực tế là ta xét
đoán không chính xác nên thường hại nhiều hơn lợi. “Người ta thường trọng vẻ bề
ngoài mà bỏ qua điều đã được biết,” Olivola nói. Thí dụ, trong trò chơi đo mức
tin cậy và thành thực, những người tham gia lại muốn tin người có bộ mặt ngây
thơ, ngay cả khi đã có những bằng chứng là người ấy trước đó đã lừa gạt.
Không khó khăn gì để
thấy rằng những cảm giác nhanh đầu tiên có thể bắt đầu đưa bạn và người song
sinh tưởng tượng theo những quỹ đạo rất khác nhau.
Bất luận bạn tới một
buổi liên hoan, gặp gỡ họ hàng, trả lời phỏng vấn hoặc xin vay ngân hàng thì bộ
mặt của bạn có thể sẽ quyết định số phận. Đó là một vấn đề đặc biệt gai góc
trong thế giới siêu kết nối lúc này, Olivola nói. “Ngày nay, với các lý lịch
đăng trên mạng, ta có thể có ngay ấn tượng trước khi nói chuyện hoặc gặp mặt ai
đó.” Giả dụ bạn định tuyển một trợ lý mới.
Bạn có thể có ý định
xem lý lịch một cách khách quan, nhưng một khi thấy chân dung là bạn nảy ý
thiên vị và không thể khách quan được nữa. “Nó làm thay đổi cách hiểu các thông
tin tiếp theo,” ông nói. “Có lẽ không thể nào rèn luyện để không có ấn tượng,
nó là một hành vi tự động.”
Mắt to trông có vẻ
ngây thơ nhưng không hẳn thế đâu.
Với mối quan ngại
này, Olivola and Todorov viết một nghiên cứu biện luận rằng các nhà tâm lý học
phải tìm hiểu cách chống phân biệt diện mạo. “Nếu một quyết định là quan trọng
thì tôi đề nghị chân dung sẽ được đưa ra cuối cùng trong quá trình xử lý thông
tin,” Todorov nói. “Khi chúng tôi phỏng vấn học sinh vào học cao học thì tôi biết
là tôi muốn làm việc với họ trước khi tôi gặp họ. Những thông tin quan trọng nhất
là thành tích đã có và thư giới thiệu.” Olivola còn đề nghị phỏng vấn ứng viên
trên màn hình cho dù ông phải công nhận rằng như vậy không thực tế.
Tuy nhiên nhiều dàn
nhạc chuyên nghiệp thấy rằng nghe không nhìn trong khi chấm thi có thể giảm ảnh
hưởng của những định kiến khác, thí dụ một nghiên cứu cho thấy họ đã cải thiện
đáng kể cơ hội lựa chọn các nhạc công nữ.
Như Hamermesh lập luận
trong cuốn sách “Thế mạnh của nhan sắc ” rằng định kiến dựa vào diện mạo có thể
là vấn đề pháp lý nếu bạn có thể chứng minh rằng bạn không thu nhập bằng người
đồng nghiệp trông hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên tạo ra luật
mới và thực thi nó là việc tốn kém, và ông cũng không chắc rằng sẽ làm được khi
mà còn nhiều vấn đề gấp gáp hơn trước mắt. “Vấn đề là chúng ta có muốn hay
không muốn chi tiền công quỹ để bảo vệ những người diện mạo xấu trong khi, theo
ông, các nhóm khác đáng được chú ý hơn?” ông nói. Chắc chắn không một ai kêu rằng
việc phân biệt diện mạo sẽ làm lu mờ công sức của ta đấu tranh chống các loại định
kiến khác như là phân biệt giới hay phân biệt chủng tộc.
Dù muốn hay không để
những vấn đề trên phải giải quyết ở tòa, ít nhất chúng ta cũng bỏ thời gian xác
định diện mạo mình. Không như phần lớn các loại định kiến khác, chúng ta vừa là
nạn nhân vừa là kẻ gây tội của thực trạng phân biệt diện mạo. Mọi người đều đã
từng đánh giá ai đó một cách oan uổng vì diện mạo, và ngược lại tất cả chúng ta
đều đã bị đánh giá. Và đó là một sự thật xấu xa mà ta phải đối mặt.
David Robson
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.