Tuesday, July 28, 2020

Nhiễm Covid-19 sẽ bị tổn thương não nghiêm trọng?

BM
Một số nhà khoa học nghi ngờ rằng bệnh Covid-19 gây suy hô hấp và dẫn đến chết người không phải vì nó làm tổn thương phổi mà là làm hại não - và gây ra một số triệu chứng khác như nhức đầu, đột quỵ và co giật.

Với Julie Helms, mọi việc bắt đầu khi một số bệnh nhân nhập viện trong khu cấp cứu bà làm việc ở Bệnh viện Đại học Strasbourg ở miền đông bắc nước Pháp vào đầu tháng 3/2020.

Chỉ vài ngày sau, tất cả bệnh nhân ở khu cấp cứu đều là bệnh nhân nhiễm Covid-19 - và không chỉ tình trạng khó thở họ gặp phải khiến bà lo ngại.

BM
  
"Họ cực kỳ bồn chồn, và rất nhiều người bị vấn đề thần kinh - chủ yếu là bị lẫn và mê sảng," bà mô tả.

"Chúng tôi quen với tình trạng một số bệnh nhân khi nhập viện cấp cứu sẽ bồn chồn và cần phải có biện pháp an thần, nhưng tình huống này hoàn toàn bất thường. Mọi việc cực kỳ đáng sợ, đặc biệt vì rất nhiều người chúng tôi điều trị còn rất trẻ - đa số họ ở tuổi 30 và 40, thậm chí có cả một người mới 18 tuổi."

Helms và đồng nghiệp của bà công bố một nghiên cứu nhỏ trên Tạp chí Y khoa New England, ghi nhận những triệu chứng thần kinh ở bệnh nhân Covid-19 họ điều trị, từ những khó khăn trong nhận thức đến tình trạng bị lẫn.

BM
  
Tất cả dấu hiệu của "bệnh não" ("encephalopathy" - định nghĩa chung chỉ tình trạng não bị thương tổn) - xu hướng mà các nhà nghiên cứu ở Vũ Hán cũng thấy xảy ra ở bệnh nhân nhiễm virus corona vào tháng Hai.

Giờ đây, hơn 300 nghiên cứu khắp thế giới đã nhận thấy tỷ lệ những bất thường về thân kinh ở bệnh nhân Covid-19, trong đó gồm có các triệu chứng nhẹ như nhức đầu, mất vị giác (anosmia) và cảm giác bị tê ngứa (arcoparasthesia), đến những hệ quả nghiêm trọng hơn như tình trạng mất ngôn ngữ (aphasia), đột quỵ và co giật.

Điều mới được phát hiện thêm, đó là bên cạnh việc gây ra bệnh về hô hấp cấp, virus còn có thể tàn phá thận, gan, tim và gần như tất cả mọi cơ quan trong cơ thể người.

BM
Các kỹ thuật viên nghiên cứu virus Covid-19 trong phòng thí nghiệm ở Buenos Aires, Argentina; hơn 300 nghiên cứu đã phát hiện ra những bất thường về thần kinh ở bệnh nhân Covid-19

"Chúng tôi vẫn chưa biết chắc liệu các tình trạng tổn thương não ở Covid-19 có nghiêm trọng hơn những loại virus khác hay không, nhưng tôi có thể cho bạn biết chúng tôi đã thấy rất nhiều trường hợp như vậy," nhà thần kinh học Elissa Fory từ Quỹ Henry Ford ở Detroit, bang Michigan cho biết.

"Khi số ca bệnh tăng lên, bạn sẽ bắt đầu thấy không chỉ những biểu hiện thông thường mà còn cả những biểu hiện hiếm gặp - và chúng tôi thấy chúng xuất hiện tất cả đồng loạt - đây không phải là điều mà bất cứ ai trong chúng tôi từng gặp trong đời."

Ước tính tỉ lệ chính xác khác nhau, nhưng có vẻ như khoảng 50% bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm Sars-CoV-2 - loại virus gây ra bệnh Covid-19 - đều gặp phải những vấn đề về thần kinh.

BM
  
Mức độ và tình trạng nghiêm trọng mà các vấn đề thần kinh này hầu như vẫn chưa được chú ý đến.

Hầu hết mọi người, gồm cả bác sĩ, có thể không nhận diện được bất thường về mặt thần kinh như triệu chứng gì và khi nào chúng xuất hiện - một số gặp phải tình trạng co giật nhưng bề ngoài lại trông như bị choáng, không có run rẩy hay co giật gì cả.

Với máy móc liên tục có tiếng bíp, cùng những loại thuốc an thần và cách ly trên giường bệnh, môi trường trong phòng hồi sức cấp cứu ICU có thể làm trầm trọng thêm và gây tình trạng mê sảng, khiến ta khó lòng liên kết với các triệu chứng do virus gây ra.

Và tình hình càng thêm phần phức tạp, khi nhiều người chịu tác động từ virus Sars-CoV-2 không bao giờ thực sự được xét nghiệm xem có virus không, đặc biệt nếu họ không có triệu chứng ho hay sốt.

Điều đó có nghĩa là nếu họ có biểu hiện các triệu chứng thần kinh, thì ta có thể sẽ không bao giờ biết liệu nó có liên quan đến Sars-CoV-2 hay không.

BM
Nhân viên y tế thu thập mẫu xét nghiệm Covid-19 ở New Delhi; rất nhiều người nhiễm virus không bao giờ được xét nghiệm

"Trong thực tế, có một số phần trăm đáng kể bệnh nhân Covid-19 chỉ có triệu chứng bị lẫn mà thôi"- họ không ho hay mệt mỏi gì, Robert Stevens, phó giáo sư về ngành gây mê và y học cấp cứu tại Trường Y Johns Hopkins Medicine ở Baltimore, bang Maryland, nói.

"Chúng ta đang đối mặt với đại dịch thứ cấp về bệnh thần kinh."

Một căn bệnh khác

BM
  
Từ khi đại dịch bắt đầu, người ta ngày càng hiểu rõ rằng Sars-CoV-2 không chỉ là phiên bản tăng cường của loại virus gây bệnh cảm thông thường: nó có một số những tính chất kỳ quặc, bất thường và đôi khi đáng sợ.

Chẳng hạn, hầu hết các đại dịch do virus gây ra (như bệnh cúm) có đường cong tử vong "hình chữ U", là căn bệnh gây chết người kể cả với những bệnh nhân rất nhỏ tuổi và rất lớn tuổi.

Nhưng virus Sars-CoV-2 cơ bản chỉ gây triệu chứng nhẹ ở trẻ em. Loại virus corona này ảnh hưởng rất không cân xứng với đàn ông: đến 70% bệnh nhân nhập viện ở các phòng cấp cứu khắp thế giới là đàn ông, dù đàn ông và phụ nữ bị nhiễm ở tỷ lệ tương đương nhau.

BM
Virus Sars-CoV-2 có một số tính chất khác thường - không giống với những đại dịch do virus khác gây ra, nó chỉ gây triệu chứng nhẹ ở trẻ em

Tình trạng "thiếu oxy hạnh phúc" là một bí ẩn khác. Thông thường trong máu người "độ bão hòa oxy" là khoảng 98%. Bất cứ chỉ số nào dưới 85% đều sẽ dẫn đến tình trạng bất tỉnh, hôn mê hoặc chết.

Thế nhưng một số lượng lớn bệnh nhân Covid-19 có độ bão hòa oxy trong máu giảm xuống dưới 70%, thậm chí dưới 60% nhưng vẫn hoàn toàn tỉnh táo và nhận thức bình thường.

BM
  
Và rồi, còn có một thực tế là một lượng lớn bệnh nhân có virus không có triệu chứng gì cả. Ước tính cho số này khá khác nhau, nhưng một báo cáo xét nghiệm trên số lượng lớn từ Iceland cho thấy khoảng 50% dân số có mang virus không có bất kỳ triệu chứng nào.

Có lẽ đáng sợ nhất là: dù khoảng 80% người có bệnh Covid-19 sẽ thoát khỏi virus này dễ dàng, nhưng có một lượng phần trăm rất nhỏ sẽ bị bệnh ngày càng nặng và chỉ trong vài ngày là tử vong vì hệ hô hấp yếu và nhiều hệ nội tạng suy hoạt động. Rất nhiều trong số đó là người già hoặc những người có sẵn các bệnh lý nền, tuy không phải tất cả.

BM
  
"Nếu ta đã học được gì trong vài tháng qua, thì đó là căn bệnh này, Covid-19, biểu hiện cực kỳ phức tạp," Stevens nhận định.

"Giờ đây ta đã biết rằng căn bệnh ảnh hưởng đến rất nhiều hệ nội tạng khác nhau: bệnh nhân có thể chết không phải vì phổi bị suy giảm khả năng, mà còn vì suy thận, bị máu đông, bị bất thường về gan và các triệu chứng thần kinh.

"Tôi có nhiều bệnh nhân cấp cứu hồi phục trong hai đến ba ngày. Tôi cũng có những bệnh nhân đã nằm viện nhiều tháng."

BM
Nhân viên y tế chăm sóc một bệnh nhân Covid-19 ở Porto Alegre, Brazil; một số bệnh nhân đã hồi phục trong hai ngày, một số khác phải nằm viện nhiều tháng

Có rất nhiều điều kỳ quặc khác Stevens để ý nhưng không thể giải thích.

"Bệnh nhân Covid-19 có vẻ như không phản ứng như lẽ thường với thuốc mà chúng tôi thường sử dụng - chúng tôi phải sử dụng số lượng thuốc nhiều gấp 5-10 lần để có thể gây mê, so với lượng thuốc thông thường sử dụng," ông nói.

Các nhà virus học sẽ phải mất hàng năm để hiểu cơ chế sinh học của kẻ xâm lăng này. Và dù các nhà nghiên cứu đã xem xét kỹ lưỡng virus và nạn nhân của nó trong sáu tháng qua, đã công bố nhiều nghiên cứu khoa học ở số lượng chưa từng có so với bất cứ căn bệnh gì, nhưng ta vẫn còn nhiều câu hỏi hơn số ta có thể trả lời.

Câu hỏi mới nhất người ta vừa thêm vào là: liệu virus này có gây ảnh hưởng đến não không?

Triệu chứng về não

BM
  
Hầu hết các nhà nghiên cứu tin rằng tác động thần kinh do virus gây ra là hệ quả gián tiếp từ tình trạng thiếu oxy lên não (tình trạng "thiếu oxy hạnh phúc" xảy ra ở nhiều bệnh nhân), hay là hệ quả phái sinh do phản ứng sưng viêm của cơ thể (hay còn gọi là "cơn bão cytokine" nổi tiếng).

Cả Fory và Helms đều tin rằng tác động thần kinh là do "cytokine làm trung gian".

Những người khác không chắc chắn lắm: ngày càng có thêm nhiều bằng chứng cho thấy thực sự virus có thể tự xâm chiếm não bộ.

"Nếu bạn hỏi tôi một tháng trước liệu có bất cứ bằng chứng nào được công bố cho thấy virus Sars-CoV-2 có thể vượt qua hàng rào máu-não không, thì tôi sẽ trả lời là không - nhưng giờ đây có rất nhiều báo cáo cho thấy nó hoàn toàn có thể," Stevens nói.

Ở Nhật Bản, các nhà nghiên cứu báo cáo về một ca bệnh, một người đàn ông 24 tuổi được tìm thấy ngất xỉu trên sàn, ngay trên đống nôn mửa của chính mình.

Anh trải qua tình trạng co giật toàn cơ thể khi được đưa tới bệnh viện. Bản chụp cộng hưởng từ MRI não bộ cho thấy dấu hiệu của viêm màng não cấp tính do virus gây ra (tình trạng não sưng phù), và khi chọc dò tủy sống, người ta cũng thấy dấu hiệu của virus Sars-CoV-2 trong dịch não tủy.

BM
  
Các nhà nghiên cứu Trung cộng cũng phát hiện dấu vết của virus trong dịch não tủy của một bệnh nhân nam 56 tuổi bị viêm não nặng.

Và trong một khám nghiệm tử thi với bệnh nhân Covid-19 ở Ý, các nhà nghiên cứu phát hiện có dấu vết virus trong các tế bào nội mô nằm dọc thành mạch máu não.

Ở một số quốc gia như Pháp, khám nghiệm tử thi trên bệnh nhân Covid-19 bị cấm nghiêm ngặt (hoặc nói thẳng ra là không cho phép), khiến các phát hiện ở Ý trở nên quan trọng hơn - và gây lo lắng hơn.

Trong thực tế, một số nhà khoa học giờ đây nghi ngờ rằng virus gây ra tình trạng suy hô hấp và gây chết người không phải bằng cách làm tổn thương phổi mà là làm tổn thương thân não (brainstem), trung tâm chỉ huy não bộ đảm bảo ta có thể thở dù bất tỉnh.

BM
Nhân viên chụp cộng hưởng từ đưa bệnh nhân vào quét MRI não bộ

Thông thường bộ não được bảo vệ tránh khỏi bệnh truyền nhiễm với "hàng rào máu-não" - một lớp niêm mạc tế bào đặc thù bên trong mao mạch chạy xuyên qua não và tủy sống. Những tế bào này ngăn chặn vi khuẩn và các tác nhân độc hại, không cho chúng gây nhiễm trùng não.

Nếu Sars-CoV-2 có thể vượt qua hàng rào này, thì thông tin này cho thấy virus có khả năng không chỉ đi đến lõi của hệ thống thần kinh trung ương, mà còn có thể khu trú lại, và có khả năng quay trở lại nhiều năm sau đó.

Dù hiếm gặp, trạng thái tương tự như hội chứng Lazarus với virus từ lâu đã được biết đến: như virus bệnh thủy đậu Herpes zoster chẳng hạn, thường gây nhiễm trùng tế bào thần kinh trong xương sống, và sau đó xuất hiện trở lại khi người bệnh trưởng thành dưới dạng bệnh zona - khoảng 30% số người từng bị thủy đậu khi còn bé sẽ phát lại bệnh zona vào thời điểm nào đó trong đời.

Những virus khác từng gây ra tác động lâu dài nguy hiểm hơn nhiều.

BM
  
Một trong những loại khét tiếng nhất là virus cúm từng gây ra đại dịch cúm năm 1918, gây ra tổn thương đáng kể và vĩnh viễn với tế bào thần kinh dopamine và hệ thần kinh trung ương. (Dù người ta từ lâu vẫn cho rằng virus cúm không thể vượt qua hàng rào máu -não, nhưng một số nhà khoa học giờ đây cho rằng nó có thể).

Ước tính trên toàn cầu có khoảng 5 triệu người bị tàn phế vì một chứng kiệt sức trầm trọng có tên là "bệnh ngủ Châu Phi" (sleepy sickness) hay còn gọi là "viêm não mệt mỏi".

Trong số những người sống sót, nhiều người vẫn ở trong tình trạng hoạt động bị trì hoãn.

"Họ không truyền đạt được cũng không cảm nhận được cuộc sống, họ vật vờ như những bóng ma, và thụ động như xác sống biết đi," Oliver Sacks từng viết trong cuốn hồi ký "Thức Tỉnh" [Awakenings] ra năm 1973.

Ông mô tả các bệnh nhân này vẫn ở trong trạng thái tê mê đờ đẫn như vậy suốt nhiều thập niên cho đến khi họ được hồi sinh nhờ vào thuốc L-DOPA, bổng sung hàm lượng chất truyền dẫn thần kinh dopamine.

David Nutt, giáo sư về được khoa thần kinh từ Đại học Imperial College London, cho biết bản thân ông đã điều trị rất nhiều bệnh nhân trong thập niên 1970 và 1980, bị tác động bởi tình trạng trầm cảm y học nặng nề từ đại dịch cúm năm 1957 ở Anh.

"Cơn trầm cảm của họ rất bền bỉ và vững chắc - nó như thể mọi mạch cảm xúc trong họ đều đã bị tắt lịm," ông mô tả, và cảnh báo ta có thể thấy tình trạng tương tự xảy ra một lần nữa, nhưng ở quy mô lớn hơn nhiều.

"Những người xuất viện khỏi phòng cấp cứu Covid-19 cần phải được theo dõi lâu dài một cách có hệ thống để xem có bất cứ bằng chứng nào về thương tổn thần kinh hay không - và sau đó họ phải được điều trị can thiệp nếu cần thiết."

BM
Bác sĩ điều trị bệnh nhân cúm ở New Orleans năm 1918; khoảng 5 triệu bệnh nhân sống sót khỏi cơn đại dịch đó đã trải qua tình trạng kiệt quệ trầm trọng kéo dài

Bệnh nhân có thể hiện triệu chứng cần phải được chuyển đến thực hiện các thử nghiệm can thiệp, như sử dụng chất ức chế tình trạng tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), thuốc chống trầm cảm, hay bổ sung interferon thử nghiệm (là các protein sản sinh tự nhhiên thường được kiểm soát và được dùng như thuốc cho các tình trạng như đa xơ cứng) để giảm thiểu thương tổn và tránh hệ quả lâu dài.

Nhưng để thực hiện được điều này cũng không phải là chuyện đơn giản, ông nói: "Điều khiến tôi thực sự lo lắng là tất cả mọi đơn vị y tế ở Anh đều đang tìm kiếm các triệu chứng của Covid-19 - nhưng không ai chú ý đến cơ chế thần kinh, chẳng hạn như hàm lượng serotonin trong não."

Giáo sư Nutt lên kế hoạch sắp xếp 20 bệnh nhân Covid-19 có tình trạng trầm cảm hoặc các triệu chứng thần kinh - tâm thần khác tham gia vào nghiên cứu sử dụng máy quét PET mới nhất của trường Imperial để tìm kiếm các dấu hiệu phù não hoặc bất thường trong hàm lượng chất dẫn truyền thần kinh.

Ở Baltimore, Stevens cũng lên kế hoạch thực hiện nghiên cứu kéo dài về bệnh nhân Covid-19 được xuất viện sau cấp cứu, trong đó có các hoạt động như quét não, cũng như bài kiểm tra chi tiết về nhận thức hoặc chức năng như khả năng ghi nhớ.

Và ở Pittsburgh, thông qua Nghiên cứu của Hiệp hội Toàn cầu về Rối loạn Chức năng Thần kinh ở Covid-19, Sherry Chou, nhà thần kinh học từ Đại học Pittsburgh, đã hợp tác với nhà khoa học từ 17 quốc gia để cùng nhau theo dõi triệu chứng thần kinh từ đại dịch, trong đó bao gồm cả việc theo dõi thông qua kỹ thuật quét não bộ.

Mặc dù ảnh hưởng của virus lên phổi là tức thời và là mối đe dọa kinh hoàng, nhưng ảnh hưởng lâu dài đến hệ thần kinh sẽ lớn hơn và nguy hiểm hơn nhiều, Chou giải thích.

"Dù các triệu chứng với hệ thần kinh ít phổ biến hơn ở bệnh Covid-19 so với các vấn đề về phổi, nhưng khả năng hồi phục từ thương tổn thần kinh thường không hoàn toàn và cần nhiều thời gian hơn so với các cơ quan nội tạng khác (ví dụ như phổi), do vậy dẫn đến kết quả là tỷ lệ khuyết tật nói chung sẽ cao hơn, và có thể khiến nhiều người chết hơn," bà nói.

BM  
Triệu chứng thần kinh ít phổ biến hơn ở bệnh nhân Covid-19 so với triệu chứng bệnh về phối, nhưng thời gian hồi phục có thể lâu hơn

Ở Pháp, Helms biết rõ hơn ai hết về tác động thần kinh mà căn bệnh gây ra có thể ghê gớm ra sao.

Chúng tôi đã phải lùi lại cuộc phỏng vấn với bà bởi một trong số các bệnh nhân Covid-19 của bà - người đã được xuất viện từ hai tháng trước nhưng vẫn bị mệt mỏi triền miên do virus và trầm cảm nghiêm trọng - cần phải được tham vấn khẩn cấp để tránh rủi ro tự tử.

Và bệnh nhân này không phải người duy nhất - bà đã gặp rất nhiều người ở tình trạng phiền muộn tương tự.

"Bà ấy bị lẫn, bà không thể đi lại, và bà chỉ muốn chết, tình trạng rất tồi tệ," Helms kể. "Bà chỉ mới 60 tuổi, nhưng bà từng nói với tôi là 'Covid đã giết chết tôi' - nghĩa là nó đã giết chết não bà. Bà đơn giản là không muốn gì thêm trong đời.

"Điều này đặc biệt khó khăn vì ta không biết cách nào để tránh tổn thương ngay từ đầu. Ta không có bất cứ điều trị nào có thể tránh tổn thương cho não."

Bệnh nhân gặp phải tình trạng suy hô hấp có thể sẽ được đưa vào máy trợ thở, và suy thận có thể được cấp cứu bằng thiết bị lọc máu - và với một chút may mắn - cả hai cơ quan này đều sẽ hoạt động trở lại.

Nhưng không có thiết bị lọc máu nào cho não cả.



Zoe Cormier

BM

Việt Nam về đâu với thân phận tiểu quốc trên bàn cờ thế cuộc?
Nước _ nắng và quyền lực
Hoa Kỳ rời lãnh sự quán tại Thành Đô
Tài năng của ông Trump trong việc dùng người Hoa trị Bắc Kinh
Tại sao quan hệ Mỹ-Trung đang ở điểm thấp nhất
Đạo đức của TT Trump
Chuyện bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ năm 2020
Điệp viên Trung cộng dùng LinkedIn để săn người ra sao
TT Trump kết liễu ‘quái vật ĐCSTC’
Tổng thống Trump đẩy nhanh tốc độ 'hủy diệt ĐCSTC'
Nhân viên rời lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô
Mục tiêu của “American First” & Chính Phủ Trump thẳng tay với Trung Cộng!
Điểm học _ thực học _ thực tài
Tai họa từ Trung cộng và sứ mệnh của thế giới
Thí nghiệm về hiệu quả của khẩu trang
Tòa lãnh sự Trung cộng tại Houston là ổ gián điệp
Úc gửi công hàm phản đối yêu sách của Trung cộng ở Biển Đông
Mỹ bắt giữ ba công dân Trung cộng vì gian lận visa
Ơn Sâu Nghĩa Nặng
Người Việt tại Houston nghĩ gì về việc Mỹ đóng cửa LSQ Trung cộng?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.