Monday, May 24, 2021

Thị trấn Kamikatsu ở Nhật Bản tái chế hơn 80% rác thải

 image

Thị trấn Kamikatsu ở đảo Shikoku của Nhật Bản trở nên nổi tiếng vì: không có rác thải. Sau gần hai thập niên thực hành nền kinh tế hạn chế xả rác, một vài người sống trong thị trấn khoảng 1,500 người này đã khẳng định rằng thay đổi là có thể xảy ra.

 

Kamikatsu gần như không tái chế rác thải vào những năm 1990. Nhưng một luật mới quy định về lượng carbon dioxide xả thải ra môi trường buộc thị trấn này phải đóng cửa hai lò thiêu và nghĩ ra cách quản lý rác thải mới.


image


“Kamikatsu là một vùng nông thôn. Người dân nơi đây thường đốt rác tại nhà hoặc vứt chúng ra môi trường,” Akira Sakano, Giám đốc của Học viện Zero Waste Academy, chia sẻ với Great Big Story.

 

Vào năm 2003, thị trấn lần đầu tiên tuyên bố về mục tiêu không có rác thải ở Nhật Bản và ban hành cuốn cẩm nang hướng dẫn cách xử lý rác.

image

Phân loại rác tái chế ở cơ sở tái chế rác thải Kamikatsu ngày 2/7/2020 ở Kamikatsu, Nhật Bản.

 

“Trong quá khứ, tôi không nghĩ xem chúng là rác thải nhựa, có thể đốt cháy hay là loại nào khác. Tôi chỉ đem chúng đi đốt ở trong sân,” cô Hachie Katayama giải thích. “Sau đó, mọi thứ thay đổi, và hệ thống phân loại rác ra đời. Tôi cảm thấy rất bối rối.”


image


Có tất cả 45 loại rác thải tái chế phân loại theo chất liệu. Tất cả các cư dân phải học cách phân biệt và phân loại chúng. Dần dần, hệ thống mới đi vào cuộc sống, một lượng lớn rác thải không phải mang đi đốt hay đổ ra bãi rác. 

 

Rác tái chế được đưa đến trung tâm thu gom do tình nguyện viên điều hành để xử lý. Các vật dụng có thể tái sử dụng được để riêng và người dân có thể đến lấy miễn phí tại cửa hàng tái chế Kuru Kuru, theo The Guardian.

image

Một người Nhật Bản tên là Saeko Takahashi phân loại rác thành những hộp ở nhà mình trong thị trấn Kamikatsu, tỉnh Tokushima

 

“Mục tiêu của chúng tôi là không có rác thải vào năm 2020, nhưng chúng tôi phải đối mặt với các chướng ngại liên quan đến những đối tượng và quy định ngoài phạm vi của chúng tôi,” Sakano chia sẻ, nói thêm rằng các vật dụng sử dụng một lần, ví dụ như các sản phẩm vệ sinh, thì rất khó để tách riêng.

 

Ngay cả những sản phẩm có thể tái chế cũng được rửa sạch, phân ra thành các bộ phận và loại bỏ nhãn trước khi đưa đến các trung tâm thu gom. Tuy nhiên, vào năm 2016, Kamikatsu đã tái chế 81% rác thải. Theo báo cáo của Green Queen, người dân được khuyến khích thực hiện điều này do chương trình khen thưởng, tặng điểm cho người tiêu dùng khi từ chối mua đồ nhựa sử dụng một lần như túi đựng hàng tạp hóa.

 

Quy định mới cũng khiến ý thức xả rác và phân loại rác xuất hiện ở khắp thị trấn. 


image

Những người địa phương phân loại rác thải dân dụng tại cơ sở tái chế rác thải Kamikatsu ngày 2/7/2020, ở Kamikatsu, Nhật Bản

 

Đầu bếp Taira Omotehara giải thích: “Thức ăn thừa sẽ được chuyển thành phân compost, sau đó thành phân bón cho các trang trại địa phương để trồng các loại rau mà chúng tôi sử dụng trong nhà hàng.”

 

Chủ cửa hàng Takuya Takeichi cho biết: “Tôi đã nâng cao ý thức, chú ý đến mọi thứ. Khi tôi mua hàng, tôi chỉ để chúng trong hộp các-tông. Chúng tôi có thể tái sử dụng chúng để đóng gói sản phẩm, v.v. ”

 

Công thức quản lý chất thải của Kamikatsu “kỳ lạ nhưng đơn giản”. “Chúng tôi có thể mang nhiều gánh nặng hơn, nhưng tôi nghĩ tâm trí chúng tôi đã trở nên giàu có.”


image

Một người dân mang đồ gia dụng đã bỏ đi đến một trung tâm rác thải ở thị trấn Kamikatsu, tỉnh Tokushima

 

Nhật Bản có lượng rác thải nhựa lớn thứ hai thế giới, sau Trung Quốc. Đất nước này không có chương trình quản lý chất thải quốc gia; vì vậy, mô hình giảm chất thải của Kamikatsu là bằng chứng cho thấy Nhật Bản có thể thay đổi. Các thị trấn khác của Nhật Bản đang bắt đầu thực hiện theo.

 

Sakano cho biết: “Như các vấn đề xã hội khác, chúng ta không thể tạo ra sự thay đổi nếu chúng ta bắt đầu bằng cách nói rằng không thể giải quyết được. Bằng cách thay đổi tư duy của bạn, những người xung quanh bạn sẽ tham gia và cả phong trào sẽ phát triển.”

 

 

 

Louise Bevan _ Thiên An


image


Trợ giúp ngắn hạn gây hại lâu dài cho nền kinh tế
Nguồn gốc Covid-19 từ phòng thí nghiệm Vũ Hán
Hồ nước khô cạn hé lộ tàn tích của một ngôi làng ở Ý
Thực phẩm đông lạnh có tốt cho sức khỏe không?
Có nên dùng thuốc chống loãng xương?
Virginia Woolf _ Tôi luôn nói sự thật
Nhà hàng mở cửa _ khó tìm nhân viên!
Ngồi quá nhiều gây hại cho sức khỏe
Cà phê ‘vỉa hè’ ở Paris có gì độc đáo?
Ba loại gia vị trong bếp _ thảo dược quý cho hệ miễn dịch
Jamestown _ Nơi khởi đầu của nước Mỹ
Tôi đồng hành cùng Israel và phản đối thuyết chủng tộc quan trọng
Giải quyết thuyết chủng tộc trong giáo dục lịch sử
Cuộc ngưng chiến tạm thời ở Gaza
Mèo nhà _ loài sinh vật hờ hững, lạnh lùng?
Vì sao người Việt làm chủ nhà nhiều nhất trong số người Mỹ gốc Á
Chúng ta đang có một con số tử vong khổng lồ khác
Bóc niêm phong các lá phiếu khiếm diện ở Quận Fulton
Thời dịch bệnh _ đọc tin xấu để bớt sợ hãi?
Jerusalem _ Miền đất Thánh thuộc về ai?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.