Wednesday, May 26, 2021

Hãng xưởng tại Trung cộng đang chuyển dịch sang Đông Nam Á

 image

Lực lượng lao động nhanh chóng giảm sút sẽ làm lung lay vị thế là nhà xưởng thế giới của Trung cộng


Thị trường lao động của Trung cộng đang trải qua những thay đổi về cấu trúc, với lực lượng lao động giảm sút và chi phí lao động tăng. Những người trẻ tuổi miễn cưỡng vào làm cho các nhà xưởng, và thị trường lao động quốc tế đang chuyển dịch sang Đông Nam Á và những nơi khác. Một số nhà phân tích bày tỏ những lo ngại rằng vị thế “nhà xưởng thế giới” của Trung cộng có thể bị mất trong vòng một năm tới.


Theo cuộc điều tra dân số toàn quốc lần thứ bảy do giới chức Trung cộng công bố, dân số lực lượng lao động chính của Trung cộng đang giảm. Những người trong độ tuổi từ 15 đến 59, chiếm 63% tổng dân số, đã giảm 7% so với một thập kỷ trước. Trong khi đó, 18% khác của tổng dân số, những người từ 60 tuổi trở lên, đã tăng 5% so với cùng thời kỳ.


image


Ông Nhậm Trạch Bình (Ren Zeping), chuyên gia kinh tế trưởng tại Soochow Securities, nói rằng kết quả của cuộc điều tra dân số cho thấy dân số Trung cộng đang già đi với tốc độ và quy mô chưa từng thấy, với những người thuộc thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh (Baby Boomer) của đất nước này – những cá nhân sinh ra từ năm 1962 đến năm 1976 – đang rút khỏi thị trường lao động với tốc độ ngày càng nhanh. Trong quá khứ, nền kinh tế Trung cộng đã được hưởng lợi nhiều từ việc bổ sung nhân khẩu trong thời kỳ này. Tuy nhiên, chính những người thuộc thế hệ đó (cùng nhóm tuổi từ 60 trở lên) sẽ nghỉ hưu trong tương lai gần.

 

Theo Báo cáo Giám sát và Điều tra Lao động Nhập cư do Cục Thống kê của Trung cộng công bố năm 2020, Trung cộng có 286 triệu lao động di trú trong năm 2020, ít hơn 5 triệu người so với năm trước. Trong số đó, lao động di trú làm việc trong lĩnh vực sản xuất chiếm 27%.

 

Dữ liệu thống kê cho thấy từ năm 2008 đến năm 2018, số lao động di trú làm việc trong lĩnh vực sản xuất của Trung cộng đã giảm với tốc độ trung bình hàng năm là 2.8%.


image


Ông Nhậm cho biết trong 5 năm tới, Trung cộng không chỉ phải đối mặt với các vấn đề già hóa dân số, số trẻ em trong mỗi gia đình ít hơn, và người trẻ không kết hôn, mà còn có tăng trưởng dân số âm. Đây là một trong những mối đe dọa lớn nhất ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và xã hội của Trung cộng.

 

Sự sụt giảm mạnh trong lực lượng lao động đang trực tiếp thách thức vị thế nhà xưởng thế giới của Trung cộng.

 

Tăng chi phí lao động


image

Công nhân lắp ráp các bộ phận của thuốc lá điện tử trên dây chuyền sản xuất của công ty KangerTech, một trong những nhà sản xuất sản phẩm vaping hàng đầu của Trung cộng ở Thâm Quyến, Trung cộng, hôm 24/09/2019.


Nguồn lao động giảm trực tiếp dẫn đến những thay đổi về cung và cầu trên thị trường. Việc tăng lương cho nhân viên thuộc tầng lớp lao động cũng là điều không thể tránh khỏi. Ngoài ra, Trung cộng đã in nhiều tiền hơn trong những năm gần đây, dẫn đến lạm phát nghiêm trọng. Chi phí sinh hoạt, chẳng hạn như quần áo, thực phẩm, nhà ở, và phương tiện đi lại càng ngày càng cao hơn, do đó, giá nhân công đương nhiên cũng tăng theo.


image


Theo dữ liệu do Cục Thống kê Trung cộng công bố vào ngày 30/04, thu nhập bình quân hàng tháng của lao động di trú trong lĩnh vực sản xuất là 637 USD vào năm 2020, tăng 21.50 USD (tương đương với 3.5%) so với năm trước, khiến nó trở thành lĩnh vực phát triển nhanh nhất. Năm 2006, thu nhập bình quân hàng tháng của lao động di trú trong lĩnh vực sản xuất hoặc làm kinh doanh ở các thành phố là 150 USD. Với mức lương hàng tháng tăng gần gấp 4 lần trong vòng 15 năm, chi phí lao động của các doanh nghiệp sản xuất cũng tăng lên.

 

Ông Vương Tiến Cầu (Wang Jinqiu), giám đốc điều hành một công ty có trụ sở tại Thượng Hải, nói với The Epoch Times rằng chi phí lao động cao là một khoản chi lớn đối với các doanh nhân Trung cộng. Người sử dụng lao động cũng được yêu cầu cung cấp cho người lao động bảo hiểm thiết yếu và lương hưu – chiếm khoảng một phần ba tiền lương của họ. Ví dụ, đối với một công nhân có thu nhập hàng tháng là 777 USD, người sử dụng lao động phải trả khoảng 200 USD cho các khoản phí khác nhau ngoài khoản đóng góp của chính người đó cho hệ thống an sinh xã hội, khiến chi phí nhân công [trở nên] rất đắt đỏ cho các chủ doanh nghiệp.

 

Người trẻ miễn cưỡng vào làm cho các nhà xưởng


image


Một thực tế khác ảnh hưởng đến thị trường lao động của Trung cộng là những người trẻ tuổi ngày nay không muốn làm việc trong các nhà xưởng.

 

Phần lớn thanh niên ngày nay là con một trong các gia đình. Nhiều người có trình độ học vấn cao và ít có mong muốn làm công nhân lao động. Ngay cả những người ở vùng nông thôn cũng ngại rời xa quê hương và cha mẹ mình để đến làm việc ở những nơi có thời gian làm việc dài, an ninh yếu kém và môi trường làm việc tồi tệ.


image


Tạp chí Tài Kinh (Caijing) của Trung cộng cũng đưa tin rằng ngành sản xuất đang mất dần sức hấp dẫn đối với giới trẻ. Ngày càng có nhiều người trẻ thích làm việc ở quê nhà trong các ngành dịch vụ mới nổi như giao đồ ăn, lái xe taxi, chuyển phát nhanh và phát sóng trực tiếp, những công việc mang lại nguồn thu nhập nhanh chóng và linh hoạt.

 

Trong bản tin của mình, tạp chí Tài Kinh cho biết trong năm 2020, 170 triệu lao động di trú đã rời khỏi nhà, ít hơn 5 triệu người so với năm trước. Chiết Giang, Giang Tô, Quảng Đông và các tỉnh sản xuất lớn khác, nơi từng có một dòng chảy lớn lao động ngoại quốc, hiện đang phải đối mặt với “khó khăn trong việc tuyển dụng” và “thiếu hụt lao động”.

 

Ông Đổng Sinh (Dong Sheng) là chủ sở hữu của Công ty Điều phối Lao động Nhân Nghĩa tại Quảng Châu, ông nói với tạp chí Tài Kinh rằng vào năm 2006, các công ty có thể “kiếm bao nhiêu tùy thích” thông qua dịch vụ điều phối lao động của ông, nhưng bắt đầu từ năm 2019, việc tìm kiếm lao động trở nên khó khăn hơn mọi năm. Năm ngoái, hơn 200 người đã được tuyển mỗi ngày, nhưng đến cuối tháng 04/2021, con số đó đã giảm xuống còn khoảng 70 người.


image


Để tuyển được lao động có tay nghề cao, các ông chủ ở Quảng Châu sẵn sàng xếp hàng dài trên phố và giơ bảng hiệu, chờ công nhân đến chọn họ. Truyền thông Trung cộng đưa tin, đây được coi là một cử chỉ khiêm tốn bất thường của các ông chủ doanh nghiệp này.

 

Thị trường lao động quốc tế đang chuyển dịch sang Đông Nam Á và các nơi khác


image


Trong vài năm qua, các công ty ngoại quốc đã ồ ạt rời khỏi Trung cộng và chuyển nhà xưởng sang các nước Đông Nam Á. Ví dụ, Panasonic sẽ đóng cửa xưởng sản xuất pin khô ở Thượng Hải và chuyển một số công việc sang các nhà xưởng ở Trung Mỹ cho thị trường Bắc Mỹ. Sony chuyển xưởng sản xuất điện thoại thông minh từ Bắc Kinh sang Thái Lan. Apple đang chuyển tám xưởng đúc [linh kiện] từ Trung cộng sang Ấn Độ. Samsung đã đóng cửa các nhà xưởng sản xuất điện thoại, máy tính và tivi ở Trung cộng và chuyển các nhà xưởng đó sang Việt Nam.


image


Trước đó, Nike, Adidas, Uniqlo, Muji và các thương hiệu quốc tế khác đã chuyển nhà xưởng sang Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Bangladesh và những nơi khác.

 

Theo tạp chí Tài Kinh, một chủ tịch của một doanh nghiệp Chiết Giang đã đến Uzbekistan vào năm 2019 để nghiên cứu môi trường đầu tư của quốc gia này đối với ngành sản xuất. Ông nhận thấy rằng mình có thể được hưởng các chính sách ưu đãi về đất đai, nhà xưởng, thuế và các khía cạnh khác nếu đầu tư vào Uzbekistan. Mức lương hàng tháng của mỗi nhân viên địa phương là khoảng 155 USD, và “họ cũng rất có năng lực và có thể làm thêm giờ mỗi ngày.”


image


Trong kinh tế học, thời điểm lực lượng lao động dư thừa của một quốc gia không còn, dẫn đến mức lương tăng mạnh, được gọi là “bước ngoặt Lewis.” Nhiều công ty ngoại quốc đã phát hiện ra “bước ngoặt Lewis” ở Trung cộng và đang nhanh chóng di dời các cơ sở sản xuất của họ.


Công ty chứng khoán Daiwa của Nhật Bản đã dự đoán rằng Trung cộng sẽ mất vị thế là nhà xưởng của thế giới chậm nhất vào năm 2022.

 

Ông Trương Kinh Luân (Zhang Jinglun), một nhà nghiên cứu về tài chính, kinh doanh và kinh tế làm việc tại Hoa Kỳ, nói với The Epoch Times rằng môi trường kinh tế ngày càng tồi tệ và việc di dời hàng loạt của các xưởng sản xuất sẽ dẫn đến một đội quân lao động thất nghiệp—làm giảm chi phí lao động—nhưng một lực lượng lao động bị thu hẹp và một xã hội già hóa cũng sẽ đè nặng lên nền kinh tế, tạo ra một vòng luẩn quẩn.

 

 

 

Gao Zitan & Luo Ya _ Hồng Ân


image


Đến Âu Châu _ hãy đọc các quy định về xét nghiệm COVID-19
1/3 dân số Hoa Kỳ mất ăn mất ngủ vì tiền
Mục đích đằng sau việc Trung cộng trấn áp đồng tiền ảo là gì?
Hãy biết nói những điều tích cực
Florida chấm dứt khoản trợ cấp thất nghiệp 300 USD
Người Đàn Bà trong đêm 29 tháng Tư năm 1975
Hiện tượng siêu trăng máu sẽ diễn ra 26/5/2021
Bạn không cần biết ơn chủ lao động khi được tuyển dụng
Phong tỏa không chỉ là sự lạm dụng quyền lực khủng khiếp
Sự tăng thuế ẩn giấu của ông Biden
Chất bán dẫn đe dọa lĩnh vực công nghệ Hoa Kỳ
Mỹ có thể tiêu diệt quân đội Trung cộng từ hơn 2.775 km
Vài nét về nhạc sĩ Tô Huyền Vân _ Quê Hương Bỏ Lại
Vụ xả súng ở bữa tiệc tại nhà
Khánh Ngọc _ Giai nhân một thuở và những sóng gió cuộc đời
Phương pháp đơn giản giúp tăng cường trí nhớ
Đài Loan _ Vì có dân chủ … Chúng tôi không cô đơn
Các tiểu bang màu đỏ dẫn đầu về tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất
Thị trấn Kamikatsu ở Nhật Bản tái chế hơn 80% rác thải
Trợ giúp ngắn hạn gây hại lâu dài cho nền kinh tế

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.