Wednesday, May 26, 2021

Thuyết sắc tộc trọng yếu so với Chủ nghĩa biệt lệ Hoa Kỳ

 image

Trong vài tuần qua, các cơ quan lập pháp, ban phụ trách các trường học cùng các bậc cha mẹ đã lên tiếng phản đối Thuyết Sắc tộc Trọng yếu (Critical Race Theory–CRT) như một hệ tư tưởng gây chia rẽ đang dạy cho con cái chúng ta trở thành những kẻ phân biệt chủng tộc. Sự phản đối của họ đã đưa lý thuyết hàn lâm đã từng một thời mơ hồ này lên trang nhất của các tờ báo khắp cả nước. 


Họ cũng đã đưa ra một số câu hỏi nóng bỏng: CRT là gì? Điều gì khiến nó bị phản đối đến như thế? Làm sao mà nay trong giáo dục “chống phân biệt chủng tộc” lại có thể là phân biệt chủng tộc được?


image

Người biểu tình tập hợp trước trụ sở chính của Los Alamitos Unified School District để phản đối giảng dạy Thuyết Sắc tộc Trọng yếu ở Los Alamitos, California hôm 11/5/2021.


Đáp án, cũng như nhiều đáp án khác ngày nay, bắt đầu với xu hướng cấp tiến nhằm định nghĩa lại – hay đúng hơn là giải mã – từ ngữ. Giáo dục “chống phân biệt chủng tộc” là phân biệt chủng tộc bởi vì phe cấp tiến đã định nghĩa lại từ “phân biệt chủng tộc.”

 

Các học giả CRT đều rõ ràng và nhất quán về vấn đề này. Cụm từ “chống phân biệt chủng tộc” mà họ đang rao giảng không phải là “chống phân biệt chủng tộc” của Martin Luther King Jr. Cũng không phải là chống lại việc phân biệt đối xử vốn bị hầu hết người Mỹ phản đối khi nhắc đến chống phân biệt chủng tộc. CRT cho rằng các “hệ thống” đang tạo nên cuộc sống của người Mỹ hiện đại là phân biệt chủng tộc đến mức không thể cứu vãn. Thuyết này kêu gọi một sự nổi dậy mang tính cách mạng, lật đổ mọi thể chế chính phủ, luật pháp, kinh tế, văn hóa, xã hội, cộng đồng và gia đình hiện có.


image


“Chống phân biệt chủng tộc” của CRT yêu cầu rõ rằng phải phân biệt ngược lại đối với “người da trắng,” thay vì là đối xử bình đẳng với tất cả. Để thúc đẩy mục tiêu này, các chương trình CRT hệ 12 năm (K-12) nhấn mạnh và nâng đặc tính chủng tộc lên, phân biệt học sinh theo nhóm chủng tộc, phân biệt cách đối xử của họ với những nhóm này, và dạy rằng căng thẳng chủng tộc là không thể tránh khỏi.

 

CRT cũng thể hiện sự bác bỏ tuyệt đối và toàn diện đối với chủ nghĩa biệt lệ Hoa Kỳ. Một hệ quả của sự bác bỏ đó là CRT đã trở thành một cái tên viết tắt cho toàn bộ các  thuyết tân Marxist chống Hoa Kỳ vốn đang chi phối chính trị thiên tả ngày nay. Trong khi Marx coi lịch sử là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp kinh tế, thì những người theo chủ nghĩa Marx đương đại tin rằng cuộc đấu tranh giữa các chủng tộc và giới tính chí ít cũng quan trọng như vậy. CRT xem toàn bộ thử nghiệm của Hoa Kỳ về việc ca ngợi tự do cá nhân như chủ nghĩa da trắng thượng đẳng được nhìn qua lăng kính quan hệ công chúng tốt.


image


Mặc dù việc CRT bỏ qua các xung đột văn hóa có thể mang lại cho những người ủng hộ nó một lý lẽ, nhưng việc đó lại không hẳn là một hậu quả. Cũng giống như Marx đã bỏ sót khả năng thích ứng đáng kinh ngạc của chủ nghĩa tư bản và những lợi ích mà nó mang lại cho những người lao động nghèo, sự chán ghét của CRT đối với Hoa Kỳ đã làm nó không thấy được vai trò thích nghi và tiến hóa của chủ nghĩa biệt lệ Hoa Kỳ trong việc chống phân biệt đối xử.


image


Không có gì đặc biệt về những con tàu nô lệ Phi Châu đầu tiên đến Tân Thế Giới vào đầu thế kỷ 17. Chế độ nô lệ đã tồn tại trong suốt ghi chép của lịch sử. Mọi nền văn hóa mà chúng ta biết, ở mọi nơi trên thế giới, đều chấp nhận sự bất bình đẳng. Những tù binh từ các thành phố bị chinh phục, các bộ lạc trong chiến tranh, hoặc các tôn giáo bị ruồng bỏ đã bị bán làm nô lệ từ rất lâu rồi. Mọi người được sinh ra với một địa vị trong cuộc sống và cần cư xử phù hợp. Thậm chí rất ít người nghĩ đến câu hỏi về “sự bất bình đẳng có hệ thống” như vậy. Chưa có xã hội nhân loại nào đã chấp nhận ý tưởng cấp tiến rằng “tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng,” chứ chưa nói đến việc áp dụng nó vào thực tế.

 

Cho đến ngày 04/07/1776, một chủ đồn điền có nô lệ, ngài Thomas Jefferson, tuyên bố đây là tín điều nền tảng của một quốc gia mới. Nền tảng đó thực sự đặc biệt. Nó đã đưa Hoa Kỳ non trẻ vào một chặng đường va chạm với tất cả lịch sử trong quá khứ. Lần lượt, các thể chế bất bình đẳng lâu đời đã sụp đổ trước đặc tính cách mạng này của Hoa Kỳ.


image


Tám mươi bảy năm sau, ngài Abraham Lincoln đã nhắc lại đề nghị của ngài Jefferson trong một phần của cuộc chiến chấm dứt chế độ nô lệ. Một thế kỷ sau đó, King đã cổ động đất nước chấm dứt bộ luật Jim Crow. Trong vài thập kỷ tiếp theo, Hoa Kỳ không chỉ dỡ bỏ tất cả các rào cản pháp lý và xã hội đối với sự thăng tiến của người da màu, mà còn áp dụng nhiều ưu đãi để thúc đẩy sự hòa nhập hoàn toàn của công dân da màu vào giấc mơ Hoa Kỳ. Năm 2009, Hoa Kỳ bầu ra tổng thống da màu đầu tiên của mình.


image


Những bước đi đó đều rất đặc biệt và là những nguồn tự hào chính đáng của người Mỹ. Tuy nhiên, nhìn qua lăng kính của CRT, những bước đi này chỉ che đậy những hình thức phân biệt chủng tộc chống người da màu và chủ nghĩa da trắng thượng đẳng ngày càng tinh vi hơn.

 

Khả năng đi đến kết luận như vậy của CRT cho thấy nó thuộc loại “lý thuyết” nào. CRT dựa trên các lập luận vốn được xem như là dấu hiệu của tư duy thuyết âm mưu: Các bằng chứng – như chế độ nô lệ – có xu hướng ủng hộ lập luận rằng Hoa Kỳ là phân biệt chủng tộc được mặc định, trong khi các bằng chứng có xu hướng phủ nhận điều đó – như việc nâng ông King lên làm người hùng của đất nước này – bị đảo ngược lại thành xu hướng ủng hộ. Đối với các thuyết gia về sắc tộc trọng yếu, CRT là hiển nhiên đúng. Tất cả các bằng chứng liên quan, bất kể là nó nói lên xu hướng nào, đều được xem là bằng chứng xác nhận thuyết này.


image


CRT là một thuyết âm mưu độc hại, phân biệt chủng tộc và chống lại Hoa Kỳ. Trọng tâm của nó là sự phủ nhận chủ nghĩa biệt lệ Hoa Kỳ đã giúp chống lại sự bất bình đẳng và phân biệt đối xử nhiều hơn bất kỳ một hệ tư tưởng nào khác. CRT không có chỗ đứng trong trường học của chúng ta. Trẻ em Hoa Kỳ nên biết rằng chính quốc gia của họ đã đưa ra những quan niệm mới về bình đẳng cho thế giới – và cống hiến lịch sử của mình để mở rộng khả năng áp dụng những quan niệm này. Các em nên học cách đón nhận lý tưởng nền tảng của Hoa Kỳ và tự hào về cách nó đã phát triển trong suốt lịch sử của chúng ta.


image


Những người ủng hộ chân chính đối với sự đa dạng và hòa nhập nên yêu Hoa Kỳ hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên trái đất. Đất nước đặc biệt của chúng ta đã dạy cho thế giới biết rằng sự bình đẳng rộng rãi theo luật pháp mang lại một con đường đến ổn định và thịnh vượng tốt hơn nhiều so với cuộc đấu tranh vĩnh viễn giữa các nhóm bị chia rẽ. Đó là lý do tại sao những người thật sự phản đối chủ nghĩa phân biệt chủng tộc cũng phản đối CRT – trong trường học của chúng ta và những nơi khác.

 

Tác giả Bruce Abramson, Ph.D., J.D., là một giám đốc của JBB&A Strategies và B2 Strategic, một chuyên viên cao cấp và là giám đốc của American Center for Education and Knowledge (ACEK), đồng thời là tác giả của cuốn sách “American Restoration: Winning America’s Second Civil War.” Cuốn sách sắp xuất bản của ông là “The New Civil War: Exposing Elites, Fighting Utopian Leftism, and Restoring America” (Nhà xuất bản RealClear, 2021).

 

 


Bruce Abramson _ Joe Nguyễn


image


Vì kiếp trước Em đã làm khổ Đàn Ông
Nhân loại rồi sẽ tự hủy diệt?
Hãng xưởng tại Trung cộng đang chuyển dịch sang Đông Nam Á
Đến Âu Châu _ hãy đọc các quy định về xét nghiệm COVID-19
1/3 dân số Hoa Kỳ mất ăn mất ngủ vì tiền
Mục đích đằng sau việc Trung cộng trấn áp đồng tiền ảo là gì?
Hãy biết nói những điều tích cực
Florida chấm dứt khoản trợ cấp thất nghiệp 300 USD
Người Đàn Bà trong đêm 29 tháng Tư năm 1975
Hiện tượng siêu trăng máu sẽ diễn ra 26/5/2021
Bạn không cần biết ơn chủ lao động khi được tuyển dụng
Phong tỏa không chỉ là sự lạm dụng quyền lực khủng khiếp
Sự tăng thuế ẩn giấu của ông Biden
Chất bán dẫn đe dọa lĩnh vực công nghệ Hoa Kỳ
Mỹ có thể tiêu diệt quân đội Trung cộng từ hơn 2.775 km
Vài nét về nhạc sĩ Tô Huyền Vân _ Quê Hương Bỏ Lại
Vụ xả súng ở bữa tiệc tại nhà
Khánh Ngọc _ Giai nhân một thuở và những sóng gió cuộc đời
Phương pháp đơn giản giúp tăng cường trí nhớ
Đài Loan _ Vì có dân chủ … Chúng tôi không cô đơn

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.