Pages

Wednesday, July 29, 2020

Đất hiếm _ điểm yếu của Mỹ trong cuộc đọ sức với Trung cộng

BM
Một mỏ khai thác đất hiếm tại vùng Nội Mông. Trung cộng kiểm soát 95 % sản lượng toàn cầu.

Ngành công nghiệp vũ khí của Mỹ lệ thuộc Trung cộng. Nhà Trắng và Lầu Năm Góc cùng ý thức được về nghịch lý này và đã có những bước chuẩn bị đề phòng Bắc Kinh cắt nguồn cung cấp “nguyên liệu của thế kỷ 21”, như nhận định của nhà báo Guillaume Pitron, tác giả cuốn “Chiến tranh kim loại hiếm”, NXB LLL (2018).

BM

Truyền thông quốc tế dồn dập đưa tin về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung từ mùa xuân 2018 với những vòng đàm phán kéo dài, rồi  đến thỏa thuận bán phần, trong đó hai đối thủ tuyên bố tạm buông vũ khí.

Ở hậu trường, bộ Quốc Phòng Mỹ lặng lẽ mở lại hồ sơ đất và kim loại hiếm và đã có những bước quan trọng nhằm giảm bớt lệ thuộc vào nhà cung cấp gần như độc quyền của thế giới, đó là Trung cộng.

BM
  
Gần đây nhất, hãng tin Anh Reuters tiết lộ tháng 4/2020 Lầu Năm Góc quyết định tài trợ trở lại cho hai dự án khai thác đất hiếm nhằm phục vụ các mục tiêu quân sự của Hoa Kỳ. Hai dự án nói trên liên quan đến các mỏ đất hiếm tại Texas và California: mỏ thứ nhất do tập đoàn Úc Lynas cùng khai thác với một đối tác Mỹ và mỏ thứ nhì do tập đoàn MP Materials quản lý. Ngoài ra, vẫn theo Reuters, chính phủ Mỹ sắp thông báo hỗ trợ cho MP trong một dự án thứ ba tại bang Nevada.

Sự can thiệp trực tiếp của bộ Quốc Phòng

BM

Trong giai đoạn từ 2004 đến 2017 có đến 80% kim loại hiếm Hoa Kỳ mua vào đều xuất xứ từ Trung cộng. Ông khổng lồ châu Á này kiểm soát 40% các mỏ dự trữ kim loại hiếm của thế giới (Việt Nam 18% và Mỹ 1%, theo nghiên cứu của Trung tâm địa chất Hoa Kỳ US Geological Survey). Năm 2018, Trung cộng là nguồn cung cấp 70% đất hiếm tiêu thụ trên toàn cầu và cho đến hiện tại 90% đất hiếm được khai thác từ các khắp nơi trên thế giới đều phải nhờ đến Trung cộng sàng lọc, để từ “đất” trở thành “kim loại” và có thể cung cấp cho các tập đoàn công nghiệp.

Tháng 5/2019, đúng vào lúc chủ tịch Trung cộng đến thăm một nhà máy khai thác kim loại hiếm ở Giang Tây, tại Washington, Lầu Năm Góc công bố một báo cáo với mục tiêu ”giảm mức độ lệ thuộc của Hoa Kỳ vào đất hiếm Trung cộng”. Bộ Quốc Phòng Mỹ chủ trương ”trích xuất các khoản ngân sách cần thiết cho việc khai thác, xử lý và tích trữ các nguồn kim loại thiết yếu đối với an ninh quốc gia”.

BM
  
Trả lời RFI Việt ngữ, nhà báo Guillaume Pitron, chuyên nghiên cứu về đất hiếm và là tác giả của nhiều bộ phim tài liệu, nhiều bài phóng sự và cách nay hai năm cho ra mắt công chúng cuốn sách mang tên Chiến tranh Kim Loại Hiếm, Mặt Trái của Tiến Trình Chuyển Đổi Năng Lượng và Kỹ Thuật Số, NXB LLL (2018), không chút ngạc nhiên về việc bộ Quốc Phòng Mỹ trực tiếp can thiệp vào hồ sơ này.

Guillaume Pitron: Về phía Trung cộng, hơn bao giờ hết, nước này ý thức được về thế thượng phong đang có được đối với Mỹ. Đây đương nhiên là một lợi thế cả về thương mại, lẫn công nghiệp và nhất là về mặt chiến lược. Không có đất hiếm của Trung cộng, Mỹ không thể phát triển công nghệ chế tạo vũ khí, không có chiến đấu cơ F-35 hay xe bọc thép Abraham …

BM
  
Vào lúc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung đang lên đến cao trào vào năm 2019, ông Tập Cận Bình đã viếng thăm một nhà máy khai thác kim loại hiếm ở Giang Tây, miền nam Trung cộng. Truyền thông nước này đã loan tin rộng rãi về sự kiện nói trên, như để ngầm nhắc nhở Washington đây là điểm yếu của Hoa Kỳ.

Về phía Mỹ, phản ứng của Washington bao hàm từ vế chính trị đến công nghiệp. Hoa Kỳ tìm cách giảm mức độ lệ thuộc vào Trung cộng từ khâu khai thác các quặng mỏ, sàng lọc để có được kim loại hiếm. Thế rồi khâu thứ ba là biến các kim loại hiếm này thành nam châm. Chỉ dưới dạng sau cùng này mới có thể phục vụ cho các công nghệ cao. Dân biểu bang Florida, Marco Rubio và thượng nghị sĩ bang Texas Ted Cruz đã vận động để cho ra đời một đạo luật cho phép khởi động lại các mỏ đất hiếm ở Mỹ.

BM

Kế đến các tập đoàn công nghiệp đã nhập cuộc để khai thác mỏ đất hiếm ở bang Texas. Tuy nhiên khâu tiếp theo là sàng lọc để chắt ra được các kim loại hiếm và để chúng có thể được đưa vào các khâu sản xuất … Tất cả những giai đoạn  này đòi hỏi rất nhiều thời gian, có thể là nhiều năm. Lầu Năm Góc can thiệp trực tiếp vào hồ sơ này, vì đây là một vấn đề liên quan đến an ninh của bản thân Hoa Kỳ. Bộ Quốc Phòng Mỹ huy động nhiều đối tác trong dự án này.

Hiện tại ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ chỉ sử dụng một khối lượng kim loại hiếm tương đương với 1% nhu cầu của cả nước, theo như báo cáo năm 2016 của Viện Kiểm Toán Quốc Gia.

BM
  
Nhìn rộng ra hơn, Mỹ là nguồn tiêu thụ đến 9% đất hiếm của thế giới. Cho đến năm 2019, Mountain Pass tại bang California gần như là mỏ duy nhất còn hoạt động. Nhưng trớ trêu thay là 50.000 tấn đất hiếm được khai thác mỗi năm đều phải gửi sang Trung cộng để được chế biến và trở về lại Hoa Kỳ dưới dạng kim loại.

Khởi động lại chuỗi cung ứng: nói dễ làm khó 

BM
  
Vẫn theo báo cáo của Lầu Năm Góc, đến năm 2022 "sẽ có thêm ba cơ sở khác đi vào hoạt động”. Trong một bài báo gần đây, Le Figaro tiết lộ núi Round Top Mountain tại bang Texas, cách không xa biên giới với Mexico, có thể là một giải pháp giúp Mỹ tự lập hơn về kim loại hiếm. Đây là nơi cất giữ 16 trong số 17 khoáng chất “hiếm” rất cần thiết đối với nền công nghiệp điện tử cao cấp. Tiềm năng khai thác trải dài trên 130 năm.

Trước Lầu Năm Góc, tổng thống Donald Trump từ cuối tháng 12/2017 đã ban hành một sắc lệnh nhằm “bảo đảm các nguồn cung cấp chắc chắn và đáng tin cậy về các loại khoáng sản mang tính sống còn” đối với an ninh quốc gia. Đất hiếm cũng như uranium có tên trong danh sách gồm 35 mặt hàng này.

BM

Có điều, như chuyên gia về kim loại hiếm Guillaume Pitron vừa nói, khai thác đất hiếm là cả một dây chuyền công nghiệp và đòi hỏi công nghệ đặc biệt. Vậy tới nay; cụ thể Mỹ đã làm được những gì để giảm thiểu mức độ lệ thuộc vào Trung cộng ? Guillaume Pitron.

Guillaume Pitron: Hiện tại Mỹ đã mua lại tập đoàn Hitachi của Nhật, một vài công ty Hoa Kỳ làm chủ được công nghệ này, nhưng chỉ sản xuất ở mức độ cò con, không đủ để bảo đảm nhu cầu trên toàn quốc. Năm 2010 Viện Kiểm Toán Nhà nước của Mỹ trong một báo cáo thẩm định rằng sẽ mất 15 năm để khởi động lại toàn bộ ngành khai thác đất hiếm và chế tạo kim loại hiếm. Cần một quãng thời gian dài như vậy do ở đây liên hệ đến ít nhất là 5 hay 6 lĩnh vực công nghiệp khác nhau, với những kỹ thuật rất khác biệt. Thành thử nói Mỹ cần giảm mức độ lệ thuộc vào đất hiếm của Trung cộng là một chuyện, làm được việc đó hay không lại là chuyện khác. Tương tự như vậy, khai thác mỏ đất hiếm là một chuyện, làm chủ được toàn bộ ngành công nghiệp sản xuất kim loại hiếm lại là chuyện khác”.

BM

Một trong những giải pháp khác Hoa Kỳ đang hướng tới trong khi chờ đợi kích hoạt lại dây chuyền sản xuất đất hiếm trên lãnh thổ Mỹ, đó là đa dạng hóa các nguồn cung cấp. Hiện tại, ngoài Trung cộng Mỹ có thể trông chờ vào ba đối tác khác, gồm Pháp, Estonia và Nhật Bản. Tuy nhiên, cả ba đều chỉ có khả năng cung cấp hạn hẹp.

Trung cộng một mình một chợ 

BM
  
Một nhà phân tích trong ngành được báo Le Figaro trích dẫn nhìn nhận, nếu như Liên Hiệp Châu Âu, Mỹ và một số các nước khác trên thế giới không nhanh chóng bảo đảm được các nguồn cung cấp kim loại hiếm và độc lập với Trung cộng, thì sẽ ”đến lúc chỉ còn có một mình Trung cộng có khả năng sản xuất trang thiết bị công nghệ cao”.

Không chỉ ngành công nghiệp vũ khí của Mỹ có nhu cầu tiêu thụ kim loại hiếm. Vào lúc mà Hoa Kỳ đang đánh cược vào thị trường xe hơi điện, nhu cầu về đất hiếm của Mỹ ngày càng lớn. Đòi hỏi độc lập với nhà cung cấp chính là Trung cộng càng cấp bách. Tập đoàn USA Rare Earth đã rầm rộ thông báo khánh thành nhà máy chế biến đất hiếm đầu tiên ngoài lãnh thổ Trung cộng tại bang Colorado. Phía Mỹ cũng liên tục mở rộng đối tác với các tên tuổi trong ngành của Úc hay Nhật Bản. Cũng USA Rare Earth cho biết sẽ hợp tác với Hitachi của Nhật để mở một nhà máy tại bang Bắc Carolina với khả năng đáp ứng đến 17% nhu cầu tiêu thụ của Hoa Kỳ.

BM
  
Tất cả những dự án ít nhiều đã đi vào hoạt động nói trên cho thấy Mỹ đã có những bước tiến rất dài để dần dần tách rời khỏi nhà cung cấp gần như độc quyền của thế giới là Trung cộng. Dù vậy chuyên gia về đất hiếm Guillaume Pitron cho rằng thế thượng phong của Trung cộng trong lĩnh vực này không hề bị đe dọa:

BM
  
Guillaume Pitron: Trung cộng vẫn còn một lợi thế rất lớn so với Mỹ. 95% đất hiếm sản xuất ra trên thế giới là từ Trung cộng và có khoảng từ 70 đến 75% nam châm kim loại hiếm cũng từ các nhà máy Trung cộng mà ra. Đây là một lợi thế cả về mặt công nghiệp lẫn công nghệ mà chưa một ai có thể qua mặt được Trung cộng. Cần nói thêm là Bắc Kinh đã mất hàng chục năm để leo lên đến đỉnh trong nấc thang công nghệ đó. Cho dù Hoa Kỳ có phát triển công nghiệp đất hiếm thì cũng không thể đảo ngược được tương quan lực lượng và Trung cộng sẽ còn chiếm thế thượng phong trong nhiều năm nữa.



Thanh Hà

Đất hiếm không khan hiếm với Mỹ

BM

Đừng có lo, đất hiếm không khan hiếm với Mỹ ngay tại Mỹ. Phần lớn đất hiếm hiện nay tập trung ở Trung Cộng, Brazil, Canada, Úc, Ấn Độ, Mỹ và Việt Nam. Trừ TC, các nước khác là đồng minh, đối tác thân cận với Mỹ. Và ngay tại Mỹ, Mỹ vẫn là một nguồn đất hiếm dồi dào nhất trên thế giới.

BM

Tử huyệt của Trung cộng _ Công nghệ bán dẫn
Một kỹ thuật gián điệp đầy tinh vi của Trung cộng
Tuổi già dựa vào ai?
Nhiễm Covid-19 sẽ bị tổn thương não nghiêm trọng?
Việt Nam về đâu với thân phận tiểu quốc trên bàn cờ thế cuộc?
Nước _ nắng và quyền lực
Hoa Kỳ rời lãnh sự quán tại Thành Đô
Tài năng của ông Trump trong việc dùng người Hoa trị Bắc Kinh
Tại sao quan hệ Mỹ-Trung đang ở điểm thấp nhất
Đạo đức của TT Trump
Chuyện bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ năm 2020
Điệp viên Trung cộng dùng LinkedIn để săn người ra sao
TT Trump kết liễu ‘quái vật ĐCSTC’
Tổng thống Trump đẩy nhanh tốc độ 'hủy diệt ĐCSTC'
Nhân viên rời lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô
Mục tiêu của “American First” & Chính Phủ Trump thẳng tay với Trung Cộng!
Điểm học _ thực học _ thực tài
Tai họa từ Trung cộng và sứ mệnh của thế giới
Thí nghiệm về hiệu quả của khẩu trang
Tòa lãnh sự Trung cộng tại Houston là ổ gián điệp

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.