Pages

Saturday, November 14, 2015

Nhớ Mùa Thu Hà Nội

fall hero autumn kung fu leaves
Rất lâu trước khi các ca khúc lãng mạn về Hà Nội của thập niên 90 ra đời, khi người ta còn bắt buộc phải nghĩ đến Hà Nội như nghĩ đến một “thành trì cách mạng”, thì nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã mở đầu ca khúc Nhớ mùa thu Hà Nội bằng một hình ảnh tương tự như tranh Bùi Xuân Phái:

image
Hà Nội mùa thu,
Cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ
Nằm kề bên nhau,
Phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu …

Sinh ra ở Đắc lắc, lớn lên ở Huế và thành danh ở Sài gòn nhưng Trịnh Công Sơn đã nhìn thấy thật sâu cái vẻ đẹp của Hà Nội. Cũng trước đó, nhạc sĩ Song Ngọc, một người miền Nam, chưa hề một lần đặt chân đến Hà Nội, đã viết ca khúc Hà Nội Ngày Tháng Cũ làm nao lòng người.

image
“Bài Nhớ Mùa Thu Hà Nội  đã bị cấm hai năm chỉ vì chữ Mùa Thu - chữ Mùa Thu Hà Nội đã trở thành thuật ngữ Cách Mạng Mùa Thu - thì TCS đã viết "sẽ có một ngày từng con đường nhỏ trả lời cho tôi”.

image
Đi giữa mùa Thu Hà Nội mà “nhớ đến một người để nhớ mọi người ...". Người ta đặt câu hỏi: Nhớ một người là nhớ ai? Và từng con đường nhỏ tại sao lại phải trả lời? Hà Nội, những con đường của Hà Nội tại sao lại phải trả lời? Trả lời cho ai? Trả lời cái gì? Với sự suy diễn méo mó, bài hát đó đã bị cấm hai năm. Các bạn có biết cái nỗi đau của người sinh ra đứa con tinh thần như thế nào?” (họa sĩ Trịnh Cung).

image
Bùi Xuân Phái (1920-1988) sinh ra và mất tại Hà Nội, ông tốt nghiệp trường Cao Ðẳng Mỹ Thuật Ðông Dương năm 1946. Là họa sĩ có số tác phẩm đồ sộ với nhiều thể loại và đề tài khác nhau, nhưng nổi tiếng nhất là những tranh vẽ Phố Cổ Hà Nội, tranh Chèo, Khỏa thân, Cảnh quê, Miền biển...

image
image
image
Các tác phẩm của ông biểu hiện sâu xa linh hồn người Việt, tính cách nhân bản và lòng yêu chuộng tư do, óc hài hước đậm nét bi ai và khốn khổ. Ông bị mất việc dạy học tại Trường Cao Đẳng Mỹ thuật Hà nội năm 1957 vì ủng hộ nhóm Nhân Văn giai phẩm, cho mãi đến năm 1984 tranh của ông mới được phép triển lãm.

image
Nhớ Mùa Thu Hà Nội của Trịnh Công Sơn cùng với tranh vẽ của Bùi Xuân Phái quyện với nhau thật tuyệt, với những cây bàng lá đỏ, với mái ngói thâm nâu…

image
Tôi đã chọn giọng Khánh Hà cho ca khúc này. Cô phát âm thật rõ và mỗi chữ là một sự gọt dũa, trau chuốt, luyến láy tuyệt vời. Cô hát không chỉ với kỹ thuật điêu luyện mà với tất cả tâm hồn mà người nghe có thể cảm được.

Bây giờ xin mời bạn ngắm tranh Bùi Xuân Phái và nghe Khánh Hà hát Nhớ Mùa Thu Hà Nội.

image

Nhớ Mùa Thu Hà Nội
Trịnh Công Sơn

Hà Nội mùa thu,
cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ,
nằm kề bên nhau,
phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu.
Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội,
mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió,
mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ,
cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua.

Hồ Tây chiều thu,
mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi.
Màu sương thương nhớ,
bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời.
Hà Nội mùa thu đi giữa mọi người,
lòng như thầm hỏi, tôi đang nhớ ai,
sẽ có một ngày trời thu Hà Nội trả lời cho tôi,
sẽ có một ngày
từng con đường nhỏ trả lời cho tôi.

Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội,
nhớ đến một người
Để nhớ mọi người.



VCH

autumn water fall fallen leaves

Thiếu tình hữu nghị Việt Trung
Cảnh sát Mỹ, Nhật, Singapore, Việt Nam biểu diễn q...
Nhìn mồ hôi, đoán cảm xúc
Tấn công Paris là 'hành động gây chiến'
Cô gái nhặt rác 17 tuổi đoạt giải Hoa hậu...
Sáu bước đơn giản để giữ đầu óc minh mẫn
Trí nhớ giảm sút phải làm sao?
R.I.P: nhạc sĩ Anh Bằng
Mắt mờ vì tia laser từ đồ chơi
Dấu ấn Mao: Từ Hồng vệ binh tới ông Tập
K-9 là gì và Việt Tân ứng xử ra sao?
Trên hai thập niên hàn gắn tinh thần tội nhân
Những ‘tổ mối’ đục ruỗng tận cùng nền kinh tế cứu ...
Tổng thống Obama chúc mừng bà Aung San Suu Syi
Luật Báo chí VN là 'vũ khí phe bảo thủ'?
Nhà báo và quyền lên tiếng
Cẩm nang giúp ‘muốn gì được nấy’
Senator Janet Nguyen Reacts to Frontline/ProPublic...
Nơi nào nói tới cả trăm thứ ngôn ngữ?
Bức tranh cao giá thứ hai thế giới

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.