Nghi lễ rất quan trọng trong giao tiếp giữa con người với con người. Chúng ta không thể tách biệt mình với thế giới — mặc dù chúng ta thường muốn như vậy. Nghi lễ quyết định “không khí giao tiếp”, ví dụ như trong buổi hẹn hò với một cô gái nên có hoa, hoặc đặc biệt lịch thiệp và riêng tư.
Hãy tham gia vào Quy tắc xã hội!
Nhiều người tin rằng, chúng ta nên thẳng thắn và chia sẻ rõ quan điểm của mình, đi thẳng vào vấn đề và không nên giả tạo hoặc quá sáo rỗng. Tuy nhiên, trên thực tế, điều này không hề dễ khi chúng ta cần giữ được sự tôn trọng của người khác, người đó có thể là khách hàng, bạn gái hay bạn trai, v.v. Cho dù cảm xúc chúng ta lúc đó là gì, chúng ta cũng nên có một gương mặt vui vẻ và thân thiện.
Từ diễn tả cho hành vi này là “Nghi Lễ.” Nghi lễ rất quan trọng trong giao tiếp giữa con người với con người. Chúng ta không thể tách biệt mình với thế giới — mặc dù chúng ta thường muốn như vậy. Nghi lễ quyết định “không khí giao tiếp”, ví dụ như trong buổi hẹn hò với một cô gái nên có hoa, hoặc đặc biệt lịch thiệp và riêng tư.
Nghi lễ không hề là sai! Chúng ta nên trưng diện trang phục một chút dù không phải lúc nào chúng ta cũng thích điều đó. Chúng ta nên chăm sóc bản thân để thơm tho hơn. Chúng ta nên cạo râu cho dù đặc biệt không muốn làm. Nghi lễ là chuẩn mực tạo nên một xã hội “văn minh”; đây là một trách nhiệm xã hội. Cảm giác, tâm trạng và cảm xúc của chúng ta thường không ổn định, bởi thế việc này là quan trọng để bảo đảm cách cư xử và ngôn ngữ của chúng ta không làm mất lòng người khác. Mọi người nên “tế nhị” ở một cấp độ nào đó để tránh phải hối tiếc vì những điều mình đã nói hoặc đã làm.
“Thẳng thắn” là một từ thường được dùng để bao biện cho sự đối đầu. Một số người muốn nhận ý kiến trung thực tuy nhiên sẽ cảm thấy bị xúc phạm hoặc tổn thương khi bạn nói ra điều đó. Một ý kiến chân thành có thể được xem như thẳng thắn, nhưng cần sự lựa chọn ngôn từ cẩn trọng.
Nghi lễ không yêu cầu ai đó trở thành kẻ nói dối. Nếu không có gì tích cực để nói, thì chúng ta cũng cần “ngoại giao” trong câu trả lời của mình.
Một người họ hàng tiến vào phòng, ưỡn ngực hỏi: “Bạn thấy cà vạt của tôi thế nào?”
Nó thật là xấu! Nhưng để tránh xung đột và để đáp lại việc anh ta đang hào hứng tìm kiếm sự tán thưởng đối với món đồ cụ thể, câu trả lời có thể là “Chà! thực sự là khác biệt”. Người nghe nhận được những gì anh ta muốn nghe và hiểu đó là sự tán dương.
Tất cả những gì diễn ra trong cuộc đời đều sẽ là hành vi theo Nghi Lễ! Cuộc sống sẽ dễ chịu hơn khi chúng ta dùng “mặt nạ” đúng lúc: Tủ quần áo, cách cư xử, ngôn ngữ và ứng xử ngoại giao nên phù hợp với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Như William Shakespeare đã viết: “Tất cả thế giới là một sân khấu, đàn ông hay phụ nữ đều là diễn viên.”
Charles Callaci
***
Trong đời sống cá nhân, tôi hiểu rằng điều quan trọng là cố gắng lắng nghe và hiểu những gì người khác đang chia sẻ, cũng như cảm xúc của họ. Điều này giúp bạn đối xử tốt với người khác và với cả chính mình.
Trong công việc, bất kể việc nào tôi cũng cố gắng hết khả năng của mình. Tôi cảm thấy có trách nhiệm với người chủ, đồng nghiệp, khách hàng và chính bản thân mình. Bất kể làm việc gì, nếu bạn nỗ lực hết mình, ngoài việc giúp đỡ người khác, bạn sẽ có được sự tự tin và lòng tự trọng.
Từ sớm, tôi đã tiết kiệm một phần thu nhập của mình; đối với tôi sự độc lập luôn quan trọng.
Nhưng cũng cần cân bằng giữa việc tiết kiệm và chăm sóc bản thân bằng việc chi tiêu cho những thứ quan trọng, như du lịch. Có thể là hơi thừa, nhưng điều quan trọng là bảo đảm sự cân bằng mọi khía cạnh trong cuộc sống của bạn.
Linda Olds, Mississippi
***
Năm 1997, vì công việc của chồng tôi, chúng tôi đã chuyển đến sống ở Boca Raton, Florida. Các con gái của chúng tôi, Lauren, 11 tuổi và Erica, 9 tuổi, đi cùng chúng tôi.
Chúng tôi đã dạy bọn trẻ về cả giá trị của tiền bạc trong khi làm những việc vặt phù hợp với lứa tuổi để giúp các cháu trong đường đời tương lai. Các con gái của tôi kiếm được 50 xu mỗi tuần nhờ dọn giường của chúng, dọn dẹp đồ chơi, bỏ quần áo bẩn vào thùng, v.v.
Mỗi bé có một con heo đất để bỏ tiền chúng kiếm được. Mỗi tháng, chúng tôi sẽ đếm số tiền tiết kiệm được. Chúng tôi sẽ lập kế hoạch chi tiền vào một số việc như mua những món ăn ưa thích, phần còn lại sẽ được gửi vào tài khoản ngân hàng của các cháu. Giá trị tuyệt vời là các con gái của tôi có thể thấy số tiền tiết kiệm ngày càng tăng lên, cũng như chúng được trải nghiệm quyền tự quyết định chi tiêu cho những món đồ chúng muốn.
Tại Công viên Mizner ở Florida, chúng tôi thường ăn tối và đi dạo để ngắm nhìn tất cả các cửa hiệu tuyệt vời. Erica luôn mang theo con thú nhồi bông yêu thích tên là “Bear”. Bear rất được yêu mến qua nhiều năm và được cô bé trưng diện rất đẹp.
Erica luôn tiết kiệm tiền để mua trang phục cho Bear, cháu đã mua nhiều món đồ cho Bear. Vào ngày hôm đó, cô bé nhìn thấy một bộ trang phục tuyệt đẹp, cô bé không thể rời mắt khỏi nó. Erica đã thảo luận với chị gái Lauren rất lâu và quyết định vay tiền Lauren để mua bộ đồ đắt tiền cho Bear. Kế hoạch là Erica sẽ trả lại tiền hàng tuần từ tiền làm việc vặt mà cô bé kiếm được. Khi nghe thấy điều này, tôi đã nói với Erica rằng chúng ta nên trò chuyện vào buổi tối hôm đó.
Erica không hề hay biết, cô ấy sắp nhận một khoản nợ rất lớn. Erica thực sự không hiểu về điều đó. Vì vậy, trách nhiệm của tôi là giải thích cho con gái. Giá của bộ trang phục là 5 USD. Erica không có số tiền đó để tiêu xài vào thời điểm này. Tôi giải thích rằng để trả lại tiền cho Lauren, cháu sẽ phải dành dụm tiền làm việc vặt của rất nhiều tuần.
Có lẽ sẽ mất khoảng gần ba tháng cho đến khi cháu có thể trả hết Lauren số tiền đã vay. Và do đó, Erica sẽ phải sẵn sàng từ bỏ việc không tiết kiệm, mua đồ ăn vặt, mua sơn móng tay, mua kẹo, và bất cứ thứ gì khác. Liệu Erica đã sẵn sàng làm điều đó chỉ để mua một bộ trang phục khác cho Bear không?
Tôi khuyên con gái dành một chút thời gian để suy nghĩ về điều đó và cho tôi biết câu trả lời. Hai ngày sau, Erica đến gần tôi và nói:
“Mẹ ơi, con không muốn mua trang phục cho gấu nữa. Con sẽ tiếp tục tiết kiệm tiền để có thể mua trang phục vào lúc khác và để dành tiền tiêu vặt và những món khác rẻ hơn”.
Và đó là chỉ dẫn sáng tỏ cho con gái tôi! Cô bé không muốn mắc nợ và phải trả nợ cho chị gái vì một chi tiêu không đáng có. Kể từ hôm đó, tôi biết con gái mình sẽ có những quyết định sáng suốt về tiền bạc. Cô bé sẽ hiểu cần tiết kiệm và chi tiêu như thế nào. Và như một nguyên tắc, chúng ta sẽ không tiêu tiền khi mà chúng ta không có. Con gái tôi, Erica bây giờ là một cô bé hiểu thế nào là trách nhiệm tài chính, hiểu về cách chi tiêu, tiết kiệm và không mắc nợ!
Janice Clough
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.