Từ
những ngày đầu năm (Tết Nguyên Đán) đến nay, các phương tiện thông tin trong và
ngoài nước xuất hiện khá nhiều hình ảnh đời sống xa hoa, vương giả của những
quan chức Việt Nam hiện tại cũng như sự giàu có của gia đình, họ hàng của họ.
Và đương nhiên bản thân các quan chức và cựu quan chức này đang sống trên đất
Hà Nội, dòng họ, bà con của họ thì sống rải rác khắp nơi từ Bắc chí Nam. Nhưng
cách Hà Nội không xa, chưa đầy hai trăm cây số đường bộ và năm chục cây số
đường chim bay, có những cuộc đời hết sức khủng khiếp, sự nghèo khổ của họ được
xếp vào hàng vĩ đại của thế giới.
Từ
Ninh Bình đến Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên –
Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh
Thuận… cho đến Tây Nguyên, miền Đông Đất Đỏ, Mũi Cà Mau hay Móng Cái… Đi đâu
cũng gặp những cảnh đời nghèo đến mức khó mà tin được!
Đơn
cử trong một chuyến đi, tôi đến huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa, đây là huyện trước
đây ba năm xếp trong nhóm nghèo nhất nước. Sau ba năm, nhờ sự chiếu cố của
Đảng, nhà nước, huyện thoát khỏi cảnh nghèo. Phương tiện thông tin trong nước
đều nói vậy. Nhưng khi đến đây, tôi hết sức bất ngờ và buồn cười. Bất ngờ ở chỗ
nhà tranh mái lá vừa rất thơ mộng, vừa nghèo lại vừa mát mẻ của người đồng bào
Mường, Thái, H.Mong không còn nữa. Thay vào đó là những ngôi nhà xây lúp xúp,
lợp tôn, nhìn xa thì giống chuồng heo, lại gần thì giống chuồng lợn.
Hỏi
ra mới biết là nhà nước đã hỗ trợ tiền, bắt buộc người nhận hỗ trợ phải xây
dựng nhà, xóa bỏ nhà tranh. Như vậy là bút sa gà chết, bà con thi nhau cặm cụi
xây nhà. Nhưng vùng này vốn là vùng nghèo thuộc diện chó ăn đá gà ăn muối, cho
bao nhiêu thì bà con xây bấy nhiêu, tiền ăn còn không có, lấy đâu mà xây nhà?!
Và với khoản tiền mười đến mười lăm triệu cho mỗi mái nhà, khỏi cần tưởng tượng
thì cũng biết căn nhà xây lên to cỡ nào rồi.
Nói
thì tội, đâm ra xúc phạm đồng bào của mình, nhưng thú thực nếu xây nhà kiểu như
vậy, ở nhà tranh tốt hơn nhiều. Bởi vì nhà tranh dù sao cũng mát, không ồn khi
mưa rơi và cũng ít lo bị sét đánh. Đằng này, xóa bỏ nhà tranh theo chủ trương
của nhà nước (thực chất là để tránh ống kính của những du khách đi qua đường
Trường Sơn, bởi trên tuyến đường này, sự phân biệt giàu nghèo nhìn rất rõ, nhà
nào xây bề thế, có cổng ngõ, ra dáng biệt thự, dinh thự thì đó là của quan chức,
nhà nào xập xệ là của dân), dân phải xây với mức tiền ít ỏi, nhiều người xây dở
chừng thì vật liệu xây dựng tăng giá, phải chạy vay chạy mướn trả bằng lúa.
Cuối cùng, căn nhà xây xong giống cái chuồng, người thì đeo nợ.
Thử
nghĩ, với mức tiền từ mười đến mười lăm triệu đồng (tùy vào số người nhiều hay
ít mà dao động từ mười đến mười lăm triệu) để vừa mua gạch, mua ciment, mua tôn
để lợp thậm chí phải mua gỗ để làm đòn tay, kèo chứ rừng đã bị cấm, đến cây tre
rừng cũng không được đốn hạ thì lấy đâu ra để làm nhà. Và với ngần đó tiền, cái
nhà xây được sẽ bằng một phần ba diện tích căn nhà tranh cũ, lợp tôn, ngột
ngạt. Trong điều kiện thời tiết mà mùa Đông thì lạnh cắt da cắt thịt, mùa nắng
thì ngộp thở, thêm phần gió Lào thì thà ở nhà tranh còn tốt hơn nhiều. Đó là
chưa kể đến việc nhiều nhà lâm vào nợ nần triền miên do vay tiền bù khoản chênh
lệch vật liệu xây dựng (gọi là tiền phát sinh).
Ghé
thăm một gia đình, thấy ông lão người Mường ngồi tiu ngĩu, mắt kèm nhèm, mặt
buồn xo, thi thoảng có con ruồi bay vi vu qua mắt ông. Không biết hỏi câu gì,
cũng chẳng biết nên bắt đầu từ câu nào bởi vì ông cũng không buồn chào khách,
thậm chí có ánh nhìn không mấy thiện cảm. Tôi buột miệng hỏi một câu cho có
hỏi: “Cụ ơi, cụ ăn uống gì chưa?”. Vì lúc này đang là 12h trưa nên tôi hy vọng
câu hỏi này tạo được gần gũi với ông cụ. Ông ngồi nhìn tôi một hồi rồi trả lời
bâng quơ: “Cán bộ hả? Hỏi hay nhỉ! Gạo sạch trong đít nồi, lấy cái cục cứt gì
mà ăn!”. Câu nói vừa có chút nóng giận, lại vừa tục tằn một cách rất hồn nhiên
của ông khiến tôi thấy thương ông lạ lùng và cũng không tránh khỏi bật cười.
Tôi
hỏi tiếp: “Ủa, sao lại… Nhà mình đi đâu hết rồi cụ?”. Ông nhìn lại tôi một lúc,
ra chiều thiện cảm: “Đi mót củi rừng cả rồi. Mấy đứa lớn vào Nam làm thuê”.
Hỏi chuyện một lúc nữa, tôi được biết ông cụ năm nay chỉ mới 60 tuổi, nhìn bề
ngoài thì có vẻ như trên 90. Ông vốn là thợ rừng, giờ thất nghiệp, con cái bỏ
đi làm thuê ở miền Nam ,
ông sống với hai đứa cháu nhỏ. Hiện tại, ông chẳng còn gì để ăn. Hai đứa nhỏ
đang đi hái măng rừng và mót củi rừng (chứ không chặt như trước đây vì rừng
cũng đã trơ trụi) để bán dưới chợ. Ông bị bệnh mấy tuần rồi nên chỉ ngồi nhà
chờ cháu mua gạo về nấu cháo cho ăn, từ sáng tới giờ ông chưa có gì bỏ vào
bụng, tối bữa trước thì ăn cháo với măng rừng.
Nghe
đến đây, tôi chẳng biết nói gì hơn, lục túi, biếu ông hai trăm ngàn đồng, ông
cầm hai trăm ngàn đồng mà giống như người dưới xuôi đang cầm hai trăm triệu
vậy, thật khó tả. Tôi đi được một đoạn, nghĩ lại, quyết định giảm bớt cà phê và
ăn kiêng một chút, quay lại biếu ông thêm ba trăm ngàn nữa. Ông nhìn tôi tròn
xoe mắt và hết cả kèm nhèm. Khi tôi đi ra, ông chắp tay vái lên trời, nói to:
“Cầu Trời Phật phù hộ cho cậu, cậu đi đường bình an, mạnh khỏe!”. Lời nguyện
cầu cùng âm sắc hết sức lạ lẫm của ông khiến tôi cứ ám ảnh trên đường đi, mà
mỗi khi nhớ lại hình ảnh ông chắp tay cầu nguyện cho tôi thì tôi lại ứa nước
mắt…
Mường
của huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa)
Tôi
cũng chẳng thể bàn luận gì thêm về chính sách của nhà nước cũng như đời sống
của những người nghèo nữa. Tôi chỉ nghĩ rằng: Với lời cầu nguyện đầy tâm huyết
của người đàn ông Mường này, tôi sẽ được bình an. Và nếu thực dụng một chút,
những người có nhiều tiền mà sợ nhiều thứ, tốt nhất nên mang tiền đến tặng
những người nghèo như ông cụ vừa nói. Sự biết ơn và lời cầu nguyện của họ hướng
về người đã giúp họ có khi còn tốt hơn cả triệu lần việc xây chùa, cúng dường,
bày trò công đức, đốt vàng mã… Bởi vì nếu lời cầu nguyện của họ không thành sự
thật, vô nghĩa chăng nữa thì ít nhất cái công đức cứu đói, giúp nghèo hiện ra
kết quả rất rõ, ngay trước mắt, chẳng phải siêu hình và tù mù.
Vì
hiện tại, có rất nhiều người nghèo, đồng bào thiểu số miền núi đã đến mùa giáp
hạt, họ chẳng có cái cục c. gì để mà ăn đâu! Thưa các quan, các ông các bà, các
ngài đạo đức đang ngồi trên ngai vàng, đang sống như các hoàng đế thế kỷ 21
trong bộ vó thanh liêm và mẫu mực ạ!
VietTuSaiGon
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.