Pages

Sunday, May 26, 2019

Chuyện cái nón sắt của quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh Vietnam

BM
Trong hơn 40 năm sử dụng, mũ sắt M1 đã trở thành một biểu tượng của quân đội Hoa Kỳ , ngay cả khi nó được thay thế bởi các loại mũ mới.

Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, hình ảnh của lính Mỹ thường gắn liền với chiếc mũ sắt. Tuy nhiên, ít người biết tên chính xác của loại mũ sắt này.

BM  
  
Thực chất đó là loại mũ sắt M1 được Quân đội Mỹ dùng từ Chiến tranh thế giới thứ 2 đến năm 1985, trước khi được thay thế bởi mũ PASGT (Personnel Armor System for Ground Troops).

Mũ M1 được đưa vào sử dụng năm 1941 thay cho loại M1917A1 trước đó. Theo ước tính, khoảng hơn 20 triệu mũ đã được sản xuất trong Chiến tranh thế giới thứ 2 và khoảng 1 triệu chiếc được chế tạo trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Nhiều nước đã dựa trên mẫu M1 để sản xuất mũ cho quân đội nước mình.

BM
  
M1 được chế tạo theo tiêu chuẩn một cỡ duy nhất phù hợp cho mọi người. Độ sâu của mũ khoảng 18cm, chiều rộng 24cm và chiều dài 28cm, khối lượng mũ khoảng 1,3 kg. Phần chính của mũ là một vỏ kim loại, đôi khi được gọi là " nồi thép ", phần ngoài của vỏ được sơn theo sắc phục của các đơn vị sử dụng.

Mũ sắt M1 dùng cho các lực lượng khác nhau

BM
  
Bên trong phần vỏ kim loại này là hệ thống dây treo có thể sẽ được điều chỉnh để phù hợp với kích cỡ đầu của người đội. Phần bên ngoài dùng vỏ bọc hoặc lưới bảo đảm giảm độ phản chiếu ánh sáng từ vỏ sắt hoặc ngụy trang theo địa hình. Người dùng có thể gắn thêm lá cây để tăng độ ngụy trang.

BM
  
Trong hơn 40 năm sử dụng, mũ sắt M1 đã trở thành một biểu tượng của quân đội Hoa Kỳ , ngay cả khi nó được thay thế bởi các loại mũ sử dụng chất liệu mới nhẹ hơn, có khả năng bảo vệ cao hơn.

Vì sao quân đội Hoa Kỳ đội mũ không thích cài quai?

BM
  
Mũ sắt M1 chỉ có tác dụng giúp lính Mỹ giảm mức độ thương vong bởi các mảnh văng do bom, đạn, lựu đạn, mìn… gây ra mà không thể chống lại hoàn toàn tác dụng sát thương bởi các loại đạn bắn thẳng như AK-47 hay M-16... Nếu khoảng cách bắn xa cũng như góc va chạm giữa đạn và mũ nhỏ thì viên đạn sẽ bị nảy ra và gây ra một vết lõm trên mũ, tránh được thương vong cho người đội.

BM

Nếu khoảng cách gần và góc va chạm giữa đạn và mũ gần như vuông góc thì đạn sẽ dễ dàng xuyên qua mũ và gây sát thương. Rất nhiều chiếc mũ sót lại sau trận chiến với các vết thủng do đạn bắn thẳng gây ra đã chứng tỏ điều này.

BM
Một chiếc mũ sắt M1 bị bắn xuyên trong chiến tranh Việt Nam

Một điều khiến nhiều người băn khoăn không hiểu là tại sao lính Mỹ khi sử dụng mũ sắt M1 lại ít khi sử dụng dây đeo cằm mà thường thả ra. Điều này được lý giải bởi nguyên nhân sau: 

Là lính Mỹ sợ khi bom đạn nổ gần, dưới áp suất của vụ nổ, mũ có thể bị hất văng ra phía sau và dây cằm sẽ siết vào yết hầu một cách bất ngờ. Lý do trên mặc dù đã được phòng ngừa bằng khóa mũ thông minh sẽ tự động bung ra khi đạt đến một lực kéo nhất định nhưng lính Mỹ vẫn cẩn thận rất hạn chế sử dụng dây cằm trong chiến đấu.

BM
Hình ảnh lính Mỹ với mũ sắt M1 trong chiến tranh Việt Nam

Hiện nay rất nhiều mũ M1 từng được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam được những người sưu tầm kỷ vật mua với giá khá cao. 

BM
  
Nhiều chiếc mũ M1 với những vết bom đạn và máu gắn liền với những kỷ niệm của cựu chiến binh Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam

BM  



Andy

BM

Dự luật trừng phạt Biển Đông
Tại sao những bó hoa bán ở cửa hàng lại đắt
Dùng cỏ dại để chống biến đổi khí hậu
TT Trump ra lệnh điều tra hồ sơ từ nguồn gốc vụ án Trump-Russia
Nồi cơm điện tách đường trong gạo
Bị phạt vì 'vừa lái xe vừa gãi mặt'
Phá đường dây ấu dâm xuyên Úc, Thái, Mỹ
Những hiện tượng quái lạ
Cuộc đua vào tâm Trái Đất
Văn hóa tù binh văn minh Nội Chiến
Kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng vượt qua ngưỡng cửa lịch sử
Những thủ thuật thiết kế sân bay
Huawei có tồn tại khi bị Mỹ cấm cửa?
Hộ tống hạm USS Kirk tối 30 tháng Tư 1975
Cô gái gốc Việt chế áo chống đạn ‘đầu tiên trên thế giới’
Đề xuất của Trump về di trú khơi dậy tranh cãi
NASA vĩ đại trở lại
Thêm một đồng minh của Tàu cộng & Việt cộng “Gãy Cánh”
Sợi dây đắt nhất thế giới
Quan Tây & Quan Ta

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.