Pages

Tuesday, April 5, 2016

Nhiều điều thú vị của biểu tượng @

rubber pencil pencil alessandro coppo
Chúng ta sử dụng ký hiệu @ ở email và ở các chỗ khác là nhờ có Ray Tomlinson, người qua đời năm 79 tuổi.

image
Nói về ký hiệu “at” (@ đọc theo tiếng Anh) thì sẽ hay hơn nếu bạn không phải là người nói tiếng Anh.

image
Việc sử dụng ký hiệu này đã có từ những năm 1500.
Mục @ trong Wikipedia nêu cách gọi theo hơn 50 ngôn ngữ khác nhau, nhiều cách gọi mô tả hình hài sống động, thường là hình con vật.

Người Armeni gọi là ishnik tức “cún con” (theo tôi, nằm khoanh tròn trên sàn). Thuật ngữ này trong tiếng Trung Cộng ở Hoa Lục là quan ei, tức “A vòng” còn ở Đài Loan là xiao laoshu tức “chuột con”. Người Đan Mạch lại thích gọi là snabela tức “vòi A của con voi”.

image
Người Hungary gọi bằng từ kém sạch sẽ hơn là kukac, tức “con “sâu” hoặc “con ròi”, người Ý gọi bằng từ khá hơn một chút, chiocciola tức “con sên”, người Kazakstan gọi là айқұлақ, tức “tai mặt trăng”, và một số người Đức gọi là klammeraffe,tức “khỉ nhện” hoặc đúng hơn là “khỉ móc đuôi”. Nếu là người Hy Lạp thì bạn gọi là papaki tức “vịt con”.

image
Cũng có sự quan tâm ngoài thế giới động vật. Người Bosnia gọi là à tức “chữ A điên” trong khi người Slovak gọi là zavinac tức “món cá cuốn” và người Thổ Nhĩ Kỳ gọi là guzel A tức “A đẹp”.

image
Thậm chí có cả một Mã Morse cho @ (là ký hiệu mới duy nhất được dùng từ Chiến Tranh Thế Giới I) được hình thành bằng dấu chấm và gạch nối cho chữ “A” và “C” tạo thành một chữ; (.--.-.)

image
Tôi đã viết ngắn gọn về lịch sử của ký hiệu @ trong email ở cuốn sách của tôi Netymology, nhưng về bài mô tả kỹ càng thì không gì hay bằng blog Những Ký Tự Ẩn Khuất của Keith Houston kể rất chi tiết câu chuyện đã xảy ra như thế nào khi năm 1971 một kỹ sư máy tính 29 tuổi tên là Ray Tomlinson đã tạo ra một biểu tượng toàn cầu khi ông quyết định lấy ký hiệu @ (mà chẳng ai quan tâm) làm điểm bản lề cho hệ thống truyền tin theo email mới của ông.



Tom Chatfield

computer office jim carrey keyboard working

Những khoa học gia tin vào Thiên Chúa
Bụng bự
Kinh tế Houston: Những ngày mây xám
Hôn chân người lạ có ý nghĩa gì?
Lý do tăm tối của tình yêu con người
Những thứ kỳ quặc con người vứt lại Mặt Trăng
Căn bệnh thời đại của sinh viên, học sinh, “lo lắn...
Có thể lừa phỉnh bộ não hay không?
Nữ nhiếp ảnh gia Shannon Benson xinh đẹp và tình y...
Người Việt tranh ăn ở Malaysia
Khi tiền phạt trở thành tiền hối lộ?
Những nét hoang dại trong tình dục
Minh Béo và vấn đề tại ngoại hầu tra
Mơ hồ về xâm hại trẻ em
Diễn viên hài Việt Nam bị bắt ở Mỹ
Trần Lực: bóng ma giữa ban ngày
Bí ẩn những sinh vật “nửa đực nửa cái”
Y tế Trung Cộng và khủng hoảng niềm tin
Ăn bằng tô ngon hơn ăn bằng đĩa?
Tính chính trị của sự sợ hãi

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.