Pages

Monday, October 30, 2017

Buồn cho cái Tuổi Già

https://baomai.blogspot.com/

– Không mua nhà lớn để con cháu thỉnh thoảng đến thăm có nơi ở, hãy xài tiền đó đi.  Cứ để chúng thuê khách sạn vì đó là lý do người ta  xây khách sạn ( …that is what hotel for ).

– Nên ở gần con để tiện thăm viếng, nhưng không quá gần để chúng đem con đến gởi hằng ngày.  Nên nhớ là bạn đã làm xong bổn phận của mình ( … you have paid your due ).

SỰ THẬT: Cha mẹ và con cái.

Lạc quan hay bi quan ? Hay cần phải có cái nhìn triết lý ?

https://baomai.blogspot.com/

Bài nên đọc để hiểu rằng mình chỉ nên lo cho con cái xong bổn phận rồi  thì đừng bao giờ trông cậy ở chúng điều gì. Mình hãy sẵn sàng khi già không còn làm việc nổi thì vào nursing home như vậy thì mình sẽ bớt  khổ.  Đời sống này ai cũng giống như vậy mà thôi! Mình cũng còn có phúc hơn rất nhiều người là bên này mình được hưởng trợ cấp dù có làm việc hay không cũng được và có cả housing nữa vậy thì chả nên bi quan mà nên chấp nhận những gì cuộc đời đã dành sẵn cho mình rồi!..  Không chừng tới khi già lại cùng các bạn đồng tuổi vào ở chung một nursing home thì lại còn vui nữa đấy!

Mời quí vị đọc và nhớ để đời  hai thân già bớt khổ…..!!!!!

Quí vị thấy những cặp vợ chồng có 9,10 người con ,dù là kỹ sư, bác sĩ,họ vẫn khổ vì con cái bạc bẽo!!! Nói chi quí vị chỉ có 4 hay 5 con!

https://baomai.blogspot.com/

Chính bản thân tôi đã gặp  nhiều cha mẹ khổ vì sự bạc bẽo của con cái ở xứ Mỹ này! Con họ là những người có học, giầu có, nhưng họ vẫn phải đi ” share” phòng hay “get line ” sau lưng tôi để xin nhà ” low  income “…    Bài đọc sau rất chính xác và thiết thực. Xin quí vị đọc và nhớ dùm tôi cho đời mình bớt khổ vì chính những đứa con mà mình đã suốt đời hy sinh cho chúng nên nguời. Tôi đã đọc được 1 bài rất hay: Nếu lỡ sanh con thì: vui với con khi chúng còn nhỏ. Lo cho chúng hoc hành nên người, và khi chúng trưởng thành, có gia đình rồi thì quên chúng đi để sống. Và đây là điều quan trong: Đừng trông mong chúng báo hiếu, kẻo thất vọng nặng nề…!!!!??? ( sách nói nhé ). Chính vì biết rõ điều này nên bản thân tôi, đã 73 xuân xanh, ngày ngày đi phòng ” gym ” 3 tiếng để  tập thể dục, bơi lội…vì bà xã đã bịnh rồi, tôi bịnh nữa là chỉ còn nước dắt nhau vào ” nursing  home ” thôi???

Thân chào và chúc quí vị nhiều sức khỏe .

Một bài rất hay, hãy ráng đọc cho hết, đừng đọc nửa chừng rồi cho qua !!!

https://baomai.blogspot.com/

Trong truyện cổ, người ta có kể chuyện một ông phú hộ và bốn người con trai. Khi bốn người con này lớn lên lập gia đình, ông phú hộ này đem một phần gia tài chia cho bốn người con, phần còn lại vợ chồng ông giữ để dưỡng già. Mấy năm sau khi vợ ông qua đời, mấy người con sợ rằng ông sẽ tìm vợ mới, lúc có con, gia tài này phải chia cho những đứa con khác. Chúng bàn với nhau thuyết phục cha, về ở với mình, săn sóc cha thật chu đáo, sung sướng để ông không cảm thấy cô đơn, khỏi cần phải tục huyền. Ðược ít lâu, chúng thuyết phục ông phú hộ chia hết tài sản  cho chúng. Bùi tai và thấy không cần giữ riêng cho mình một tài khoản nào, ông đồng ý đem gia tài chia hết cho bốn đứa con.

Sau đó ông đến ở với đứa con thứ nhất, nhưng đứa con này nghe vợ, chỉ được ít hôm, bảo ông đến ở nhà đứa em kế. Cứ như thế, không ở được với đứa con nào. Không một đồng xu dính túi, người cha bị bỏ rơi, phải đi khất thực từng nhà. Bấy giờ cây gậy cũng còn có ích hơn là những đứa con. Cây gậy đó có thể giúp ông già xua đuổi những con chó, dò dẫm trên đường, tránh những vũng nước và giúp ông những lúc yếu chân sắp ngã.

https://baomai.blogspot.com/

Câu chuyện này sao giống câu chuyện của một bà mẹ ở Quận Cam. Sau Tháng Tư 1975, hai vợ chồng đem một đàn con vượt biển sang Mỹ. Trong nhiều năm, ông bà vừa nuôi con khôn lớn, ăn học thành tài, dựng vợ gả chồng cho con, vừa tậu được một căn nhà khang trang trong vùng Bolsa. Sau khi người chồng qua đời ít lâu, bà vợ được con cái thuyết phục nên bán ngôi nhà đi, chia đều cho các con rồi về ở với con cháu cho đỡ cô đơn. Bà nghe theo, và cũng lần lượt ở với nhiều đứa con, chịu cảnh bạc đãi và cuối cùng bà quyết định phải rời khỏi nhà những đứa con ấy. May thay, trên đất Mỹ, bà già cô đơn này còn có chỗ nương tựa, đó là một món trợ cấp nhỏ và ngôi nhà “housing ” mà chính phủ đã đành cho bà. Nếu  ở một xứ sở khác, chắc bà cũng cần đến một cây gậy.

Những đứa con mua nhà mới có thể đã không tính đến một chỗ cho cha mẹ già khi xế bóng, nhưng tôi biết nhiều bậc cha mẹ khi luống tuổi, con cái lập gia đình đi xa cả rồi, mà vẫn giữ cái nhà cũ nhiều phòng, với ý nghĩ dành cho con lúc trở về thăm viếng. Tôi có một người bạn được con trai bảo lãnh sang Mỹ, nhưng chỉ ít lâu sau cô con dâu muốn chồng bán căn nhà đang ở và đi mua lại một cái nhà nhỏ hơn, lấy lý do để tiết kiệm cũng là lý do để cha mẹ chồng phải dọn ra.

https://baomai.blogspot.com/

Cha mẹ đối với con lúc nào cũng hết lòng. Mẹ có thể lăn vào lửa để cứu con, cha có thể đổ mồ hôi nhọc nhằn để đứa con có được một nụ cười hạnh phúc, nhưng những đứa con, khi đã có gia đình riêng của mình, không giữ được sự chăm sóc, lo lắng cho đời sống của cha mẹ. Người mẹ nào cũng mỗi đêm kéo chăn đắp cho con, sờ trán con, hạnh phúc theo từng nụ cười của con, nhưng bây giờ con ở xa, thời giờ dùng để gọi về thăm mẹ đôi khi cũng hiếm hoi.

Ông Chu Dung Cơ nói về mối liên hệ giữa cha mẹ già và con cái:

https://baomai.blogspot.com/

“ Cha mẹ thương con là vô hạn, con thương cha mẹ là có hạn. Con bệnh cha mẹ buồn lo. Cha mẹ bệnh con đến nhòm một cái, hỏi vài câu thấy là đủ.

Con tiêu tiền của cha mẹ thoải mái, cha mẹ tiêu tiền của con chẳng dễ chút nào.

Nhà của cha mẹ là của con. Nhà của con không phải là nhà cha mẹ. Ốm đau trông cậy vào ai? Nếu ốm đau dai dẳng có đứa con hiếu nào ở bên giường đâu ( cứu bệnh sàng tiền vô hiếu tử )”.

Và lời khuyên đối với các bậc cha mẹ là: “ Khác nhau là như vậy! Người hiểu đời coi việc lo cho con là nghĩa vụ, là niềm vui không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình. ”

https://baomai.blogspot.com/

Cũng có nhiều con cái nuôi cha mẹ. Luận Ngữ chép, Tử Du hỏi về đạo hiếu. Khổng Tử đáp:

“ Ngày nay người ta cho nuôi cha mẹ là hiếu, nhưng đến chó ngựa kia, người ta cũng nuôi, nếu nuôi mà không kính hiếu cha mẹ thì có khác chi! ”.  Người già không khác những đứa trẻ, nhiều khi hay tủi thân, hờn dỗi và dễ phiền muộn, con cái có thể cho cha mẹ ăn  uống, hầu hạ cha mẹ khuya sớm nhưng rất khó biết đến nỗi buồn của cha mẹ lúc về già.

https://baomai.blogspot.com/

Người thợ hớt tóc cho tôi biết về con cái của ông, cả hai đứa con đều có nhà riêng, cùng ở trong quận Cam, nhưng không mấy khi chúng điện thoại hỏi thăm ông. Tháng trước, ông bệnh, nằm nhà một tuần lễ mà cũng chẳng đứa con nào ghé qua thăm.. Ông nói thêm: “ Chỉ trừ lúc nào chúng cần nhờ đến ông việc gì đó ”, và buồn bã kết luận: “Ở Mỹ này, có chín  đứa con, cha mẹ già bệnh cũng phải vào nursing home thôi! ”

https://baomai.blogspot.com/

Tuy vậy, nursing home ở Âu Mỹ,  mang tiếng là văn minh, hiện đại nhưng liệu rằng đây có phải là nơi yên ổn cho những ngày cuối cùng của tuổi già không? Tại các viện dưỡng lão trên đất Mỹ mỗi năm có hàng chục nghìn trường hợp khiếu nại vì cách đối xử của nhân viên như bỏ bê, đánh đập, đại tiểu tiện, ói mửa mà không dọn dẹp, không cho uống nước, tệ hại nhất là đối với những bệnh nhân Alzheimer. Năm ngoái, phúc trình của Bộ Y Tế Minnesota cho ta thấy chỉ trong vòng 5 tháng đã có 15 trường hợp bệnh nhân mất trí nhớ bị hành hạ, trong đó có những vụ như bị chọc ghẹo liên tục, bị nhổ nước bọt vào miệng. Phải chăng nhà dưỡng lão, chặng cuối đời của người già là chốn địa ngục có thật trên trần gian như thế!

Vậy thì con cái có hiếu tâm, xin cầu nguyện cho các đấng sinh thành sớm ra đi trước khi họ trở thành những người mất trí lú lẫn, nằm suốt ngày một chỗ, tiêu tiểu không kiểm soát được.

https://baomai.blogspot.com/

Thấy cha mẹ lớn tuổi mà còn minh mẫn, mạnh khỏe nên mừng, mà thấy cha mẹ ra đi nhẹ nhàng, trước khi phải chịu những cảnh đau lòng của tuổi già lại càng mừng hơn.

Tuy vậy, rất nhiều gia đình người Việt trên xứ người có được niềm an ủi là họ có những đứa con Việt Nam, nhất là những đứa con của một gia đình nghèo khó, lớn lên trong chiến tranh và thông cảm được nỗi thiệt thòi bất hạnh của cha mẹ.




PHAN NGUYÊN LUÂN


***

Jun 24, 2014
Một người độc thân không có anh chị em và những người già không có con, những người có con sống không cùng một tiểu bang, hay xa hơn nữa ở tận một quốc gia khác thì sẽ rơi vào hoàn cảnh nào khi tuổi già lặn xuống ...

Mar 17, 2014
Tuổi già hải ngoại và niềm vui Internet. image. Ngày nay việc sử dụng Internet được xem như là một phần trong sinh hoạt hằng ngày của đa số chúng ta. Internet là tai mắt và đồng thời cũng là sợi dây liên lạc (email, chat) ...

Jun 11, 2014
Người Hàn Quốc từng tin tưởng chắc chắn sẽ được con cháu chăm sóc khi tới tuổi già, nhưng niềm tin này giờ đã lung lay – rất nhiều người lao động cật lực để thay đổi nền kinh tế đất nước thấy thế hệ sau lại có những ưu ...

Mar 20, 2014
Những chứng lú (dementia) như vậy, ngày trước thì cho là tiến trình tự nhiên của tuổi già, coi như là “hết thuốc chữa”. Nhưng càng ngày càng thấy là có nhiều căn do bệnh tật sinh lú lẫn, và trong nhiều trường hợp, có thể, nếu ...

Nov 28, 2013
Đa số người Việt luôn quan niệm đầu tư cho con cái đồng nhất với đầu tư cho tuổi già của chính bản thân họ. image. Điều này đã phần nào là nguyên nhân khiến cha mẹ luôn gây áp lực học hành lên con cái từ khi chúng ...

Nov 27, 2013
Người lớn tuổi thường bị mất ngủ, lý do thường gặp nhất là phải đi tiểu nhiều ban đêm. Ngoài việc gây rối loạn giấc ngủ, bệnh nhân sáng sớm mệt mỏi, không nghỉ ngơi đầy đủ, nguy cơ té và có thể gẫy xương có thể là ...

Mar 27, 2013
Tôi còn nhớ, những năm sau đây, nhóm bạn già chúng tôi đã có lập trường vững chắc, đã viết ra một bản nội qui cho hội, và tất cả đều nhất trí - kiểu Việt Cộng - 100% là khi các con cái ra riêng, thì hai vợ chồng già ở mí nhau ...

Dec 18, 2013
Ngân sách hiện tại của quỹ an sinh xã hội đang cạn dần vì thành phần trẻ vào đời làm việc ít đi, trong khi đó số người già càng nhiều và càng sống lâu, trung bình đến 81 tuổi cho phụ nữ và 76 cho nam giới. Trước đây cứ 4 ...

May 19, 2011
Với những kinh ngiệm được tích lũy suốt dọc dòng thời gian, tuổi già thường khôn ngoan và thâm trầm, giống như cây càng già thì gỗ càng tốt, giống như gừng và quế, càng già thì lại càng cay, hay như tục ngữ cũng đã nói:.

Oct 18, 2013
Thực tế, ở nhiều nước phương Tây, tuổi già là lúc người ta bắt đầu quay trở lại trường học. Khi còn trẻ, nhiều người không có điều kiện theo học “đến đầu đến đũa” hoặc theo đuổi những lĩnh vực mà họ đam mê vì nhiều lý do ...

Oct 28, 2013
Người Việt có một câu nói: Mỹ là thiên đường giới trẻ, địa ngục giới già. Nay tôi đã vào cái tuổi giữa 70, câu nói này thật là thấm thía. Mỹ có tất cả những sản phẩm dành cho thanh thiếu nhi: đồ chơi, phim ảnh, máy chơi điện ...

Apr 10, 2014
"Xin chờ một chút" giọng nói rõ ràng là của một người già nhưng vẫn có phần trong trẻo và tôi có thể nghe tiếng của các vật dụng dường như đang bị kéo đi trên sàn nhà... Vài phút sau, cửa mở, một bà cụ khoảng 80 tuổi ...

Apr 14, 2011
Ở đây có phòng tắm rất rộng rãi, thiết kế đặc biệt cho người già, ngồi xe lăn. Khi cần tắm sẽ có nhân viên tắm cho mình. Ngoài ra còn có phòng vật lý trị liệu, nhà ăn, phòng sinh hoạt. Giữa các phòng còn có một sân trống rất ...

Feb 07, 2014
Nếu quý vị, hoặc người thân là người tài xế cao tuổi, có nhiều phương cách để giúp quý vị an toàn trên xa lộ và tiếp tục lái xe thêm nhiều năm nữa. Điều cốt yếu là phải biết khả năng thể lý bị hạn chế ra sao lúc về già.

Jul 26, 2013
Tôi không cho là người già bị nhục. Tôi thấy người ta càng nhiều tuổi càng khổ. Khổ vì không còn hưởng thụ gì được sự đời mà phải chịu những bệnh tật do già yêú sinh ra: Người già không tự lo được cho thân mình, mắt mờ ...

May 15, 2012
Tuổi già lú lẫn, hình hài nhăn nhúm, sức khỏe suy giảm. Tôi nhớ khi còn nhỏ, dù được cả nhà dạy phải biết kính yêu bà cố nhưng đứa cháu nhỏ của tôi dứt khoát không thấy thoải mái với bà. Có lẽ khi nó có ý thức chút thì bà ...

Nov 27, 2013
Theo kết quả nghiên cứu được trình bày tại cuộc hội thảo thường niên của Hội Society for Neuroscience thì người cao niên có thể thay đổi tình trạng minh mẫn và tránh được bệnh hay quên ngắn hạn của tuổi già nếu chịu ...

https://baomai.blogspot.com/
Những bài tựa đề 30-4-1975
Những bài tựa đề có chữ "Ăn"
Những bài tựa đề có chữ "bệnh"
Những bài tựa đề có chữ "CHẾT"
Những bài tựa đề có chữ "Cộng sản"
Những bài tựa đề có chữ "dâm" & "tình dục"
Những bài tựa đề có chữ "Đảng" & "ĐCS"
Những bài tựa đề có chữ "Gái" "Nữ"
Những bài tựa đề có chữ "Già" "Lão"
Những bài tựa đề có chữ "lừa"
Những bài tựa đề có chữ "Nhạc" "nghệ sĩ" "Văn công...
Những bài tựa đề có chữ "Phụ nữ" "Đàn ông" "Đàn b...
Những bài tựa đề có chữ "sợ"
Những bài tựa đề có chữ "Tị nạn"
Những bài tựa đề có chữ "Tình"
Những bài tựa đề có chữ "VNCH" & "Việt cộng"
Những bài tựa đề có chữ "Vui" "Buồn"
Những bài tựa đề có chữ "Yêu" "Thương"
Những bài tựa đề có chữ HCM & Hồ Chí Minh

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.