Pages

Wednesday, September 4, 2019

Kinh Tế Trump

BM  

Tình trạng kinh tế Mỹ vẫn đang làm các chuyên gia điên đầu. Từ vài tuần qua, các chỉ dấu kinh tế đã đưa ra những triệu chứng bất thường và nhất là trái chiều, lúc khả quan khi bi quan, khiến các chuyên gia tài chánh không biết đường nào dự đoán tương lai. Ngay cả trong nội bộ một tá các thống đốc ngân hàng dự trữ liên bang cũng đang có tranh cãi nẩy lửa về tình trạng hiện tại và tương lai của kinh tế Mỹ.

Đòi hỏi các kinh tế gia ‘đồng thuận’ không khác nào đòi hỏi các ca sĩ karaoke đồng ý ai hát hay nhất.

Ta thử nhìn lại xem tình hình như thế nào

BM
  
Đã vậy, cuộc thương chiến Mỹ-TC leo thang mạnh, có thể cả hai xứ sẽ đánh nhau chẳng những trên thuế quan hàng xuất nhập cảng, mà cuộc đấu đá sẽ lan qua lãnh vực tài chánh, ngân hàng, tín dụng, hối đoái, công khố phiếu, tin học,… không chừng. Chưa kể cuộc chiến bầu cử tổng thống tại Mỹ đang làm chính trị Mỹ rối bời.

Quá nhiều tin… không tốt! Đưa ra viễn tượng khủng hoảng kinh tế và chính trị tứ tung.

BM

Ngược lại, một số chỉ dấu kinh tế khác vẫn đưa ra những viễn tượng hấp dẫn. Các vị lãnh đạo G-7 vẫn tươi cười cụng ly với nhau, lại còn ra thông cáo chung có vẻ hậu thuẫn cuộc thương chiến của TT Trump chống Trung Cộng. Cả hai ông Trump và Tập đều cố trấn an thiên hạ là hai bên vẫn còn đang nói chuyện chứ chưa thí mạng giết nhau. Rồi tuần qua, con số người khai thất nghiệp ở Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất từ hơn nửa thế kỷ qua, xuống tới 209.000 người. Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Mỹ cũng cho biết kinh tế Mỹ đang ở địa vị rất tốt và việc giảm thêm lãi suất có thể sẽ được cứu xét kỹ tháng tới để bảo đảm kinh tế tiếp tục tăng trưởng. Cũng có tin tốt vậy!

Kết quả là chẳng ai biết chuyện gì đang và sẽ xẩy ra. Các chỉ số thị trường chứng khoán tăng giảm cả mấy trăm điểm mỗi ngày từ cả hai tuần qua, chỉ là triệu chứng của bệnh… cận thị nặng của các chuyên gia tài chánh, không nhìn thấy gì rõ rệt trong tương lai xa hơn… 4 giờ chiều là giờ Dow Jones đóng cửa chợ. Đã vậy lại dễ dàng hoang mang trước những cái tuýt bốc đồng của ông thần Trump.

BM
  
TTDC khua chiêng đập trống báo động cuộc thương chiến Mỹ-TC đang đưa Mỹ vào tình trạng bi đát không phải cho dân TC mà là cho dân Mỹ. Về việc TT Trump mới tăng thuế quan lên hàng nhập TC, báo phe ta New York Times đã viết việc này là “Trump tăng thuế tới 27,5 tỷ đô trên giới tiêu thụ và kinh doanh” (nguyên văn: a 27.5 billion tax increase on consumers and businesses). Đây là luận điệu fake news hù dọa tiêu biểu của TTDC cấp tiến.

Thứ nhất, tăng thuế quan hàng TC khác xa tăng thuế trên dân Mỹ. Đây là chuyện chơi trò nhập nhằng đồng hóa thuế quan –tariff- với thuế lợi tức –income tax- nhằm mục đích hù dọa những người thiếu hiểu biết.

Thứ nhì, không phải tất cả dân Mỹ đều sống dựa trên hàng nhập cảng từ TC, do đó tăng thuế quan trên hàng nhập cảng từ TC không có nghiã là tăng thuế trên tất cả dân Mỹ.

Thứ ba, cho dù dân Mỹ phải trả giá cao hơn khi mua một số hàng TC, cũng không có nghĩa là dân Mỹ sẽ phải cõng 100% việc tăng thuế quan (Xin xem bài “Trump Đánh Tàu Cộng trên Diễn Đàn Trái Chiều: https://diendan-traichieu.blogspot.com/2018/10/trump-anh-tau-cong.html)

Riêng cá nhân kẻ này đã tẩy chay hàng ‘Ba Tàu’ từ lâu rồi nên không có gì thắc mắc.

Sự thật, theo chuyên gia tài chánh Ken Fisher, việc tăng thuế trên hàng TC chỉ có ảnh hưởng trên 0,027% trên ngoại thương Mỹ và 0,003% trên tổng sản lượng Mỹ.

BM
  
Việc tăng thuế quan dĩ nhiên có hại cho TC nhưng dĩ nhiên không kém cũng có hại cho Mỹ phần nào, chẳng hạn như TC trả đũa không mua sản phẩm nông nghiệp Mỹ hay tăng thuế quan trên một số hàng Mỹ, hay một số sản phẩm Mỹ làm (ráp) tại TC rồi mang về Mỹ bán lại sẽ đắt hơn cho dân Mỹ như giầy Nike, iPhone, computers,… nhưng TT Trump cho rằng cái giá Mỹ phải trả vẫn thấp hơn là những cái tai hại của thâm thủng cán cân thương mại cỡ 500 tỷ một năm, hay việc dân Mỹ mất cả triệu job vì hàng TC tràn ngập vào Mỹ.

BM
(Tin mới: Nhật Bản đã đồng ý mua cả tỷ bạc nông sản của Mỹ, hóa giải phần lớn biện pháp của TC, không thấy cụ tị nạn nào email tin này hết!)

Ngay cả TT Trump cũng có thể là nạn nhân nặng của cuộc chiến. Khu vực bị Trung Cộng đánh và thiệt hại nhiều nhất trong kinh tế Mỹ là khu vực nông nghiệp tại các tiểu bang vùng tây-bắc và miền trung như Ohio, Iowa, Nebraska,… là đất của Trump, tất nhiên việc tái đắc cử của ông có thể bị đe dọa. Như vậy có thể nói là TT Trump ít ra cũng đã có đủ can đảm lấy quyết định có lợi cho đất nước dù có hại cho cá nhân mình không?

Không có một cuộc chiến nào mà một bên chết hết, một bên chẳng mất một cọng tóc. Câu hỏi phải đặt ra là nếu không tăng thuế quan, nếu hàng TC tiếp tục tràn ngập Mỹ để giết kinh tế Mỹ thì sự tai hại cho Mỹ sẽ như thế nào. Không có một cơ quan nào của TTDC có đủ lương thiện để nghiên cứu chuyện này. Truyền thông tị nạn thì dĩ nhiên chưa đủ khả năng.

BM  

Đây là một cuộc chiến về 500 tỷ hàng hoá với nhiều hệ quả lớn lao trên kinh tế của hai đại cường, không phải là chuyện đi chợ mua mớ rau nên còn nhiều khó khăn, trong khi những người cuồng chống Trump lo chửi Trump mà không ý thức được chống kế hoạch của Trump tức là muốn bảo vệ hàng hoá và quyền lợi TC.

Việc đánh nhau với TC trên thương trường đã bị xuyên tạc khá nhiều. Ta cần nhìn lại vấn đề ngay từ đầu để tránh là nạn nhân của xuyên tạc.

Thương chiến Mỹ-TC thật sự bắt đầu ngay từ khi ông Trump mới nhậm chức, khi ông quyết định xé thỏa thuận Trans-Pacific Partnership, TPP. Nhiều người thắc mắc TPP có hại cho TC và có lợi cho Mỹ, tại sao TT Trump lại xé.

Thật ra, TPP là một thỏa ước cực kỳ phức tạp, nhưng có một điểm đặc biệt là thỏa ước bị cả nước Mỹ chống đối, từ phe cấp tiến trong đảng Dân Chủ đến các nghiệp đoàn lao động, và cả phe thiên tả cực đoan, đồng thời cũng không được hậu thuẫn của khối bảo thủ CH. TT Obama thăm dò và biết rõ như vậy nên không bao giờ đưa ra Thượng Viện để được chính thức phê chuẩn như một hiệp ước quốc tế mà Mỹ phải tôn trọng tuyệt đối, vì biết không thể đủ túc số phiếu.

 BM

TPP có mục đích khuếch trương mậu dịch quốc tế, giảm thuế quan, khuyến khích các công ty kinh doanh hủy bỏ biên giới các nước, mở hãng xưởng tại những nơi mà chi phí thấp nhất. Việc này gây thiệt hại lớn cho Mỹ khi hàng TC tràn ngập vào Mỹ, quét hàng Mỹ ra khỏi thị trường, khi các công ty Mỹ đóng cửa hãng xưởng tại Mỹ để mở lại tại Đông Nam Á và TC, đưa đến tình trạng hàng triệu nhân công Mỹ mất jobs.

Hàng TC có thể tràn vào Mỹ dễ dàng vì 4 yếu tố: giá nhân công TC rất rẻ, các công ty TC được Nhà Nước hỗ trợ, các công ty đó cũng không bị trói tay bởi những luật lệ (về điều kiện lao động và về bảo vệ môi sinh) nhiêu khê và tốn kém, và giá trị đồng Nguyên được Nhà Nước TC cố tình dìm cho thấp để dễ cạnh tranh với thế giới.

TPP có mục đích hạ thuế quan càng nhiều càng tốt để ‘mở toang cửa cho mậu dịch quốc tế không biên giới’, trong khi TT Trump đã có ý định cắt giảm thâm thủng mậu dịch Mỹ-TC, chặn đứng chủ nghiã bành trướng TC, chặn đứng hàng TC tràn ngập vào Mỹ giết kinh tế Mỹ, làm dân Mỹ mất job, bằng cách tăng thuế quan trên hàng TC như ta đã thấy. Việc này giải thích tại sao TT Trump xé TPP ngay.

BM
(Muốn biết thêm về TPP, xin đọc bài quan điểm của Huffington Post, là một trang mạng thiên tả chống Trump mạnh, về TPP trên trang Báo Mỹ tuần này)

Chính sách bảo vệ kinh tế Mỹ, hay có thể gọi là chính sách mậu dịch bảo hộ của TT Trump chẳng phải chỉ nhắm vào sự ‘xâm lăng’ của hàng hóa Tàu, mà còn nhắm chung vào hàng từ những nước đồng minh, có hại cho Mỹ. Như qua thỏa ước NAFTA, là thỏa ước cũng nhằm tháo gỡ phần nào ‘biên giới mậu dịch’ giữa Mỹ và hai ông láng giềng Canada và Mễ. TT Trump cũng cho rằng NAFTA là một thỏa ước rất tai hại cho quyền lợi Mỹ, đặc biệt khuyến khích các công ty Mỹ bỏ nước qua Mễ mở hãng xưởng, khiến nhân công Mỹ mất job. TT Trump đã điều đình lại và cả ba nước đã thỏa thuận một hợp tác mới, có phần bớt hại hơn cho Mỹ, nhất là không cho phép TC lén tuồn hàng Tàu qua ngã Mễ và Canada.

BM
  
TTDC bây giờ cũng đồng thanh ca bài hù dọa kinh tế có triệu chứng suy trầm nặng, hiểu theo nghĩa hàng hóa mất giá, hãng xưởng đóng cửa, thất nghiệp tràn lan,… Nói cách khác, TTDC mở thêm mặt trận mới để đánh Trump thôi.

Trước đây là thông đồng với Nga, rồi tới kỳ thị da màu, bây giờ là kinh tế khủng hoảng,… Một nhà báo đã viết “chính sách của phe ta là đánh Trump qua 3 chữ R: Russia, Racism, Recession”.

TT Trump muốn hạ thêm lãi suất và công kích Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang đã giữ lãi suất quá cao khiến kinh tế không tăng trưởng mạnh như ông muốn. Đài MSNBC chê bai ngay ‘giữ lãi suất thấp chỉ là triệu chứng của một nền kinh tế yếu ớt”. Trong khi đó, MSNBC lại tiếp tục ca tụng kinh tế Obama, là kinh tế mà trong suốt 8 năm, lãi suất của chính quyền liên bang cho vay luôn luôn ở mức thấp nhất lịch sử cận đại Mỹ, chưa bao giờ lên tới mức 1%, chỉ bắt đầu tăng từ năm 2017 sau khi ông Trump nhậm chức và áp đặt chính sách kinh tế mới.

Nhìn vào biểu đồ lãi suất dưới đây thì cũng sẽ thấy khác biệt căn bản giữa kinh tế Obama và kinh tế Trump. Những cụ nào kiên trì khẳng định kinh tế Trump chỉ là tiếp nối của kinh tế Obama, xin nhìn cho kỹ (tài liệu của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang, khu vực Saint Louis)

TTDC từ lâu nay mắc bệnh Dị Ứng Trump quá nặng, đã tìm đủ lý do để công kích TT Trump, bôi bác tất cả những chuyện ông làm đều đưa đến đại họa cho Mỹ. Theo họ, kinh tế đang lao đầu vào khủng hoảng, hậu quả hiển nhiên của một chính sách kinh tế ‘thảm hại’ của Trump.

BM
  
CNN báo động thâm thủng ngân sách có thể sẽ leo lên tới mức 1.000 tỷ đô trong năm tới. Như thể đây là đại họa cho nhân loại. CNN ‘quên’ không nhắc lại chuyện trong 3 năm đầu của TT Obama, ngân sách mỗi năm không bao giờ thâm thủng dưới 1.000 tỷ hết.

Theo CNN, ngân sách của TT Trump hiện bị thâm thủng nặng vì cắt thuế áp dụng từ năm 2018. Cái thiếu lương thiện của CNN là không nói cho rõ là việc cắt thuế bắt buộc phải gây nên thâm thủng ngân sách trong ngắn hạn vì Nhà Nước mất thu tiền thuế, nhưng trong tương lai lâu dài, nhờ cắt thuế mà kinh tế phát triển và Nhà Nước sẽ thu thuế lại nhiều hơn trong vài năm sau. Kinh nghiệm 3 cuộc giảm thuế của các tổng thống Kennedy, Reagan và Bush đều đã chứng minh rõ ràng.

TTDC cũng hô hoán việc tăng công nợ dưới TT Trump. Khi dưới 8 năm Obama, công nợ tăng gấp đôi, từ 10.000 tỷ lên tới hơn 20.000 tỷ thì không nghe TTDC hô hoán gì. Bây giờ, trong hơn 2 năm Trump, công nợ tăng lên tới 21.600 tỷ thì họ báo động ầm ĩ.

Ta coi lại vài con số cho vui.

BM
  
Dưới TT Trump, công nợ tăng 1.600 tỷ, trong đó có 700 tỷ tiền lãi trên số 20.000 tỷ nợ do Obama để lại. Tức là dưới TT Trump, công nợ tăng thuần là 900 tỷ trong hai năm, hay 450 tỷ một năm.

Dưới TT Obama, công nợ tăng 10.000 tỷ trong 8 năm, vị chi 1.250 tỷ một năm, nghĩa là gần gấp 3 lần mức tăng 450 tỷ của TT Trump. Cứ cho là TT Obama phải trả khoảng 200 tỷ tiền lãi, thì mỗi năm dưới Obama, công nợ cũng đã tăng khoảng 1.000 tỷ, hơn gấp hai lần dưới TT Trump. Ta cũng không nên quên TT Obama đã ban phát trợ cấp tứ tung, và những trợ cấp đó không thể thu hồi một sớm một chiều, do đó TT Trump vẫn phải chi khá nhiều cho mục này.

Có người la hoảng công nợ bây giờ cao hơn tổng sản lượng quốc gia –GDP- rồi. Xin lỗi, việc này đã xẩy ra từ gần 7 năm nay rồi, từ cuối 2012 khi Obama còn làm tổng thống.

Ai muốn khiếu nại nữa?

Ở đây, kẻ này xin nhắc lại những cơn gió đổi chiều trong lập luận của phe cấp tiến DC và đồng minh TTDC để quý vị thấy rõ cái vô lý hay giả dối của họ.

Khi TT Trump còn tranh cử cho đến khi ông mới đắc cử, thì họ đồng ca bài hát chính sách kinh tế của ông Trump sẽ đưa cả nước vào khủng hoảng rất nhanh, hãng xưởng đóng cửa, thất nghiệp tràn lan, thị trường chứng khoán xụp đổ thê thảm. Tất cả hòa ca bài khủng hoảng kinh tế vĩ đại Trump sẽ đẻ ra, do nhạc trưởng Nobel Kinh Tế Paul Krugman điều khiển.

BM
  
Cả hai năm sau, chẳng ai thấy khủng hoảng gì, trái lại, tỷ lệ thất nghiệp rớt mạnh, kinh tế tăng trưởng như chưa từng thấy, thị trường chứng khoán leo thang tới chóng mặt luôn. Phe ta đổi bài hát: tất cả chỉ là kinh tế Obama nối dài, Trump chẳng có công trạng hay ảnh hưởng gì ráo.

Bây giờ, xuất hiện vài triệu chứng kinh tế toàn cầu bị đe dọa. Phe ta lại đổi bài hát, vào nhà kho lôi ra lại bài ca chính sách của Trump đưa kinh tế vào đại khủng hoảng.

Quý vị cứ bình tĩnh, từ giờ đến vài tháng tới, nếu kinh tế không có khủng hoảng gì hết, mọi sự đều tốt đẹp cận kề ngày bầu cử, thì ta sẽ lại có dịp nghe bài ca kinh tế Obama nối dài trở lại.

Mới đây, có chuyện đáng nói vì mang nhiều ý nghĩa

BM
  
Cựu TT Obama hợp tác với đài Netflix, tung ra một phim thời sự có tên là American Factory, kể lại câu chuyện thật của một công ty sản xuất phụ tùng xe hơi tại tiểu bang Ohio.

Cuốn phim kể lại câu chuyện một hãng ráp xe của General Motors năm 2008 là năm đại khủng hoảng, bị đóng cửa, nhân công mất việc. Sau đó, qua thời Trump, hãng được mở cửa lại sau khi một đại gia Trung Cộng mua lại. Dĩ nhiên là một số nhân công có việc làm lại, nhưng điều kiện làm việc của họ giống như điều kiện làm việc của nhân công Tàu bên TC hơn là nhân công Mỹ tại Mỹ: rất cơ cực mà lương lại thấp. Tất cả các công nhân được phỏng vấn trong phim dĩ nhiên đều than vãn về điều kiện làm việc. Họ cũng tố cáo mức lương hiện nay của họ thua xa mức lương cũ.

BM
  
Tất cả mọi người đều thấy ngay dụng ý của TT Obama. Ông chủ ý công kích việc TT Trump tạo lại công ăn việc làm cho công nhân Mỹ bằng cách bán nhà máy cho ngoại bang, để rồi ngoại bang đó khai thác lao động Mỹ, bắt làm việc dưới xa tiêu chuẩn Mỹ.

Đây hiển nhiên là một cố gắng của TT Obama để bào chữa cho chính sách kinh tế của mình đồng thời tấn công những thành quả kinh tế của người kế nhiệm, nhất là trước thềm cuộc bầu cử tổng thống năm tới.

Cái thiếu lương thiện của TT Obama là đã lấy đúng một thí dụ mà ông cho là không đẹp lắm để biến thành hình ảnh cho tình trạng chung của cả kinh tế Mỹ. Câu hỏi là nếu điều kiện làm việc ‘cơ cực’ vậy mà những nhân công vẫn tiếp tục xin vào làm việc ào ào, thì có phải đó vẫn hơn tình trạng nằm nhà ăn tiền thất nghiệp như dưới thời Obama không?

Cái thiếu lương thiện thứ nhì là cuốn phim có hàm ý cho rằng kinh tế Trump phát lên là nhờ vào TC giúp, trong khi trên thực tế, đầu tư của TC vào Mỹ đã giảm tới hơn 80% (theo Yahoo Finance) từ thời Obama qua thời Trump vì cuộc chiến mậu dịch của Trump.

BM
  
Cuốn phim cũng không nói đến việc khi hãng mới được tài phiệt TC khánh thành lại, đã có sự hiện diện của thượng nghị sĩ DC Sherrod Brown tham dự, đọc diễn văn cảm tạ tài phiệt Tàu rối rít vì đã giúp dân Ohio có việc làm lại.

Nói chung, thành quả kinh tế của TT Trump sẽ là một rắc rối lớn cho các ứng cử viên DC trong mùa bầu cử. Cho tới nay, chưa ai thấy họ mở miệng tấn công gì mà chỉ lo tặng quà cáp thôi.

Tuy nhiên, không sớm thì muộn, họ cũng sẽ phải trực diện với những ‘đấm ngực’ khoe thành tích kinh tế của TT Trump, và sẽ phải tìm cách chê bai hay khoe sẽ có thể làm hơn Trump được.

Trên thực tế, đối với các công ty lớn hay nhỏ, họ chẳng bao giờ cần biết đây là kinh tế Obama hay kinh tế Trump, cũng chẳng mất ngủ vì cái đe dọa suy trầm hay suy thoái gì, càng không run rẩy trước cuộc thương chiến với Trung Cộng, mà điều họ lo sợ chính là viễn tượng mù mịt trước mắt. Trong kinh doanh, chià khoá của thành công là khả năng dự đoán tương lai để có thể làm những kế hoạch ngắn cũng như dài hạn, về nhiều khiá cạnh như tích trữ hàng tồn kho, ký hợp đồng mua bán dài hạn, lượng giá hàng trong tương lai, thuê nhân công, mua máy móc trang bị, hay thậm chí xây, mua hay thuê hãng xưởng.

BM
  
Ở đây, ta thấy có một yếu tố hết sức có lợi cho TT Trump là không có một nhà kinh doanh nào thích thay đổi nhất thời vì nhu cầu chính trị, nhất là thay đổi về thuế khoá. Bầu lại cho TT Trump bảo đảm sẽ không có xáo trộn gì trên phương diện kinh tế, ngoại thương và thuế khoá, có thể giúp họ làm kế hoặch lâu dài, trong khi bầu cho một ông/bà DC với những bánh vẽ hão huyền đủ kiểu thì có nhiều triển vọng tất cả những chuyện trên sẽ thay đổi, nhất là mức thuế sẽ bắt buộc phải tăng như các ứng cử viên DC đã không thể giấu diếm.

Kinh tế là chuyện ảnh hưởng lớn trên cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình. Do đó ta không thể để chính trị phe đảng chi phối vớ vẩn, mà phải hiểu rõ mình muốn gì và phải làm gì vì quyền lợi thực tế của mình và gia đình.

BM

Cụ thể nhất là việc Trump đánh TC có lợi cho cá nhân và gia đình chúng ta. Không thể vì thù ghét cá nhân Trump mà chống lại các biện pháp của ông ta để chống hàng hóa TC nói riêng và chống sách lược bành trướng của Tầu cộng nói chung, là sách lược đe dọa đến cả sự sinh tồn của nước Việt cho dù đất nước hiện đang nằm trong tay đám CS. CS đến rồi sẽ đi, nhưng nước Việt phải tồn tại vĩnh viễn.




Vũ Linh

BM

Nên làm gì khi bị tấn công bằng vũ khí hoá học
Nét tích cực của sự mù quáng khi yêu
Tại sao làm việc kiệt sức là vấn nạn ở Thụy Điển?
Thảm sát tại Hà Nội _ Xã hội VN ngày càng lạnh lùng?
Vết cắt bí ẩn chia đôi khối đá hàng nghìn năm
Ảnh hưởng thương chiến Mỹ – Trung
7 cách truyền thông Trung cộng khống chế tin tức về Hong Kong
Trần Kiều Ngọc trò chuyện cùng Joshua Wong
Lãnh thổ Greenland của người Inuit trước ý tưởng Trump đòi mua
Xu hướng biến garage thành nhà ở tại khu Bờ Tây, Mỹ
Trung cộng lâm nguy _ hàng loạt nhà máy đóng cửa
Ngày của Ông Bà
Người biểu tình Hong Kong _ 'Bây giờ hoặc không bao giờ'
Hoàng quý phi Thái Lan lái phản lực cơ và bắn súng
Mỹ không chấp nhận Trung cộng kiểm soát Biển Đông
G7 đồng nhất với hầu hết đường lối cứng rắn của TT Trump
Công nghệ nhận diện khuôn mặt TC 'vượt mặt' Amazon, IBM
Cuộc sống ra sao ở một thành phố quá đông du khách?
VN từng có nhiều thủ đô qua các triều đại và chính quyền
Căn bệnh Xô-viết của Trung cộng

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.