Pages

Friday, October 1, 2021

Chủ nghĩa cộng sản khoác lớp vỏ thân thiện với môi trường

 BM

Hình ảnh từ trên không được chụp bằng flycam này cho thấy khí thải gây ô nhiễm được thải ra từ các xưởng sản xuất thép ở Hán Thành, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, hôm 17/02/2018.


Khi Bắc Kinh bắt đầu trấn áp hoạt động khai thác mã kim, thì [vấn đề] môi trường được viện dẫn như một trong những lý do chính để trả lời cho câu hỏi tại sao. Tuy nhiên, trên thực tế, sự trấn áp này không mấy liên quan đến môi trường; thay vào đó, mọi thứ họ làm đều có liên quan đến việc kiểm soát. Hãy nhớ rằng, Trung cộng là nước gây ô nhiễm nhiều nhất thế giới; kế hoạch 5 năm mới đây nhất của họ có vẻ sẽ làm tăng lượng khí thải thay vì giảm xuống. Cuộc đua nước rút hướng tới sự trung lập carbon của họ trên thực tế chỉ là sự thoái lui. Điều này không khiến ai ngạc nhiên cả. Các quốc gia cộng sản đều sống bằng sự dối trá.


BM

Các quốc gia cộng sản hay có những công dân bại hoại hơn và học thức kém hơn. Chủ nghĩa cộng sản, mạt lộ của linh hồn, vận hành trên nguyên tắc tuân thủ tuyệt đối. Với các quyền tự do cá nhân bị phủ nhận, sự chuyên chế của chủ nghĩa cộng sản khiến người dân nghèo khổ hơn, cả về phương diện tinh thần lẫn tài chính.

 

Điều này đưa chúng ta đến với sự chuyên chế của “chủ nghĩa truyền giáo sinh thái.” Chính xác thì “chủ nghĩa truyền giáo sinh thái” là gì? Tốt nhất hãy xem đó là chủ nghĩa báo động giả (“Trong thập kỷ tới, biến đổi khí hậu sẽ tận diệt thế giới này”) gặp “chủ nghĩa thức tỉnh” chiến đấu (“Tại sao các người không thể thấy rằng biến đổi khí hậu sẽ tận diệt thế giới hả đồ độc ác?”). Chủ nghĩa truyền giáo sinh thái là sự pha trộn “hoàn hảo” giữa chủ nghĩa tích cực biểu hiện, những câu chuyện không có thực, và sự đe dọa. Chẳng hạn như việc thúc đẩy nhằm giảm lượng khí thải carbon, điều này có những điểm tương đồng đáng chú ý với sự thúc đẩy xóa sổ các tỷ phú. 


BM


Ngôn ngữ thô bạo, thậm chí hiếu chiến; hiện thực khách quan bị thay thế bằng những cảm xúc không đúng chỗ. Nếu chủ nghĩa cộng sản làm cho mọi người trở nên bần cùng hơn, thì sự thúc đẩy nhằm giảm lượng khí thải cũng có thể được miêu tả tương tự.

 

Theo một nghiên cứu được bình duyệt trên trang ScienceDirect, “các kế hoạch giảm thiểu nghiêm ngặt” nhằm giảm lượng khí thải thực sự làm chậm quá trình “giảm bớt sự nghèo đói ở các nước đang phát triển.”


BM


Như nhà môi trường theo chủ nghĩa hoài nghi Bjorn Lomborg đã lưu ý, sự thúc đẩy nhằm chuyển các nền kinh tế ra khỏi các nguồn nhiên liệu hóa thạch đã trở nên quá mạnh mẽ. Ông lập luận rằng các nguồn năng lượng thay thế vẫn không có tính cạnh tranh cao. Hơn nữa, việc thúc đẩy năng lượng mặt trời và điện gió chắc chắn sẽ “làm chậm tăng trưởng kinh tế, gia tăng nghèo đói, và khiến sự bất bình đẳng trở nên trầm trọng.” Điều quan trọng cần lưu ý là ông Lomberg tình cờ lại là một nhà môi trường chính cống; may thay, cũng giống như ông Michael Schellenberger, ông Lomborg, cựu giám đốc Viện Đánh giá Môi trường của chính phủ Đan Mạch, là một người lý trí. Trong thời đại chủ nghĩa báo động về khí hậu này, [chúng ta] cần có những cái đầu lạnh. Đáng buồn thay, họ là hàng khan hiếm.

 

Chủ nghĩa báo động giả làm hại mọi người


BM


Chủ nghĩa tư bản, đối lập một trời một vực với chủ nghĩa cộng sản, đã giúp giảm nghèo đói trên khắp thế giới; nói cách khác, chủ nghĩa tư bản giúp ích cho tất cả mọi người, không chỉ cho người giàu. Tương tự, nhiên liệu hóa thạch cứu nguy cho cuộc sống [chúng ta] theo đúng nghĩa đen. Dĩ nhiên là mức độ ô nhiễm không khí ngày càng tăng cần phải được giải quyết, nhưng sự nhiệt tình mà các nghị trình dựa trên sinh thái bên trong nó đang được thúc đẩy lại đang gây hại, thay vì giúp đỡ cho những người yếu thế nhất. Theo một dự án nghiên cứu sâu rộng, các nhà tác giả của công trình này, thay mặt cho Ủy ban Liên chính phủ Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (IPCC), lập luận rằng một tương lai “sử dụng nhiên liệu hóa thạch,” chứ không phải một tương lai “bền vững,” sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, kể cả những người nghèo nhất trong số chúng ta.


BM


Như ông Lomborg được đề cập ở trên khái quát, so với một thế giới sử dụng nhiên liệu hóa thạch, thì một thế giới bền vững sẽ dẫn đến việc “có thêm 26 triệu người ở trong tình trạng đói nghèo mỗi năm.” Nhưng những sự thật tàn nhẫn, lạnh lùng này, đã không ngăn được những người thanh giáo mới thúc đẩy điều có hại nhất trong các nghị trình. California đã cam kết giảm lượng phát thải khí nhà kính của tiểu bang này “xuống thấp hơn 40% mức của năm 1990 vào năm 2030” và “thấp hơn 80% mức của năm 1990 vào năm 2050,” theo ông Jonathan Lesser, một thành viên hỗ trợ tại Viện Manhattan. Việc thúc đẩy nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính chắc chắn không phải là một điều tồi tệ. Tuy nhiên, cú hích của California đang nhanh chóng trở thành phế thải; một sự can thiệp vốn không phải điều mà xã hội quan tâm nhiều nhất lại đang được quảng cáo hết sức ngược lại.


BM

Các tấm quang năng được đặt trên nóc của Trung tâm Hội nghị ở Los Angeles, California, hôm 05/09/2018.

 

Do “các quy định về năng lượng tái tạo của tiểu bang và chương trình mua bán phát thải carbon,” ông Lesser viết, nên giá điện ở tiểu bang California đã tăng lên đáng kể. Giá năng lượng sẽ tiếp tục tăng trừ khi xuất hiện sự đảo ngược nào đó. Ai sẽ chịu thiệt hại nhất? Tất nhiên là những người nghèo. Khi các biện pháp hà khắc được đưa ra, những người ít khá giả hơn luôn phải chịu thiệt hại, vì họ có ít sự bảo vệ hơn để chống đỡ trước vô số những điều bất hạnh.

 

California, thường được xem như là tiểu bang không tưởng cấp tiến, có tỷ lệ nghèo đói cao nhất so với bất kỳ tiểu bang nào khác của Mỹ. Với hơn 18% cư dân sống trong cảnh nghèo đói. Hiện nay, với việc giá điện tăng cao, nhiều người dân hơn cũng đang hứng chịu tình trạng thiếu thốn năng lượng. Nói cách khác, họ không có mức thu nhập khả dụng cần thiết để chi trả cho các dịch vụ năng lượng bền vững. Một hành tinh xanh hơn sẽ có ích gì nếu chỉ có một ít người đủ khả năng để tận hưởng nó? Nếu mọi người đang phải chật vật để kiếm sống, thì tại sao lại buộc họ phải lắp đặt các tấm quang năng?


BM


Như nhà nghiên cứu Jennifer Hernandez lập luận, người Mỹ hiện đang chứng kiến một kỷ nguyên Jim Crow mới. Bà Hernandez gọi nó là “Jim Crow Xanh.” Sự phân biệt chủng tộc đã hợp nhất với sự phân biệt sinh thái, và các kết quả đang cho thấy là thảm khốc. Khi những người theo chủ nghĩa truyền giáo sinh thái tiến đến vực thẳm một cách mù quáng, họ làm mọi thứ trong khả năng của mình để kéo chúng ta theo. Đừng để bị đánh lừa bởi những người theo chủ nghĩa báo động khoác lớp vỏ thân thiện với môi trường này. Họ có thể diễn thuyết một cách hùng hồn về “chính nghĩa” và “bình đẳng,” nhưng mà nhiều người cộng sản đã ba hoa về những quan điểm tương tự. Chủ nghĩa truyền giáo sinh thái, giống như chủ nghĩa cộng sản, đang gây hại cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất.


BM


Ông John Mac Ghlionn là một nhà nghiên cứu và nhà viết luận. Tác phẩm của ông đã được xuất bản bởi những tờ báo như New York Post, Sydney Morning Herald, The American Conservative, National Review, The Public Discourse, và các tờ báo có uy tín khác. Ông cũng là một ký giả chuyên mục tại Cointelegraph.

 

 

 

John Mac Ghlionn  _  Doanh Doanh


BM

Để đạt được thứ bạn truy cầu
Đảng Dân chủ cố cứu kế hoạch 3,5 nghìn tỷ USD của TT Biden sau thất bại
Dấu ấn cá nhân qua mùi cơ thể
Người dân tháo chạy khỏi SÀI GÒN lần ba?
Sản xuất tại Trung cộng năm 2025 _ Tan vỡ một giấc mơ
Nạn đói bùng phát tại các quận giàu có nhất Hoa Kỳ
Truy cầu ít hơn _ hạnh phúc nhiều hơn
Tuổi già như con thuyền không bến
Chơi đồ hàng _ Một cách học tại gia vui tươi và thú vị
Công lý 404
Không nói không được
Những phu khuân vác nữ trên đường núi huyền thoại Inca
Một danh sách những bản nhạc mùa thu
Chúng ta đang trong cuộc chiến giành linh hồn nước Mỹ
Moldova thay đổi lập trường về Trung cộng
Cộng Sản Trở Về Phong Kiến
Tướng Milley biện hộ một số chi tiết trong cuốn sách là sai sự thật
Viện trưởng người Mỹ gốc Việt _ Đại Học Foothill California 2016
Một tinh thần an nhiên tự tại
Thư Sài Gòn _ 'Mua láng giềng gần' trong thời Covid

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.