Pages

Sunday, May 21, 2017

Những ý nghĩa đằng sau mũ trùm đầu trắng

image
Chiếc mũ trùm đầu nhọn hoắc màu trắng được đội ở Tây Ban Nha trước kỳ Phục Sinh vừa qua sẽ làm bất cứ ai nhìn thấy cũng có cảm giác kinh hoàng. Nhưng thứ trang phục lạ lùng này thật ra mang rất nhiều ý nghĩa.

Phù thủy đội chúng, những kẻ khờ dại cũng đội.

Thời cổ, ở thành Rome, những người nô lệ sau khi được trả tự do sẽ đội nó để thiên hạ biết rằng họ đã được giải phóng.

image

Vào Thế kỷ 15, các bà các cô trong tầng lớp quý tộc ở Pháp và Burgundy đội mũ trắng để tỏ rõ địa vị cao sang.
Phụ nữ thời Thế kỷ 19 ở vùng đông Địa Trung Hải thì kỳ công trang trí mũ bằng ngọc và đá quý.

image

Những xác ướp Thời kỳ Đồ sắt nổi tiếng với tên gọi "Phù thủy của Subeshi" được khai quật từ vùng Lòng chảo Tarim của Trung Cộng, dọc theo phần phía bắc của Con đường Tơ Lụa, được phát hiện có trang trí những chiếc mũ này với vải nỉ đen, với chóp nhọn cao nổi bật có khi cao đến gần 60cm trên đầu.

Sự trừng phạt đẫm máu

Dù có nguồn gốc đa dạng về mặt chủng tộc, chiếc mũ chóp nhọn cao ngày nay có vẻ gợi lên sự tò mò khi người phương Tây liên hệ hình dáng đặc thù của nó với phần mũi nhọn của sự cuồng tín phân biệt chủng tộc và trang phục đáng sợ của nhóm Ku Klux Klan.

image
Bức tranh Đám rước Trừng phạt của danh họa Goya mô tả nghi lễ tôn giáo tại Seville

Nhưng những bức ảnh lan truyền trên truyền thông trong tháng Tư vừa qua từ Seville, Tây Ban Nha, đã gợi nhắc lại ý nghĩa đa dạng của một trong những biểu tượng văn hóa độc nhất và khác biệt nhất.

Bức ảnh được chụp trong cuộc diễu hành kỷ niệm Tuần lễ Thánh (diễn ra trước ngày Chủ Nhật Phục Sinh trong lịch Thiên Chúa giáo), kể lại lễ rước Những người sám hối hội La Borriquita.

image

Trong lễ rước, các thành viên (gọi là 'người sám hối') che giấu danh tính của mình bằng cách đội mũ trùm đầu chóp nhọn (gọi là mũ 'capirote') trong một nghi thức gợi nhắc lại thời xa xưa trong cuộc Truy Đuổi.

image

Trong lịch sử, chiếc nón chóp nhọn capirote từng là dấu hiệu sỉ nhục, chỉ có những ai bị Giáo hội trừng phạt công khai vì phạm tội giáo lý sẽ bị buộc phải đội. Qua thời gian, chiếc mũ đã được hội huynh đệ Công giáo chọn dùng nhằm tự nguyện thể hiện sự sám hối - họ sám hối bằng cách tự quất lên cơ thể để trừng phạt tội lỗi của mình.

image

Trong thời gian từ 1812 đến 1819, danh họa theo trường phái lãng mạn người Tây Ban Nha Francisco Goya đã họa lại rõ nét hình ảnh một đám rước bạo lực hơn nhiều - nơi những hình phạt tàn bạo được đám đông sùng kính chăm chú quan sát công khai cảnh những người bị quất roi vào lưng cho đến khi đẫm máu.

image
Các tác phẩm của Philip Guston, thực hiện hồi thập niên 1960, chẳng hạn như bức Giới hạn Thành phố này, thường mô tả những tay băng đảng Klan đội mũ trùm đầu

image

Mặc dù hình thức thể hiện sự xâm hại đau đớn đó đã bị cấm ở Tây Ban Nha từ năm 1777, nhưng bức tranh Đám rước Trừng phạt cho thấy các nghi thức tôn giáo vẫn còn tác động mạnh mẽ đến mức nào cho đến tận Thế kỷ 19.

Những tên hề hèn nhát?

Nhưng với nhiều người xem bức ảnh chụp ở Seville hồi đầu tháng Tư vừa qua, bức tranh của Goya có lẽ không khiến người ta nhớ tới một tác phẩm hội họa.

Bởi nếu bỏ ra khỏi bối cảnh lịch sử thì người sám hối đội nón chóp nhọn capirote trong tác phẩm của nhà danh họa sẽ dễ dàng bị nhầm lẫn với những thành viên của tổ chức theo thuyết người da trắng thượng đẳng, Đảng KKK. Tổ chức này đã dùng cách cải trang tương tự trong những chiến dịch khủng bố của chúng trong suốt Thế kỷ 20.

image

Thay vì gợi nhắc đến bức tranh của Goya, trong đó thể hiện sự tàn bạo (mà họa sĩ hy vọng kêu gọi sự chú ý cần phải có cải cách với nhiều khía cạnh xã hội), những người xem bức ảnh chụp hồi tháng Tư có lẽ được gợi nhớ tới một hình ảnh biểu tượng kiểu Mỹ thời hiện đại.

image

Những tác phẩm tranh hí họa của Philip Guston sau này, được vẽ vào thập niên 1960, cũng thể hiện các nhóm băng đảng trùm đầu KKK, đã góp phần vào việc đẩy hình tượng chiếc nón chóp nhọn thành như một trò hề trong tâm trí công chúng.

Khi được đặt cạnh bức ảnh chụp những người sám hối trong lễ rước hội Borriquita, bức tranh "Giới hạn thành phố" (City Limits) vẽ năm 1969 với chiếc xe chen chúc những tên hèn nhát đội mũ trùm đầu như một phép ẩn dụ đáng nhớ về việc bất kỳ một biểu tượng văn hóa nào cũng có thể có vô số các cách sử dụng, giải thích hay diễn giải khác nhau.




Kelly Grovier

image 

Chặt đứt dương vật kẻ hãm hiếp
Từ tường thành La Mã tới bức tường ông Trump
Sinh nghề tử nghiệp
Hài hước chuyển nguy thành an
Châu Á và cơn sốt dựng tượng
Công chúa trở thường dân sau khi kết hôn
Một chuyến đi đau lòng!
Art: Ảnh nghệ thuật
Cảnh thần tiên phản chiếu trên mặt nước
Giành lại vỉa hè để cho thuê'?
Phi cơ An-225 lớn nhất thế giới
PT. Nguyễn Mạnh San: Pháp luật Hoa Kỳ thực dụng
Sex, tiền bạc và chủ nghĩa xã hội
Người bỏ báo
Việt Nam sẽ chịu thêm sức ép quốc tế vì các vụ bắt...
Phải nhậu giỏi mới nhanh lên sếp?
Nhà bác học Karl Landsteiner và các loại máu
Món hàng mới trên Con đường Tơ lụa
Đồng hồ của Vua Bảo Đại 'phá kỷ lục thế giới'
Những gì đáng sợ hơn cái chết?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.