Pages

Wednesday, January 2, 2019

Tản mạn về luật An Ninh Mạng Việt Nam

baomai.blogspot.com
 
Người Việt ta có cái giỏi mà ít dân tộc nào có là khả năng sống chung với lũ và bầy đàn, xin đừng nghĩ tôi nói lời không vui đầu năm 2019, bởi vì sự thật nó cũng khá thú vị. Người Việt ta hay nói: Ai làm sao Tôi làm vậy Ai làm bậy thì tôi làm theo.

Luật An Ninh Mạng rồi thì cũng sẽ trớt qướt với dân ta thôi chứ thứ tù nào mà nhốt cho hết, nhưng hôm nay, ngẫu hứng đầu năm 2019 xin đóng góp ý kiến riêng với cộng đồng mạng Việt ngữ mà tôi cũng là thành viên.

Sự thật là luật ANM được ra đời chỉ vì nhà cầm quyền VN, một nước cộng sản và dân chủ giả hiệu bị buộc phải tạo thêm cơ hội, tạo ra thêm các đặc quyền diễn đạt luật và cuối cùng là "quy ra tiền" cho bộ máy công an có dịp kiếm thêm "bù đấp" vào các khoảng thu khác nay đã cũ hoặc bại lộ hoặc không còn dzễ ăn như làm chốt chận trên đường kiếm bạc lẻ hay hành dân trong đồn công an về giấy tờ linh tinh hành chính mà người dân thường nói là: Hành dân là chính.

Tất cả các chế độ độc tài xưa nay trên toàn thế giới đều tự biết phải lo liệu phương cách cho "công bộc" chế độ được phép trấn lột người dân và để tự bảo vệ quyền lợi riêng và qua đó đương nhiên là đám công bộc phải bảo vệ chế độ và thể chế. Không cho ăn ngoài luồng thêm thì không ai ngu si mà đi bảo vệ cái chế độ làm gì với tiền lương chính thức ít ỏi.

baomai.blogspot.com
  
Những nghiên cứu về xã hội học xưa nay vẫn nói lên các hiện tượng này, từ thời phong kiến vua và các lãnh chúa, thời tư bản phôi thai, các xã hội độc tài như thời F.Marcos (Philippins) hay thời Espagne Franquiste với Francisco Franco, Augusto Pinochet (Chili), độc tài quân phiệt Miến điện và cuối cùng rõ rệt nhất là các nước cộng sản chủ nghĩa giả hiệu như Tàu, Bắc Triều Tiên và Việt Nam, họ áp dụng triệt để chủ nghĩa "Công An trị" mà phương cách cầm quyền của họ thường không khác nhau nhiều, cho dù đất nước và văn hóa các dân tộc hoàn toàn khác nhau... mà ta có thề tóm gọn trong một câu thôi: Làm ra luật duy với mục đích cho phép bộ máy cầm quyền diễn đạt theo ý riêng để trấn lột dân và bảo vệ chế độ.

Một góc nhìn khác, đây là tổ chức băng đảng thảo khấu, lâu lâu càn quét tràn xuống làng mạc đồng quê để cướp tiền vàng, trâu bò và phụ nữ. Ngày nay, họ cũng được phép cướp, nhưng cướp bằng luật như thể TA cũng là một nước pháp quyền.

Không còn ai trên thế giới nghi ngờ về cái pháp quyền giả hiệu của cái gọi là nhà nước cộng sản Việt Nam mà cộng sản cũng chỉ là giả hiệu 

Luật sẽ hiệu quả ra sao với dân Việt?   

baomai.blogspot.com
  
Có một lần, tôi ngừng xe tại đèn đỏ một ngã tư lúc 10:00 đêm, tôi bị những người phía sau chửi, họ quát lên: Giờ này tụi nó về hết rồi. Nghĩa là khi không còn công an đóng chốt thì ông cóc cần ngừng đèn đỏ, lách qua lách lại và vượt đèn tự nhiên như người Hà Nội. Đó là cách thi hành luật của người Việt thời cộng sản, họ thừa hiểu biết về an toàn giao thông với đèn đỏ tại giao điểm nhưng bởi công an trấn lột họ nhiều quá rồi, lâu năm quá rồi thì họ xem như ĐÈN ĐỎ ngã tư... chẳng qua chỉ là công cụ cho công an trấn lột họ, không cần tôn trọng.

Ở xứ sở cộng sản, ngay cái đèn đỏ cũng kém giá trị pháp lý so với đèn đỏ xứ dân chủ tự do. Tại Âu châu, tại Úc hay Mỹ, Canada, tôi thường thấy những chiếc xe ngừng đèn thật lâu khi mà phía bên kia, nhìn xa cả kí lô mét, không có một con ma nào cả vào 3 giờ sáng. Họ ngừng đèn vì tinh thần tôn trọng luật giao thông và an toàn cá nhân. Việt Nam ta thì khác xa, họ ngừng đèn vì không muốn bị công an trấn lột, công an về thì ta cứ thoải mái. Lỗi này tại dân trí thấp hay tại chế độ? Tôi mạn phép suy nghĩ là hễ không có lửa thì sẽ không có khói, nhà cầm quyền VN nếu còn tiếp tục cố bảo vệ chế độ bằng các luật tạo cơ hội trấn lột cho công an và bộ máy thì ngày cuối cùng của các chế độ độc tài rất giống nhau.

baomai.blogspot.com
  
Bài học lịch sử trên nhiều quốc gia là những bài học xương máu qúy giá, tại sao các chế độ độc tài họ không thể nhìn ra, học lấy mà cứ tâm tối đi vào con đường gập ghềnh đầy gian trá này, để rồi tự họ tiêu diệt cái chế độ mà họ cố công ra sức bảo vệ bằng các luật lệ khá NGU SI (viết hoa) như luật An Ninh Mạng, bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay, ngày đầu năm 2019. 

Chờ xem, dân ta có thói quen đối phó với các luật trấn lột cũng khá vui đấy và hễ ai xui thì dính chấu, bị trấn và lột, xui ít thì mất tiền, xui nhiều thì tù, chả làm ai sợ hay tôn trọng cái luật ANM quái ác này lâu đâu.

baomai.blogspot.com
  
Rồi thì họ cũng sẽ liên tục vượt đèn đỏ của luật ANM, thằng nào láo khoét xưa nay vẫn tiếp tục láo khoét, thằng nào bôi xấu chế độ cũng sẽ tiếp tục chửi rủa, rất có thể chửi còn hạ cấp hơn nữa, chửi cách khác, chửi xéo, chửi xiên và những sự việc "rủa xã" đó, như trò chơi khá vui, không có gì đáng "lo ngại" cả, chỉ là phương tiện cho công an kiếm chác thôi, và nhà tù thì đã từ lâu không còn chỗ. 

Qua bài tản mạn này, Tôi không có ý khinh bỉ ai, đây là dân Tôi thôi nhưng tôi cũng buồn cho dân tộc này, như thế này thì họ sẽ còn bao nhiêu năm nữa bị cộng sản cai trị đây. Hình như "vượt đèn đỏ" như trò đùa mà không đứng lên đối diện với bất công thì họ chỉ xứng đáng được nhốt trong "chuồng" và để người khác quyết định cuộc đời họ.



Paramita Thành Đỗ

baomai.blogspot.com

Hai vụ tai nạn thương tâm
Cuba ngày xưa & Cuba ngày nay
Sao phu nhân của TT Trump lại chọn bận chiếc áo dài VN
Con thú trước khi chết, nó trở nên rất hung dữ!
Bài hát tiên tri Happy New Year của ABBA
Nhân vụ 152 người trốn lại Đài Loan nghĩ về danh dự dân tộc
Năm mới: 'Ngày lành tháng tốt'
Học sinh 16 tuổi ở Kansas sắp tốt nghiệp trung học và Harvard
Vụ 152 người Việt bỏ trốn tại Đài Loan
Giới khoa học Châu Âu lo ngại về AI và robot
Từ “cảnh sát toàn cầu” đến “quan tòa thế giới”
Cuộc trấn áp MS-13 làm giảm hoạt động bạo lực
TT Trump so tường biên giới với tường Obama bao quanh nhà
Bước đường gập ghềnh của Macron với nước Pháp
Trump làm ngược chiến lược “cú đêm” Kissinger
3 sân bay tồi tệ nhất thế giới
Thú vui ẩm thực về đêm ở Đài Loan
Nên tránh 20 loại thực phẩm nhập khẩu từ Trung cộng
Những gì bạn cần biết về sô cô la
Nội bộ TC căng thẳng vì áp lực của Trump

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.