Nhiều
người dân xung quanh đã tìm cách đưa nạn nhân ra khỏi gầm máy xúc nhưng không
được
Một
người biểu tình bị máy xúc cán qua người khi tham gia phản đối một dự án công
nghiệp tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, báo trong nước đưa tin.
BBC
đã liên lạc với Chủ tịch UBND huyện Cẩm Giàng, ông Vũ Hồng Khiêm, để yêu cầu
được cung cấp thêm thông tin, nhưng ông cúp máy.
Báo
Thanh Niên cho biết vụ việc xảy ra vào lúc 8 giờ ngày 10/7, trước lối vào công
trường dự án khu công nghiệp Cẩm Điền - Lương Điền.
Nạn
nhân là bà Lê Thị Châm, 54 tuổi, từ xã Cẩm Điền, báo này cho biết thêm.
Cũng
Thanh Niên dẫn lời bà Lương Thị Miền, một trong các nhân chứng có mặt tại hiện
trường xảy ra vụ việc, nói nạn nhân bị gãy xương bả vai và xương mặt.
Một
nhân chứng khác, bà Lương Thị Hương, thì nói nhiều 'đối tượng với nhiều hình
xăm trên người, mang theo dao, kim tiêm' đã xuất hiện và 'đe dọa' người biểu
tình.
Ông
Nguyễn Văn Công, Phó chủ tịch UBND huyện Cẩm Giàng, dẫn thông tin từ công an
khu vực khu công nghiệp Cẩm Điền - Lương Điền xác nhận có những đối tượng như
trên, theo Thanh Niên.
Tuy
nhiên ông nói những người này không mang theo hung khí như người dân thuật lại.
Ông
cũng cho biết sự việc sẽ được công an huyện tiếp tục điều tra.
Video
được đăng tải trên mang xã hội cho thấy một phụ nữ bị máy xúc đè lên mặt và lên
vai.
Nhiều
người dân đã tụ tập xung quanh chiếc máy xúc và hô "chết người rồi",
đồng thời ném đất đá về phía chiếc xe.
Một
số người đã tìm cách đưa nạn nhân ra khỏi gầm xe nhưng không được.
Video
này tính đến 15 giờ 30 chiều 10/7 đã được chia sẻ hơn 8.000 lần và thu hút hơn
120 nghìn lượt xem.
Báo
Gia đình và Xã hội dẫn lời ông Vũ Hồng Khiêm nói bà Châm đã được đưa vào bệnh
viện tỉnh Hải Dương và không bị nguy hiểm đến tính mạng.
"Một
gầu máy xúc va vào một người dân tên Châm ... dẫn đến xây xát xương bả vai,
toàn bộ mặt bị xây xát", ông nói.
"Qua
chụp cắt lớp không thấy nguy hiểm tính mạng".
Cũng
theo ông Khiêm, từ 5 giờ chiều ngày 9/7, đơn vị nhà thầu đã bắt đầu đưa thiết
bị vào triển khai san ủi nhưng bị người dân ngăn cản.
Theo
báo Thanh Niên, những người biểu tình đã phản đối mức giá bồi thường ruộng quá
thấp.
*****
Dư
luận phẫn nộ về việc dân oan Lê Thị Châm bị cán bởi máy xúc
Sự
việc thương tâm của bà Lê Thị Châm, một dân oan tại Hải Dương, bị xe máy xúc
cán qua người trong khi bà và nhiều người dân khác đang tranh đấu để bảo vệ đất
đai của mình đã làm dư luận khắp nơi trong và ngoài nước phẫn uất. Sự phẫn nộ
lại càng dâng cao khi ngay sau đó những người cầm quyền và công an đã trắng
trợn chối bỏ vụ việc. Để ghi lại phần nào tâm tư của dư luận, chúng tôi đã
phỏng vấn một số người quan tâm đến vụ việc này cùng câu hỏi sau:
Anh/chị/
bạn nghĩ gì về việc bà Lê Thị Châm bị cán bởi máy xúc trong lúc giữ đất? Và
nghĩ gì khi Trung tá Nguyễn Trọng Hiển, Phó trưởng Công an huyện Cẩm Giàng nói
rằng: “Chúng tôi khẳng định không có việc xe máy xúc đè qua người dân?”.
Chị Ca Dao - một phóng viên đang sinh sống tại Pháp: Việc bà Châm bị cán
bằng xe ủi đất có lẽ chỉ là một trong muôn ngàn sự đàn áp, nỗi oan ức ở Việt Nam . Đã có
những cái chết bị lãng quên hay cố tình bị lãng quên trong đồn công an, dưới
gầm cầu, ngoài đường phố. Sự việc ngày hôm nay của bà Châm gây chấn động dư
luận, truyền thông trong và ngoài nước đều đồng loạt đăng tải, ngày cả trang
Ireport của CNN cũng đưa tin này. Tại sao?
Có
lẽ vì bà là một người dân oan, chỉ vì đòi lại đất của mình mà bị cán ngay trên
vùng đất dựng lên bằng mồ hôi, nước mắt, và hôm nay, bằng cả máu của mình.
Hay
có lẽ vì câu nói vô trách nhiệm của phó trưởng công an huyện Cẩm Giàng: Trung
tá Nguyễn Trọng Hiền: “chúng tôi khẳng định không có việc máy xúc đè qua người dân.”
Và
Nguyễn Văn Phương - Trưởng Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh cũng khẳng định như
đinh đóng cột rằng: “Làm gì có chuyện máy xúc chèn qua người dân?”
Vô
cảm hơn nữa, chủ tịch huyện Cẩm Giàng là Vũ Hồng Khiêm nói một cách vô tư: “Đây là clip ghép”!
Hình
ảnh chiếc áo xanh bao bọc tấm thân gầy gò của người dân oan Hải Dương nằm sóng
sượt bên nền đỏ thẩm của lá cờ đỏ sao vàng như nói lên hệ quả của 85 năm mà
chiếc cày của đảng cộng sản đã giày xéo lên mãnh đất quê hương.
Cách
đây mấy năm, con chó của tôi băng qua đường, bị chiếc xe cán phải. Mọi người
hoảng hốt gọi xe cứu thương. Xe cứu thương chở chú chó vào clinique cho thú
vật. Cảnh sát có mặt tại hiện trường không đầy 5 phút sau đó. Người lái xe rối
rít xin lỗi và trả phí tổn nhà thương. Chú chó không chết, chỉ bị thương nặng.
Hôm sau, người lái xe tới nhà tặng hoa cho tôi như một lời xin lỗi, mặc dù lẽ
ra lỗi ở tôi đã không giữ chó trong nhà mà để chạy rong ngoài đường. Thế mới
biết, số phận của một con người ở thiên đường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn thua cả
một con chó ở xứ Tư bản giãy chết!
Nếu
chủ tịch tỉnh Hải Dương không làm rõ vụ này, trị tội đích đáng kẻ vô trách
nhiệm, đền bù xứng đáng cho gia đình nạn nhân thì hai chữ “nhân
quyền” từ cửa miệng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà Trắng cách đây vài
ngày chỉ là một lời nói dối không hơn không kém.
Anh
Quang Nam - phóng viên đài Đáp
Lời Sông Núi tại Hoa Kỳ: Thật là ngoài sức tưởng tượng của con người.
Đảng CSVN từng một thời dựa vào tầng lớp nhân dân nghèo khổ để gầy dựng hệ
thống quyền lực trong nhiều năm. Nhưng hôm nay, chính những người dân thấp cổ
bé họng lại là nạn nhân của sự tận cùng của tội ác do đảng cộng sản gây nên.
Thật sự, người dân Việt Nam
như bà Lê Thị Châm đã không còn gì để mất ngoài sinh mạng mình. Và sự kiện hôm
nay đã là một minh chứng hùng hồn rằng đảng CSVN sẵn sàng cướp tất cả, kể cả
sinh mạng của dân lành, để làm giàu cho bản thân và phe nhóm.
Hương
Thu -
một giáo viên đang làm việc tại Hải Dương đặt ra nghi vấn: Vụ này liệu
công an có thí mạng kẻ lên điều khiển máy xúc thay cho kẻ lái chính không? Và
liệu bệnh viện có tiếp tay cho công an để cho cô Châm chết, hòng trốn tránh
trách nhiệm và bưng bít thông tin không? Uất tận cổ!
Chân
Như -
phóng viên đài RFA: “Khốn nạn”, chỉ hai chữ đó thôi. Chấm hết!
Blogger
Mẹ Nấm, Nha Trang: Hành động điều khiển xe ủi đất cán qua người bà Châm là
hành vi giết người có chủ đích.
Điều
quan trọng hơn tôi nghĩ nhiều người cần có câu trả lời đó là vì sao tên lái xe
lại nhẫn tâm làm như vậy? Ai bảo kê cho anh ta hành động như vậy?
Bên
cạnh đó, tôi không lấy làm ngạc nhiên với câu trả lời của ông Hiền - Phó trưởng
Công an huyện Cẩm Giàng, bởi dối trá là thói quen của các quan chức Cộng sản.
Ngày
hôm nay, mỗi người dân là một chiến sĩ thông tin, và mạng Internet là nơi bóc
trần sự dối trá của Cộng sản rõ ràng nhất. Tôi nghĩ, thời tàn của Cộng sản đã
đến rồi!
Trần
Văn Cương, Hải Phòng: “Cộng sản là dối trá, là tội ác. Nhưng không thể dùng hai
chữ “cộng sản” để lý giải cho mọi tội ác và mọi điều dối trá của nó được. Có lẽ
phải hiểu là cộng sản không nói láo thì không sống được (hay sao đấy!). Mọi sự
rõ ràng như thế, bị thâu hình rõ mồn một như thế mà nó vẫn muốn cho người ta
chửi. Không hiểu nổi! Chả lẽ họ lại “quyết tâm ngu” đến thế sao”.
Huỳnh
Anh Tú, Sài Gòn: “Thật xót xa cho dân Việt Nam . Chỉ vì muốn bảo vệ mảnh đất
của mình mà phải nhận lãnh một hậu quả nghiệt ngã như thế. “Người trong một
nước phải thương nhau cùng”, vậy mà có thể tàn nhẫn với đồng bào ruột thịt mình
như thế. Phải chăng đây là một trong những sản phẩm ưu việt của chế độc tài
đảng trị? Thay vì đàn áp đồng bào mình thì hãy hướng về biển Đông để đối đầu
với quân xâm lăng tàu cộng đang xâm thực nước Việt Nam kìa”.
Blogger
Dương Lâm, Đà Nẵng: Việc xe cán qua người bà Châm làm em nghĩ đến 2 góc độ: 1-
Đó là một hành động man rợ, phi nhân tính của kẻ lái xe. 2- Động cơ nào tiếp
động lực cho hành động đó? Ai hoặc nhóm người nào đã tạo ra và dung dưỡng, bao
che cho tội ác đó tồn tại trong cộng đồng này.
Blogger
Võ Trường Thiện, Nha Trang: Tôi thì nghĩ, sau ngày hôm nay, người nông dân họ có tiếp
tục tay không chịu đựng đổ máu trước chiếc máy xúc nặng vài tấn kia nữa không,
hay là họ sẽ cùng nhau tìm các hất đổ hoặc đốt nó để ngăn cản sự việc này tái
diễn thêm lần nữa?
Phạm
Văn Thành, cựu TNCT hiện đang sống tại Pháp: Đây là hành vi liên đới chặt chẽ giữa
Nhóm Tư Bản Đỏ và Hệ Thống Cầm Quyền. Sự bao che này bắt mọi người còn giữ
lương tâm phải nhận ra rằng chúng là một tập đoàn liên đới tạo nên tội ác. Phải
chăng chính quyền địa phương đã bật đèn xanh cho người lái máy ủi đất? Và nhiều
phần trăm người giành volant nhấn ga cán lên người bà Châm là công an.
Vụ
án 6 người tại Bình Phước có dấu hiệu kết thúc giả để truyền thông chính thống
dùng vụ án ấy để che mờ đi vụ án chấn động này. Trong tình hình hỗn loạn ý chí
ở thượng tầng, cần phải tìm ra quan điểm phe phái của nhóm chính quyền Hải
Dương nói chung, Cẩm Giàng nói riêng... xem có yếu tố Tàu giật dây hay không?
Vì hành động của người điều khiển máy ủi hạng nặng là hành động cố ý. Vì thế.
Sẽ còn nhiều uẩn khúc nếu không tìm ra nhân thân của tay tài xế ấy.
Xin
tạm ngừng những xót lòng, những phẫn nộ bằng những giòng chữ sau đây của anh
Trần Hạnh đăng trên Facebook của anh:
Chúng
ta cần mở mắt để thấy:
1.
Nạn nhân không chỉ là một người mà là cả 95 triệu người VN
2.
Thủ phạm không chỉ là một người mà là toàn thể đội ngũ lãnh đạo ĐCSVN
3.
Công cụ đàn áp không chỉ là một chiếc xe xúc mà là cả một hệ thống 'luật pháp'
và một lực lượng công an mật vụ
Có
giết tên tài xế này thì còn cả vạn tên tài xế khác. Đừng trả thù cá nhân. Cần
phải giải quyết vấn đề tận gốc rễ.
Hỡi
dân tôi, đây có phải là chuyện đáng quan tâm hơn cây xanh, bóng đá và tư thế
ngủ của hoa hậu hay không?
Phạm
Thanh Nghiên
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.