Friday, May 21, 2021

Kiên định với Đức tin _ Sứ mệnh truyền tải của một họa sĩ

 image

Câu chuyện có thật về một cô gái trẻ, vì để bảo vệ Đức tin của mình đã phải chịu sự tra tấn tàn bạo, với tư cách là một học viên Pháp Luân Công, vẽ nên bức tranh này là sứ mệnh của tôi – của Chin-Chun Liu.

 

Khi nghe kể câu chuyện về Trại lao động nữ ở Bắc Kinh, họa sĩ Lưu Kim Xuân (Chin-Chun Liu) đã vô cùng xúc động, đó là câu chuyện về một phụ nữ trẻ tên là Trương Nghĩa Kiệt (Zhang Yijie) đã không chấp nhận từ bỏ đức tin của mình khi đối mặt với việc bị tẩy não và tra tấn tại trại lao động của Trung cộng. 


image

Bức tranh “Kiên định dưới sự tra tấn tàn bạo” của họa sĩ Lưu Kim Xuân

 

Trên một bức tranh sơn dầu khổ lớn, họa sĩ Lưu đã khắc họa lại câu chuyện của Trương Nghĩa Kiệt; cô gái dũng cảm đứng vững trong sự tra tấn tàn khốc và kiên định với đức tin của mình.


“Theo câu chuyện kể trên sóng phát thanh, cô gái trẻ không được phép ngủ, bị tra tấn về tinh thần, cảnh sát đọc thư của người nhà chỉ trích và đổ lỗi cho cô, ép buộc cô phải làm việc trong các trại lao động,” họa sĩ Lưu cho biết. “Nhưng vì đức tin, cô không hề oán hận – kể cả với những người đã đối xử tồi tệ với cô. Nhờ có đức tin mà cô đã vượt qua sự hành hạ về tinh thần, những tra tấn về thể xác để tồn tại và kiên định giữ vững đức tin. Tôi vô cùng xúc động. Tôi muốn vẽ lại câu chuyện của cô gái trẻ ấy.” 


image


Trương Nghĩa Kiệt là một học viên Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp. Môn tu luyện được giới thiệu ra công chúng từ năm 1992; gồm có năm bài công pháp và thiền định cùng với các bài giảng về nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn. Năm 1999, số người tu luyện ở Trung cộng vào khoảng 70 – 100 triệu người. Trung cộng luôn sợ hãi về bất kỳ một tín ngưỡng nào được lan truyền rộng rãi trong nước; quốc gia cộng sản này vẫn đàn áp những người theo đạo Cơ Đốc, người Tây Tạng, người Hồi giáo và đã thực hiện một cuộc đàn áp quy mô lớn đối với Pháp Luân Công. 


image

 

Chỉ trong một đêm, Trung cộng đã ra lệnh xóa sổ môn tu luyện này. Những người kiên trì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp có thể bị bắt và bị đưa đến trại lao động để cải tạo hoặc tẩy não. 


Họa sĩ Lưu là người Đài Loan, cô cũng là một học viên Pháp Luân Đại Pháp. 

 

“Đó là câu chuyện về sự bức hại, với tư cách là một học viên Pháp Luân Công, sứ mệnh của tôi là vẽ ra câu chuyện này, tôi có chút lo lắng rằng mình sẽ không truyền tải được đầy đủ câu chuyện đòi lại công lý cao cả này. Nhưng cuối cùng mọi việc cũng diễn ra suôn sẻ”, họa sĩ Lưu chia sẻ.

 

Những bố cục tương phản


image


Đây là lần đầu tiên cô Lưu vẽ một bức tranh lớn như vậy.

 

Cô cho biết: “Đó là một bước đột phá. Tôi đã dành một tới hai tháng để xây dựng  phần thiết kế và mất nửa năm để hoàn thành bức tranh”.

 

“Bối cảnh xung quanh rất hỗn loạn, các sắc độ sáng tối, sự tương phản giữa gam lạnh và ấm thể hiện các nhân vật chính diện và phản diện, hình ảnh của chủ thể phản ánh rằng dù thế giới này có hỗn loạn đến đâu, nhóm bức hại dùng phương cách gì, cũng không thể lay chuyển được một người kiên định với đức tin. Không cách nào tác động tới cô ấy”. 

 

Họa sĩ Lưu giải thích vai trò của những nhân vật xung quanh Trương Nghĩa Kiệt, hình ảnh cô gái được thể hiện bằng màu sắc tươi sáng và ấm áp.


image


Một kẻ cầm mảnh giấy được cho là thư của gia đình cô gái, lá thư đổ lỗi rằng: cuộc bức hại là do chính cô gây ra bởi vì cô không từ bỏ đức tin để về nhà. Một kẻ khác đang cầm dây thắt lưng quất vào người cô, một tên thì ngồi xổm trên mặt đất cười nhạo cô. Một tên nữa đang cầm cuốn sách viết về các cách tra tấn, hắn như rất sẵn sàng thực hành các kỹ thuật tàn bạo lên cô gái. Tất cả những chi tiết này đều được lấy từ thực tế.

 

Nữ họa sĩ cho biết có thể cảnh bức hại thực tế không diễn ra như trong tranh, nhưng với sự sắp xếp linh động về bố cục, sự phân chia chính tà và những hình thức tra tấn này đã xảy ra đối Trương Nghĩa Kiệt và rất nhiều học viên Pháp Luân Công. Theo một nghĩa khác, nó không chỉ là câu chuyện riêng của cô gái mà đây chính là cuộc bức hại đối với tất cả các học viên Pháp Luân Đại Pháp trên khắp đất nước do Trung cộng cai trị. 

 

Họa sĩ Lưu cho biết: “Trong suốt thời gian thực hiện bức tranh tôi luôn nghe câu chuyện này, tôi đặt mình vào vị trí của cô ấy, để hiểu cô ấy nhiều hơn. Tôi nghĩ người họa sĩ cần phải hòa mình với chủ thể để thông qua đó có thể truyền tải thông điệp sâu sắc nhất tới người xem”.


Bước đột phá về nghệ thuật


image


Quá trình thực hiện tác phẩm này nói riêng và hành trình trở thành họa sĩ của cô Lưu là một bước đột phá cả về tinh thần và nghệ thuật.

 

Cô Lưu học vẽ từ khi còn nhỏ, khởi đầu là những bức vẽ nguệch ngoạc và tranh vẽ trên tường. Kể từ thời trung học trở đi, cô đã theo đuổi trường phái nghệ thuật cổ điển và cô đã có 10 năm được họa sĩ danh tiếng Lý Viễn tại Đài Loan hướng dẫn.

 

Cô Lưu giải thích, nghệ thuật cổ điển không chỉ đơn giản là các kỹ thuật vẽ bề mặt, các đối tượng được mô tả trông như thật là chưa đủ. Đó chỉ đơn thuần là những tiêu chuẩn cơ bản nhất đối với một tác phẩm nghệ thuật. 

 

“Nghệ thuật cổ điển đòi hỏi nhiều yêu cầu sâu sắc hơn như sự cân bằng, nhịp điệu và sự hài hoà. Đó là một công việc sáng tạo, đòi hỏi một quá trình rèn luyện lâu dài về phong cách, và trên hết là tầm nhìn nghệ thuật”, cô nói.

 

Khi Lưu đạt được một bước đột phá về nghệ thuật thì cũng chính là sự thăng hoa về mặt tinh thần. “Chúng không thể tách rời”, lưu nói. “Phải có sự nâng cao trong tu luyện tinh thần thì sẽ có thêm được những cảm nhận tinh tế trong hội họa.” 

 

Họa sĩ Lưu nói, “Vẻ đẹp cổ điển phải chắt lọc và thăng hoa để đạt đến được sự thần thánh. Nghệ thuật xuất phát từ cuộc sống, nhưng theo một cách nào đó nó có cảnh giới cao hơn cuộc sống.” 

 

Cô Lưu rất yêu thích những họa sĩ vĩ đại của thời kỳ tân cổ điển, ví như hoạ sĩ bậc thầy người Pháp William Bouguereau. Họa sĩ nổi danh này đã dùng những kỹ năng tinh xảo để sáng tạo ra rất nhiều nhân vật, từ người nông dân chất phác cho đến những vị thần tráng lệ. 


image


“Nhiều bức tranh của ông rất thiêng liêng, chúng toả ánh hào quang và rất tinh tế, tạo cảm giác thần thánh cùng với kỹ thuật vẽ rất sống động. Cảm giác như bạn có thể cảm nhận được làn da,” Lưu nói.

 

“Tôi thấy rằng các họa sĩ cổ điển có khả năng thấu thị và khả năng biểu đạt nghệ thuật rất mạnh mẽ. Nghệ thuật là để chạm tới trái tim của mọi người, và họ có nhiều cách sáng tạo để đạt được điều đó.” 

 

Họa sĩ Lưu đã lọt vào vòng chung kết Cuộc thi Vẽ tranh Quốc tế của NTD lần thứ 5, tác phẩm của cô rất có tiềm năng trong việc đạt giải thưởng.

 

“Tôi hy vọng rằng, bức tranh sẽ mang đến những xúc động sâu xa và điều gì đó có ý nghĩa đối với người xem”, họa sĩ Lưu chia sẻ.

 

 

 

Catherine Yang _ Thuần Thanh


image


Điều gì đã kết liễu hệ thống Xô Viết hư vô?
Israel _ Hamas, trò chơi “tên lửa và lá chắn”?
Khiêm nhường và tử tế
Bitcoin gặp thêm mối đe dọa sau khi sụt giá thê thảm
Ngày Thánh Mẫu 2021 _ Marian Days
Tương lai con cháu trong giáo dục Mỹ
THẤT THẬP CỔ LAI HY
ISRAEL _ PALESTINE _ JERUSALEM
Khi ‘Vòm sắt’ gặp mưa rocket giữa lò lửa Trung Đông
Khi nền dân chủ tha hóa thành chuyên chế
30 tháng 4 _ Gọi tên cuộc chiến
Tại sao Tập Cận Bình lại thanh trừng Jack Ma?
Hoa Kỳ có còn thời gian để chống lại siêu hạn chiến của Bắc Kinh?
Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười
Nepal ở Ấn Độ rơi vào khủng hoảng Covid
Khiến xã hội trở nên ‘bình đẳng’ là không công bằng
Làm thế nào để phân biệt giữa giáo dục và tuyên truyền
Cảnh sát bắt người đàn ông da đen _ 30 vụ trộm cắp ở khu vực miền nam California
Nước Mỹ sụp đổ _ Chỉ là vấn đề thời gian
Lãnh đạo Trung cộng TCB lên kế hoạch kiểm soát Internet toàn cầu

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.