Pages

Thursday, June 7, 2018

Một thuộc địa của Trung cộng đang định hình tại Cam Bốt

https://baomai.blogspot.com/
Koh Kong project in Cambodia.


Lời người dịch: Trong bối cảnh Quốc Hội Việt Nam sắp sửa thảo luận để thông qua “Luật Đơn Vị Hành Chính - Kinh Tế Đặc Biệt (Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc)”, bài viết duới đây của ký giả Andrew Nachemson của Asia Times là một cảnh báo rất đúng thời điểm cho quý vị đại biểu quốc hội và toàn thể nhân dân Việt Nam. 

***

https://baomai.blogspot.com/

Dự án tại Koh Kong do Trung cộng tài trợ trị giá 3.8 tỷ Mỹ kim đang nổi lên như một nền kinh tế khép kín chỉ dành cho công nhân, các nhà tư bản và du khách Trung cộng. 

Trong khi Thủ Tướng Hun Sen thường phác họa ông ta như là người bảo vệ chủ quyền duy nhất của Campuchia, thì Trung cộng đang xây dựng một hải cảng, một phi trường và một thành phố trên 45 ngàn mẫu đất của Campuchia với sự cho phép công khai của vị Thủ Tướng này. 

Vào năm 2008, Tập Đoàn Phát Triển Thiên Tân của Trung cộng (UDG) được cho thuê khoảng 20 phần trăm vùng duyên hải của vương quốc Campuchia trong vòng 99 năm với một cái giá rất khiêm tốn là 30 Mỹ kim một mẫu đất. 

Hiệp Hội các Nhà Xây Cất đã ước tính tổng phí tổn của cái gọi là dự án “Vùng Thí Điểm” là 3.8 tỉ mỹ kim và một phi trường chưa được xây dựng để đón nhận 10 triệu du khách hàng năm. 

https://baomai.blogspot.com/

Trên danh nghĩa là một kinh doanh mạo hiểm (venture) được biết như là Dara Sakor Beachside Resort, về nhiều khía cạnh dự án này trông giống như là một thuộc địa của Trung cộng. Chính phủ Campuchia mô tả dự án này mang lợi ích kinh tế cho người Campuchia, nhưng những nhà phê bình cho rằng dự án này đang định hình một nền kinh tế khép kính chỉ dành riêng cho công nhân, các nhà tư bản và du khách Trung cộng. 

Số lượng đất đai cho thuê nhiều gấp ba lần giới hạn của luật đất đai Campuchia cho phép. Luật này giới hạn việc nhượng đất ở mức 10 ngàn mẫu. Sự nhượng đất này cũng bao gồm đất đai trước đây thuộc Công Viên Quốc Gia Botum Sakor nhưng tư nhân được phép mua bởi sắc luật của hoàng gia. 

Dân làng địa phương và các nhà hoạt động môi trường thường có những tranh chấp với công ty Trung cộng này. Họ cho rằng UDG đã xử dụng quân cảnh để cưỡng hành đòi hỏi của công ty này. Theo một báo cáo của nhóm nhân quyền Licadho, một vài người dân địa phương nói rằng họ bị các lực lượng an ninh ép buộc rời bỏ đất đai của họ bằng cách tháo gỡ nhà cửa của họ và đốt cháy toàn bộ. 

https://baomai.blogspot.com/

UDG đã không đáp ứng yêu cầu của Asia Times để bình luận về dự án này và những lời cáo buộc lạm dụng do các tổ chức phi chính phủ đưa ra. 

Ông Hun Sen thường cho rằng đầu tư của Trung cộng là chìa khoá cho phát triển kinh tế của Campuchia. Việc trừng trị thẳng tay các nhà bất đồng chính kiến gần đây và dẫn đến việc giải tán đảng đối lập chính đã đưa đến việc các quốc gia Tây Phương hoặc là rút lại hoặc đe dọa giữ lại các khoản viện trợ đóng góp một phần lớn trong ngân sách quốc gia của Campuchia. 

https://baomai.blogspot.com/
Chinese President Xi Jinping with Cambodian Prime Minister Hun Sen at the Peace Palace in Phnom Penh, October 13, 2016. 

Bị cộng đồng quốc tế lên án nhiều về việc ông ta hướng đến một chủ nghĩa độc đoán toàn diện, Hun Sen đã đáp trả rằng ông ta có thể luôn luôn dự vào sự hỗ trợ tài chánh của Trung cộng ngay cả khi bị Phương Tây trừng phạt hoặc rút lại các khoản viện trợ và đầu tư. 


Nhưng nếu dự án Koh Kong là một mô hình, Campuchia có thể phải hy sinh các lợi ích kinh tế lâu dài và có lẽ ngay cả chủ quyền của mình trong lúc Bắc Kinh dùng ảnh hưởng mạnh mẽ của nó để xử dụng Campuchia như một căn cứ cho những mục tiêu chiến lược rộng lớn hơn ở Đông Nam Á và xa hơn. 

Một báo cáo gần đây của C4ADS - một Tổ Phân Tích phi lợi nhuận của Mỹ, cảnh báo rằng hình như cảng Koh Kong là một phần trong một mưu đồ rộng lớn hơn của Trung cộng nhằm thiết lập những căn cứ hải quân vững chắc trong toàn bộ khu vực. 

Báo cáo mang tên “Những Tham Vọng được che dấu” (“Harbored Ambitions”) xem Koh Kong như là một trong ba ví dụ của kế hoạch nói trên vì quy mô đáng kể của nó. 

https://baomai.blogspot.com/

Trong lúc UDG về bề ngoài giống như một công ty tư nhân, báo cáo ghi nhận rằng các đảng viên Đảng Cộng Sản Trung cộng có những lợi ích được ban phát trong dự án này và thỉnh thoảng các cán bộ viếng thăm cơ sở này để biết tiến bộ của dự án. 

Zhang Gaoli, chủ tịch của Nhóm Lãnh Đạo cho Sáng Kiến Con Đường và Vành Đai (BRI) của Trung cộng bảo trợ dự án này ngay từ lúc ban đầu. Nhưng trong lúc dự án Koh Kong rõ ràng mang lại lợi ích cho Bắc Kinh, lợi ích mà nó mang lại cho Campuchia là kém rõ ràng hơn. 

https://baomai.blogspot.com/

Báo cáo C4ADS nói rằng: “Trong lúc việc phát triển tại tỉnh Koh Kong có tiềm năng gia tăng các lợi ích trong nước và quốc tế của Trung cộng, nó đã đưa đến những thiệt hại đối với dân địa phương, môi trường và tiềm năng lợi tức trong tương lai của Campuchia”. 

Ông Bates Gill, một giáo sư về các nghiên cứu an ninh Á Châu-Thái Bình Dương tại đại học Macquarie ở Sydney nói rằng dự án Koh Kong “có những âm vang quen thuộc của những dự án khác trong vùng và khắp thế giới”. 

Ông cho rằng bởi vì các công ty Trung cộng dùng lao động Trung cộng các công ty này hưởng lợi nhiều nhất thay vì một sự lưỡng lợi (win-win) cho quốc gia chủ nhà của các dự án lớn về xây dựng cơ sở. 

https://baomai.blogspot.com/
The Koh Kong project’s emerging deep-sea port facility.


Ông Gill nói rằng Trung cộng có thể theo đuổi cả lợi ích kinh tế và ảnh hưởng chiến lược với dự án Koh Kong và hai mục tiêu này không loại trừ lẫn nhau. Ông nói thêm rằng: “Với ảnh hưởng của Trung cộng đã có rồi, tôi không chắc dự án này có thể tạo thêm ảnh hưởng hoặc tạo ra khác biệt nhiều hơn”. 

Theo nhiều báo cáo thì các nhà phê bình nói rằng UDG thay hình đổi dạng từ một công ty Campuchia sang một công ty Trung cộng và ngược lại (shape-shifting) để bảo đảm quyền thuê đất đai. Lúc ban đầu UDG đăng ký như một công ty nước ngoài trước khi tự chuyển thành một UDG Campuchia để nắm chắc việc thuê đất. Rồi thì nó lại đổi trở lại thành một công ty thuộc sỡ hữu của người Trung cộng. 

Phân tích gia an ninh Carl Thayer nói rằng dự án này phù hợp với đường lối của các dự án khác thuộc sáng kiến Con Đường và Vành Đai (BRI) như cảng Hambantota ở Tích Lan, các cơ sỡ quân sự ở Djibouti và việc thuê mướn phương tiện cảng tại Darwin ở Bắc Úc trong vòng 99 năm. 

Ông ta nói rằng hiện tại cảng Koh Kong không có ảnh hưởng lớn nhưng ảnh hưởng của nó sẽ được nâng cao một khi con kênh đang được đề nghị làm tại Thái Lan rút ngắn và thay đổi hướng đi của các con đường vận chuyển bằng đường biển từ Trung Đông đến Châu Á. 

https://baomai.blogspot.com/

Từ lâu Trung cộng đang cố gắng giải quyết cái gọi là “Tình Trạng Tiến Thoái Lưỡng Nan Malacca” (Malacca dilemma), một điểm choke (Chokepoint) giữa Mã Lai và Nam Dương và có khả năng xảy ra nếu Hải Quân Hoa Kỳ và các cường quốc thù địch khác có thể ngăn chận khi có xung đột xảy ra. 

Một khối lượng hàng nhập cảng và xuất cảng rất lớn kể cả gần 80 phần trăm số dầu nhập cảng của Trung cộng đi qua eo biển chật hẹp này. Một giải pháp được đề nghị cho tình trạng tiến thoái lưỡng nan của Trung cộng là một con kênh ở Thái Lan và nếu được xây dựng thì cảng Koh Kong sẽ giữ vị trí chiến lược. 

https://baomai.blogspot.com/
Koh Kong port project in geographical context.


Trong lúc kênh Thái Lan được đề xuất lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 16, nó vẫn còn là một ý nghĩ viễn vông, ông Thayer ghi nhận rằng “Trung cộng có quá nhiều tiền để vãi vung” và các điều kiện thỏa thuận với Campuchia quá thuận lợi và việc thiết lập một thành lũy vững chắc trong tương lai tại khu vực này là có ý nghĩa. Ông nói rằng: “Tiền Trung cộng chạy vào bất cứ nơi đâu trong vùng nó có thể”, Ông Thayer nói thêm rằng “Lập căn cứ quân sự tại Koh Kong không có ý nghĩa” vì nó “chịu sự dòm ngó”. 

Ý kiến đầy khiêu khích nhất ở trong báo cáo C4ADS là cảng Koh Kong sẽ đủ sâu cho các tàu hộ tống và các khu trục hạm và có thể được xử dụng như một căn cứ quân sự trong tương lai. 

Báo cáo ghi nhận rằng chưa có bằng chứng nào về việc này cả nhưng cái khâu “du lịch” của dự án này đang tạo ra một thành phố người Hoa tự túc hơn là một bãi nghỉ mát.

https://baomai.blogspot.com/

Báo cáo cho rằng “Hôm nay kế hoạch chính của Vùng Thí Điểm nghĩ đến việc xây dựng một nền kinh tế hoàn hảo với các trung tâm chữa trị y tế, các khu nhà ở, các khu nghĩ mát và khách sạn, các phương tiện sản xuất, một cảng nước sâu, và một phi trường quốc tế.” 

Bonnie Glaser, một chuyên viên Đông Nam Á của Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược đặt tại Hoa Thịnh Đốn đưa ý kiến là Trung cộng muốn xử dụng tất cả bất cứ cơ hội nào nó có thể để có được lợi điểm chiến lược trong khu vực. Bà ta nói rằng: “Trung cộng đang đầu tư tại nhiều cảng và phần lớn cho mục đích thương mại. Nếu có những cơ hội để xử dụng chúng vào mục đích quân sự thì tôi nghĩ rằng Trung cộng sẽ làm điều đó”. 

Cựu lãnh tụ đối lập bị lưu đày dựa vào giao dịch Koh Kong như một bằng chứng để lên án Hun Sen đang bán đứng quyền lợi quốc gia. 

https://baomai.blogspot.com/
Self-exiled former opposition leader Sam Rainsy


Rainsy nói trong một điện thư gởi Asia Times rằng: “Ông ta (Hun Sen - chú thích của người dịch) vi hiến và Hiệp Định Paris 1991 với chính sách bí mật trao quyền kiểm soát lãnh thổ Campuchia cho một cường quốc nước ngoài”. 


Trong lúc Trung cộng và Campuchia toan tính phô diễn việc phát triển và đầu tư ở Koh Kong như là môt việc “Thắng-Thắng” (Win-Win) cho cả hai bên, thì Rainsy nói rằng nó thực sự là một “Thắng-Thắng-Thua” (Win-Win-Lose) theo đó các nhà đầu tư người Hoa và các viên chức Campuchia “thắng” và nhân dân Campuchia là “Người thua lớn”. 

https://baomai.blogspot.com/

Alejandro Gonzalez-Davidson, Trưởng tổ chức phi chính phủ Mẹ Thiên Nhiên nhất trí rằng dự án này không làm lợi cho những thường dân Campuchia. Tổ chức Mẹ Thiên Nhiên làm việc nhiều nơi ở Koh Kong tại các khu vực có tài nguyên thiên nhiên trước đây được bảo vệ mà nay bị cướp phá bởi các quan chức địa phương. 

Vào năm 2017, hai nhà hoạt động bị bắt vì đã phơi bày thiệt hại do việc nạo vét cát trong tỉnh này (Koh Kong) trong lúc Gonzalez-Davidson, một người có quốc tịch Tây Ban Nha với một thập niên kinh nghiệm hoạt động về mội trường đã bị cưỡng bức trục xuất vào năm 2015 khi Hun Sen ra lệnh ông ta rời khỏi hoặc bị trục xuất. 

https://baomai.blogspot.com/

Gonzalez-Davidson nói rằng ban đầu chính phủ trình bày việc đầu tư như là một dự án sẽ mang lại hàng ngàn công ăn việc làm cho dân địa phương và biến Koh Kong như là một kịch bản Hồng Kông của Campuchia (ông Gonzalez-Davidson gọi đây là một âm mưu lừa đảo (scam)).

https://baomai.blogspot.com/

Thay vào đó nhiều người dân địa phương bị trục xuất khỏi khu vực và cuộc sống họ bị huỷ diệt. Ông nói rằng: “Dự án có thể có nghĩa là chủ quyền và nền độc lập của Campuchia bị lâm nguy, nhưng đối với những cộng đồng địa phương bit trục xuất khỏi vùng đất của họ thì nó rất là dễ hiểu: đất đai của họ và những tài nguyên xung quanh bị đánh cắp qua sự lừa gạt, bạo hành và gian lận.” 





https://baomai.blogspot.com/

James Mattis: 'Sẽ còn hậu quả cho Trung cộng'
Những khoảnh khắc khó quên trong các kỳ World Cup
7 tác hại của mì ăn liền
15 tuổi đã tìm ra phương pháp chẩn đoán ung thư
Trump-Kim sẽ gặp nhau ở đảo Sentosa
Nón cối
Đặc khu kinh tế VN như Thượng Hải hay Pattaya?
Cầu nâng hạ nhỏ nhất thế giới
Mỹ điều máy bay B-52 đến gần quần đảo Trường Sa
Việc phá thai và 'tự phá thai' trên thế giới
Nhà máy thuốc phiện tại Sài Gòn 1881
Chuyện TC mất đất sau Chiến tranh Nha phiến
Kristian Saucier được TT Trump ân xá
Singapore ra mắt kỷ niệm chương Trump-Kim
Xăng nơi nào đắt và rẻ nhất thế giới?
Người dân nước nào làm việc nhiều giờ nhất?
Mạng xã hội tốt hay xấu cho người bị trầm cảm?
CHÚC MỪNG SINH NHẬT TỔNG THỐNG DONALD J. TRUMP
Tàu Anh vào Biển Đông thực thi 'quyền tự do đi lại...
Tôm hùm đất tự ‘cắt’ càng, thoát thân khỏi nồi lẩu...

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.