Pages

Friday, January 7, 2022

Làm thế nào thoát khỏi những mối lo của bản thân

 BM

Hãy viết ra những điều khiến bạn lo lắng


Những cảm xúc lo lắng, bất an có thể được xem là “bạn đồng hành đáng ghét” của bất kỳ ai trong chúng ta. Dù vậy, nếu áp dụng đúng phương pháp, bạn có thể khiến chúng ở trong tầm “kiểm soát” của mình…


BM

Những cảm xúc lo lắng, bất an có thể được xem là “bạn đồng hành đáng ghét” của bất kỳ ai trong chúng ta.

 

Có lẽ ai ai cũng không thể nhớ rõ đã bao nhiêu lần mình cảm thấy bất an, hay có bao nhiêu lý do dường như “chính đáng” cho những âu lo ấy. Thực vậy, chúng ta dễ dàng lo lắng khi một vấn đề chưa có lời giải, một “mối đe dọa” về tình cảm, tài chính, danh tiếng… bỗng nhiên xuất hiện, hoặc giá trị hay mục tiêu của bản thân bị phá vỡ, v.v. 

 

Tuy nhiên, thường xuyên “chấp nhận” cảm giác bất an có thể khiến chúng ta bị các bệnh lý về thân thể như đau đầu, đau bao tử, đau ngực hoặc đau lưng. Ngoài ra, cảm giác này còn khiến tâm trí chúng ta mệt mỏi với những triệu chứng như khó tập trung, tâm trí trống rỗng hoặc rối loạn.

 

Phản ứng của chúng ta trước sự bất an


BM


Ngay từ đầu, để tránh việc phải chịu đựng cảm giác âu lo, nhiều người đã chọn cách né tránh tất cả những “nguy cơ” có khả năng gây ra sự lo lắng cho mình. Tuy nhiên điều này có thể khiến chúng ta tạo thành thói quen trì hoãn đối với những việc cần thực hiện, và kết quả là chúng ta cảm thấy bất an hơn…

 

Đây là một ví dụ từ khách hàng tên là Marci. Cô ấy phàn nàn về việc khó ngủ và thường xuyên tỉnh giấc với cảm giác hoảng loạn, khó thở kéo dài và tức ngực.

 

Nhiều người quen của Marci khuyên cô tập thể dục nhiều hơn để giảm tình trạng bất an này.


BM


Làm theo những lời khuyên ấy, cô đã ghi danh vào lớp tập thể dục và cam kết sẽ tập luyện bốn lần mỗi tuần. Tuy nhiên, cam kết này lại trở thành một áp lực mới khiến cô ấy cảm thấy bồn chồn, lo lắng hơn. Cô trì hoãn việc đến phòng tập thể dục để dành thời gian tận hưởng những bộ phim dài tập yêu thích. Sau đó, cô càng cảm thấy khó ngủ hơn và bất an hơn. Tuy việc trì hoãn không phải là lý do duy nhất, nhưng điều này khiến chúng ta phá vỡ các cam kết và kế hoạch của mình; thế là cảm giác lo âu lại tìm đến…

 

Có những người đối mặt với nỗi lo lắng của bản thân bằng cách cố gắng gánh vác thêm nhiều công việc và hoàn thành chúng càng nhanh càng tốt. Họ vội vã để có thể làm hết việc này này đến việc khác. Tuy nhiên sự vội vã như thế thường không đem lại kết quả tốt. Một số người lại theo chủ nghĩa hoàn hảo. Họ tập trung vào từng chi tiết của công việc nhưng lại không có tầm nhìn tổng thể; do đó, đôi khi, điều này khiến họ phí công vô ích.

 

Tóm lại, sự lo lắng xuất hiện khi bạn cố gắng tìm hiểu gốc rễ của vấn đề, bạn muốn biết rõ nguyên do của nỗi lo ấy. Tâm trí của bạn trở nên “quá tải” vì chứa rất nhiều thông tin.


BM


Dưới đây là lời khuyên để bạn loại bỏ sự lo lắng của bản thân:

 

Hãy lập kế hoạch cho các việc 

 

Lập kế hoạch chi tiết là cách rất hiệu quả giúp bạn có thể đánh bại “con quái vật” lo lắng này.

 

Điều này rất hiệu quả đối với các khách hàng của tôi. Họ thường phàn nàn về các cảm giác khác nhau: choáng ngợp, u sầu, xao nhãng, chần chừ, vội vã hoặc quá cầu toàn. Thay vì chìm đắm trong những cảm xúc tiêu cực đó, hãy dành thời gian của bạn để lập kế hoạch cụ thể với các bước như sau:


BM

Lập kế hoạch chi tiết là cách rất hiệu quả giúp bạn có thể đánh bại “con quái vật” lo lắng này.

 

Trước tiên, hãy viết ra những điều khiến bạn lo lắng. Chia chúng thành hai nhóm: một nhóm bao gồm những điều bạn có thể thay đổi, và nhóm còn lại bao gồm những điều bạn không kiểm soát được.

 

Tiếp theo, xem xét danh sách không kiểm soát được, gạch bỏ những điều ít có khả năng xảy ra và ngừng lo lắng về những điều đó. Khi những điều thuộc nhóm này xảy ra, hãy tin rằng bạn sẽ có thể chịu đựng được, và nhắc nhở bản thân rằng chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận những điều không thể kiểm soát.

 

Sau đó, xem xét danh sách những điều trong nhóm có thể thay đổi, đánh số thứ tự ưu tiên cho mỗi việc từ 1 đến 10. Tiếp theo, bạn phân loại và dán nhãn cho từng việc, ví dụ: dán nhãn D đối với các dự án, nhãn N đối với các nhiệm vụ. 

 

Đối với các nhiệm vụ: có thể được thực hiện trong một bước với thời gian từ năm phút đến vài giờ như là đặt một cuộc hẹn. 

 

Đối với các dự án: có thể chia thành nhiều nhiệm vụ nhỏ. Chẳng hạn như dọn dẹp và sắp xếp nhà kho có thể được xem là một dự án, với những nhiệm vụ nhỏ trong đó như: chuẩn bị dụng cụ, sắp xếp đồ đạc, v.v.

 

Hãy thực hiện các nhiệm vụ của bạn theo thứ tự ưu tiên, và bạn sẽ thấy rằng sự lo âu không còn là một căn bệnh khó trị nữa.


BM

Hãy thực hiện các nhiệm vụ của bạn theo thứ tự ưu tiên, và bạn sẽ thấy rằng sự lo âu không còn là một căn bệnh khó trị nữa.

 

Michael Courter là một nhà trị liệu và tư vấn, tin tưởng vào sức mạnh của sự phát triển cá nhân, hàn gắn các mối liên hệ và theo đuổi ước mơ của bạn.

 

 

 

Michael Courter  _  My My


baomai.blogspot.com

Con trẻ chính là tấm gương phản chiếu hành vi của cha mẹ
Lịch sử có phần kỳ lạ của tia X
Lạm phát lớn gần đây nhất
Kazakhstan _ Hàng chục người biểu tình thiệt mạng, hơn 1,000 người bị thương
Omicron lây nhanh hơn Delta ở những người đã chích ngừa
Tài tử Takhon được bình chọn là người đẹp trai nhất
Điều cha mẹ lầm tưởng _ Trẻ nhỏ khó thích nghi với sự thay đổi
Sự đạo đức giả lố bịch của các hội nghị khí hậu vẫn tiếp diễn
Devin Nunes lãnh đạo tập đoàn truyền thông của ông Trump
Tâm trí ảnh hưởng đến tư thế của bạn như thế nào?
10 vấn đề đáng nhớ của Việt Nam năm 2021
Các doanh nghiệp California gồng mình trước mức lương tối thiểu $15
Cuộc họp thượng đỉnh phí thì giờ giữa Biden _ Tập?
10 cách đơn giản chống lão hóa cho khớp gối
Lý do gì mà dân Trung cộng không ưa hình ảnh đôi “mắt hí”?
Hãy bóc trần sự tàn ác và phi lý của Trung cộng
Món quà bất ngờ vào thời điểm bất ngờ
Thành tích kinh tế của ông Trump tỏ ra tốt hơn mỗi ngày
Hoa Kỳ đang trong cảnh ‘rối loạn tâm thần hàng loạt’ vì COVID-19
Chúc mừng _ Một chút văn chương chào đón năm mới

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.