Tuesday, May 25, 2021

Phong tỏa không chỉ là sự lạm dụng quyền lực khủng khiếp

 image

Tiến sĩ Scott Atlas: Phong tỏa không chỉ là “sự lạm dụng quyền lực khủng khiếp” mà còn là sự thất bại trong việc bảo vệ người cao tuổi.


Các cuộc phong tỏa được thực hiện để hạn chế sự lây truyền COVID-19 ở Hoa Kỳ và trên toàn cầu không chỉ là một “sự lạm dụng quyền lực khủng khiếp” mà còn không bảo vệ được người già và những người dễ bị tổn thương, theo cựu cố vấn COVID-19 của Tòa Bạch Ốc, Tiến sĩ Scott Atlas.


Trong một cuộc phỏng vấn dành cho chương trình “American Thought Leaders” (“Các Nhà Lãnh đạo Tư tưởng Hoa Kỳ”) của Epoch TV, Tiến sĩ Atlas, một chuyên gia về chính sách y tế cộng đồng, đã chỉ ra rằng trong những thập kỷ tới đất nước này sẽ phải nếm trải những hậu quả của các đợt phong tỏa, mà ông tin rằng phần lớn bắt nguồn từ nỗi sợ hãi.


image


Tiến sĩ Atlas nói, “Chúng ta sẽ phải trả một cái giá khổng lồ cho những gì chúng ta đã làm ở Hoa Kỳ. Hậu quả của những đợt phong tỏa này là vô cùng tai hại và chúng sẽ kéo dài hàng thập kỷ sau khi đại dịch này hoàn toàn kết thúc.”

 

Vào tháng 11/2020, Tiến sĩ Atlas đã từ chức cố vấn đặc biệt của Tổng thống Donald Trump cho lực lượng đặc nhiệm chống đại dịch của Tòa Bạch Ốc. Ông là thành viên cao cấp của Viện Hoover tại Đại học Stanford.

 

Tiến sĩ Atlas cho biết, một thất bại lớn của các chuyên gia y tế cộng đồng là phương pháp tiếp cận để ngăn chặn COVID-19, căn bệnh do virus Trung cộng gây ra, bằng mọi giá, bất chấp hậu quả của các chính sách đã được thực thi trong khi nỗ lực đạt mục tiêu này.

 

Và mặc dù ông tin rằng việc phong tỏa khi mới chớm đại dịch vào mùa xuân năm ngoái là một cách ứng phó “thích hợp”, thì đó chỉ là vì thế giới đã phản ứng trước “những kiến thức rất không đầy đủ,” bao gồm cả một tỷ lệ tử vong ước tính cao hơn so với con số mà thế giới hiện giờ đang biết.


image


Ngoài ra, ông nói rằng, các lệnh hạn chế di chuyển được thực hiện vào năm ngoái khi virus bắt đầu lây lan trên toàn quốc, ban đầu đã được thúc đẩy như là phương thức ngắn hạn nhằm ngăn chặn tình trạng quá tải của các bệnh viện và cơ sở chăm sóc sức khỏe.

 

Nỗi sợ hãi

 

Chẳng bao lâu sau, tư duy lý trí và tư duy phản biện biến mất, và nỗi sợ hãi đã thúc đẩy [người ta tìm] tới các biện pháp phong tỏa. Mục tiêu không còn là để ngăn chặn tình trạng quá tải của các bệnh viện, mà nó dần chuyển sang việc ngăn chặn hoàn toàn các ca bệnh COVID-19, Tiến sĩ Atlas cho biết.

 

Tiến sĩ Atlas nói, “Nỗi sợ hãi rất có sức mạnh, và chúng ta thực sự đã thấy sức mạnh của nỗi sợ hãi trong suốt đại dịch này. Họ [người Mỹ] đã hoàn toàn tin vào nỗi sợ hãi đó vì nó chỉ là tạm thời, bởi vì [mọi người] nghĩ rằng họ sẽ chỉ phải trả một cái giá rất nhỏ để đưa mọi thứ về trong tầm kiểm soát và sẽ tìm được cách nào đó để tiếp tục [xử lý dịch bệnh].”


image


Chuyên gia về chính sách y tế cộng đồng này cho rằng một “sự điên cuồng” đã chiếm lĩnh tất cả bởi vì sự sợ hãi, bởi vì thiếu sự lãnh đạo của những nhân vật chủ chốt trong ngành y tế cộng đồng để cung cấp thêm những thông tin quan trọng giúp [người dân] đối chiếu và có cái nhìn rộng hơn về vấn đề, và để lập tức nhận ra hậu quả của những đợt phong tỏa này là sẽ thế nào.


Ông Atlas nói thêm, “Có một lý do chính khiến phong tỏa không bao giờ được khuyến nghị trong các trận đại dịch trước đây. Và những quy tắc đó, những đánh giá hợp lý, lý trí, đơn giản đó, đã bị ném ra ngoài cửa sổ.”

 

Bảo vệ người cao tuổi và người dễ bị tổn thương


image


Ông Atlas cho biết, các cuộc phong tỏa rốt cuộc đã thất bại vì đã không bảo vệ được người già và những người có nguy cơ cao trong những tháng đầu tiên của đại dịch năm ngoái. Trong khi đó, vô số người khác đã phải khốn khổ do sự chuyển hướng của các nguồn lực y tế.

 

Ông Atlas giải thích, “Chúng tôi đã thấy ngay cả trong tháng Ba, tháng Tư, tháng Năm [2020], các chính sách phong tỏa là ưu tiên số một, nhưng đã thất bại trong việc bảo vệ những người có nguy cơ cao – những người sắp chết, họ là những người già. Các ca tử vong trong viện dưỡng lão chiếm từ 40 đến 50% tổng số ca tử vong. Và nó đã diễn ra tại nhiều tiểu bang của chúng ta; tại Minnesota, có thời điểm 80% số người chết là ở [trong] viện dưỡng lão.”


image


Tiến sĩ Atlas nói, “Người Mỹ cũng đã bỏ qua các đợt hóa trị, trong khi những người bị đột quỵ cấp tính và đau tim thì quá sợ hãi khi gọi xe cấp cứu vì họ không muốn nằm trong một cơ sở y tế, và phần lớn các ca cấy ghép nội tạng từ người cho còn sống đã không được thực hiện trong thời gian bắt đầu đại dịch.”

 

Trong khi đó, số vụ bạo hành trẻ em và bạo hành gia đình tăng vọt, số ca tử vong và tự tử do opioid tăng mạnh, và tỉ lệ người trẻ bị trầm cảm và lo lắng cũng gia tăng đột biến, ông nói thêm.


image


“Tôi nghĩ rằng bằng cách nào đó, nhiều người vẫn tin rằng điều đó là ỔN, phong tỏa là một tổn hại về kinh tế, nhưng chúng tôi đang cứu mạng người. Không, quý vị đang phá hủy các gia đình, quý vị đang phá hủy cuộc sống và quý vị đang giết người theo đúng nghĩa đen bằng những cuộc phong tỏa này,” ông Atlas nói.

 

Trích dẫn dữ liệu tháng 06/2020 từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, Tiến sĩ Atlas nói rằng cứ bốn người trưởng thành thì có một người có ý định tự tử.

 

Tiến sĩ Atlas cho biết thêm, “Các đợt phong tỏa này đã thất bại, chúng cũng thất bại trong việc bảo vệ những người có nguy cơ cao, và những đợt phong tỏa này đã phá hủy và đã giết chết con người. Nhiều người khác đã phá hủy các gia đình, hy sinh con cái của chúng ta chỉ vì nỗi sợ hãi của người lớn – mặc dù những đứa trẻ này không có nguy cơ đáng kể. Và với tư cách là một quốc gia, chúng ta đã không quan tâm. Chúng ta đã cấm chúng đến trường học.”


image


Ông nói thêm: “Đó là một nỗi ô nhục. Đó là sự lạm dụng quyền lực kinh khủng của các chuyên gia y tế cộng đồng để tiến hành những việc đó.”

 

 

 

Isabel Van Brugen & Jan Jekielek _ Thu Anh


image

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.