Pages

Wednesday, June 2, 2021

Lạm phát _ tiền tệ và tắc nghẽn nguồn cung

 image

Những tờ 100 USD mới được in số sê-ri, dấu của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, được cắt và đóng gói tại Cơ sở Tiền tệ phía Tây của Cục Ấn loát Hoa Kỳ ở Fort Worth, Texas, vào ngày 11/10/2013.


Một trong những lập luận được các ngân hàng trung ương sử dụng nhiều nhất về sự gia tăng lạm phát cho rằng lạm phát là do các tắc nghẽn và rằng quá trình phục hồi nhu cầu đã tạo nên tình trạng căng thẳng trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, bằng chứng cho chúng ta thấy rằng hầu hết các mặt hàng đều đồng thời tăng giá trong một môi trường mà năng lực sản xuất dự trữ đang ở mức độ lớn và thậm chí là dư thừa.


Nếu chúng ta phân tích tỷ lệ sử dụng năng lực sản xuất công nghiệp và chế tạo, chúng ta thấy rằng các nước như Nga (61%) hoặc Ấn Độ (66%) đang ở mức dư thừa năng lực mang tính cấu trúc một cách rõ ràng và việc sử dụng năng lực sản xuất vẫn thấp hơn vài điểm so với hồi tháng 02/2020. Ở Trung cộng, con số này là 77%, vẫn còn dưới mức 78% trước đại dịch. Trên thực tế, nếu chúng ta phân tích các nước lớn trong G20 và các nước cung cấp hàng hóa và công nghiệp lớn nhất trên thế giới, chúng ta thấy rằng không có nước nào có mức độ sử dụng năng lực sản xuất cao hơn 85%. [Vẫn] còn dư thừa nhiều năng lực sản xuất khả dụng trên toàn thế giới.


image


Lạm phát cũng không phải là một vấn đề từ chuỗi vận chuyển. Năng lực dư thừa trong lĩnh vực vận tải biển và ngành vận tải là lớn hơn so với trên báo cáo, và vào năm 2020, cả vận tải hàng hóa và hàng không đều đã được bổ sung thêm năng lực mới. Theo Drewry, một công ty tư vấn vận tải biển, các tàu được giao vào năm 2020 dự kiến sẽ làm tăng thêm 1.2 triệu đơn vị vận tải tính theo container 20 feet (TEU), với sức tải 569,000 TEU trên các tàu container cực lớn.


image


Chuyên gia kinh tế trưởng của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (International Air Transport Association) Brian Pearce cũng cảnh báo rằng vấn đề về năng lực vận tải có thể sẽ gia tăng vào năm 2020.

 

Một trong những tác động phụ quan trọng của chuỗi các gói kích thích tiền tệ, lãi suất thấp và các chương trình kích thích tài khóa, là sự gia tăng số lượng các công ty “xác sống” (zombie company). Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đã chỉ ra hiện tượng này trong một số nghiên cứu thực tế. Ông Ryan Banerjee, nhà kinh tế cấp cao tại BIS, nhận định chính sách cố định về hạ lãi suất là yếu tố then chốt để giúp hiểu được sự gia tăng theo cấp số nhân của các công ty “xác sống,” những công ty không thể trả chi phí lãi suất nợ của họ bằng lợi tức hoạt động.


Việc liên tục tái cấp tài chính cho các công ty “xác sống” để trả nợ (đảo nợ) cũng dẫn đến tình trạng dư thừa năng lực sản xuất kéo dài, bởi vì một quá trình quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, chẳng hạn như quá trình hủy diệt mang tính sáng tạo [khái niệm Joseph Schumpeter đặt ra năm 1942], bị loại bỏ hoặc kiềm chế. Lãi suất thấp và tính thanh khoản cao đã kéo dài hoặc làm tăng năng lực sản xuất dư thừa trên toàn cầu về nhôm, quặng sắt, dầu, khí đốt tự nhiên, đậu nành và nhiều mặt hàng khác.

 

Vậy tại sao lạm phát lại tăng nếu tình trạng dư thừa năng lực sản xuất được kéo dài và năng lực vận chuyển có đủ?


image


Chúng ta đã quên mất yếu tố quan trọng nhất, yếu tố tiền tệ—hoặc ít nhất là một số ngân hàng trung ương muốn làm cho chúng ta quên đi điều này. Ông Milton Friedman giải thích:

 

“Lạm phát luôn luôn là một hiện tượng tiền tệ và [xảy ra] ở khắp mọi nơi.” Cung tiền nhiều hơn được điều hướng vào các tài sản khan hiếm, dù là bất động sản hay các nguyên vật liệu thô, và do đó sức mua của tiền giảm xuống.

 

Tại sao trước khi xảy ra đại dịch COVID-19 người ta nói với chúng ta rằng “không có lạm phát” nếu cung tiền cũng tăng ồ ạt?

 

Sự khác biệt lớn giữa năm 2020 và những năm trước đó là, trước đây, Cục Dự trữ Liên bang hoặc Ngân hàng Trung ương Âu Châu đã tăng cung tiền bằng hoặc thấp hơn mức cầu tiền (được đo bằng nhu cầu tín dụng và sử dụng tiền tệ).


image


Ví dụ, theo ông Luke Gromen của Forest for the Trees, mức tăng cung tiền của Hoa Kỳ là gần 6% khi nhu cầu toàn cầu về dollar tăng từ 7% đến 9%. Trên thực tế, thế giới đang duy trì mức thiếu hụt dollar khoảng 17 nghìn tỷ USD. Điều này giữ cho đồng dollar hoặc đồng euro tương đối ổn định và duy trì một nhận thức rằng lạm phát ở mức thấp. Tuy nhiên, đã có những cảnh báo trước đại dịch COVID-19. Đã có những cuộc biểu tình khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả Âu Châu, phản đối việc chi phí sinh hoạt tăng cao. Các đồng tiền dự trữ trên thế giới [đang] xuất cảng lạm phát sang các nước khác.

 

Điều gì đã xảy ra vào năm 2020?


image


Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, Cục Dự trữ Liên bang và các ngân hàng trung ương lớn đã tăng cung tiền cao hơn nhu cầu. Biện pháp đối phó với việc phải dừng hoạt động bắt buộc [trong đại dịch] cùng việc in tiền hàng loạt đã tạo ra một làn sóng lạm phát chưa từng có. Nền kinh tế [thực ra] đã không sụp đổ vì thiếu thanh khoản hay khủng hoảng tín dụng, mà vì các đợt phong tỏa.

 

Trận sóng thần tiền tệ năm 2020 mở ra hiệu ứng boomerang toàn cầu với ba hậu quả: Các đồng tiền trên thị trường mới nổi giảm giá mạnh so với đồng dollar vì các ngân hàng trung ương của họ “sao chép” chính sách của Hoa Kỳ trong khi lại không có nhu cầu trên toàn cầu [về đồng tiền của các thị trường này] như đồng dollar của Hoa Kỳ. Tác động thứ hai là khối lượng tiền bất cân xứng [quá nhiều] chảy vào các tài sản rủi ro kết hợp thêm các luồng giao dịch nhằm tăng trạng thái nắm giữ các tài sản khan hiếm. Lượng tiền dư thừa đó đã khiến các nhà đầu tư chuyển từ tình trạng ít nắm giữ hàng hóa sang tăng nắm giữ hàng hóa, tạo ra một cuộc đua tăng giá đồng loạt và đột ngột. Yếu tố quan trọng thứ ba là các biện pháp đặc biệt điển hình cho một cuộc khủng hoảng tài chính hay khủng hoảng nhu cầu đã được đưa ra để giảm thiểu cú sốc cung, tạo ra sự gia tăng tiền chưa từng có trong khi nhu cầu tín dụng không tăng thêm. Nhiều tiền hơn [đầu tư vào] tài sản khan hiếm không phải là một sự tăng giá [ở tình huống này] mà là sức mua của tiền giảm.

 

Rủi ro là gì?


image


Lịch sử của tiền tệ kể từ thời Đế chế La Mã luôn cho chúng ta biết một điều. Đầu tiên, tiền được in ồ ạt với sự lý do “không có lạm phát.” Khi lạm phát tăng, các ngân hàng trung ương và chính phủ cho chúng ta biết rằng đó là “nhất thời” thôi hoặc do các tác động “đa ngẫu nhiên.” Còn khi nó tăng vọt lên, các chính phủ thể hiện như chính mình có “giải pháp,” áp đặt các biện pháp kiểm soát giá và hạn chế đối với xuất cảng. Đây không phải chuyện lý thuyết. Tất cả chúng ta, những người đã sống trong những năm 70 đều chứng kiến thực tế này.


Đó là lý do tại sao lại nguy hiểm khi đánh cược vào lạm phát thông qua việc chạy theo các cổ phiếu của các tập đoàn. Bởi vì khi các biện pháp kiểm soát giá cả và sự can thiệp của chính phủ tăng lên, thì tỷ suất lợi tức [của chúng] sẽ sụp đổ.

 

Rủi ro của lạm phát đình trệ là không nhỏ, và cái gọi là cổ phiếu giá trị không phải là một sự đánh cược tốt trong môi trường này. 


Trong tình trạng lạm phát đình trệ, các mặt hàng có những sự linh hoạt hạn chế về nguồn cung, vàng và bạc, các lĩnh vực có tỷ suất lợi tức cao, và trái phiếu của các đồng tiền [có giá trị] ổn định sẽ hỗ trợ tốt cho một danh mục đầu tư. Tuy nhiên, hầu hết các lĩnh vực đều kém hiệu quả như chúng ta đã thấy trong những năm 70, khi chỉ số S&P 500 tạo ra lợi tức rất yếu, thấp hơn đáng kể so với lạm phát.

 

Điều gì có thể khác biệt với các tình huống khác?


image


Chỉ có một phản ứng quyết liệt từ các ngân hàng trung ương mới có thể thay đổi điều này. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, liệu các ngân hàng trung ương có thắt chặt chính sách [tiền tệ] khi thâm hụt của chính phủ đang tăng vọt và ngay cả một sự gia tăng nhỏ trong lợi suất của [trái phiếu] chính phủ có thể tạo ra một cuộc khủng hoảng nợ không?

 

Liệu họ có phản ứng với những gì rõ ràng là—như mọi khi—một quá trình lạm phát tiền tệ không?


image


Tiến sĩ Daniel Lacalle là nhà kinh tế trưởng tại quỹ đầu cơ Tressis và là tác giả của các cuốn sách có nhan đề: “Tự do hoặc Bình đẳng”, “Thoát khỏi Bẫy Ngân hàng Trung ương” và “Cuộc sống trong Thị trường Tài chính”.

 

 

 

Daniel Lacalle _ Lý Bình


image


Người Mỹ vẫn yêu nước
Nơi sự sống tồn tại
Giờ của sự thật đã điểm
Phép lạ Đức Thánh Mẫu đồng trinh Maria
Nước mắm của riêng tôi
Con người sẽ tiến hóa như thế nào trong một triệu năm?
Biến chủng Ấn Độ gây bệnh tại Việt Nam
Nước _ Nguồn dinh dưỡng bị lãng quên
Câu chuyện Xã Nghĩa
Nikola Tesla _ Thiên tài khoa học
Say đi em
Câu chuyện trồng hoa
Hàng trăm thi thể được tìm thấy chôn dọc bờ sông Ấn
Chưa tiết lộ về virus Vũ Hán của tình báo Hoa Kỳ khiến các nghị sĩ chú ý
Dân Ấn Độ khẩn cầu sự thương xót của 'nữ thần Corona'
Chống lão hóa bằng 5 loại thực phẩm lên men truyền thống
Tòa tháp 14 tầng ở Gaza trong đợt không kích của Israel
10 hiện tượng mà giới khoa học không thể giải thích
Sự khéo léo và sáng tạo của người dân Hoa Kỳ
Cuộc sống này là một Nghi Lễ

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.