Pages

Monday, February 21, 2022

Danh họa Norman Rockwell một di sản của Hoa Kỳ

 BM

Với biệt tài biến những câu chuyện thường ngày trở nên đặc biệt trong hội họa, không một chút hoài nghi khi nói Norman Rockwell là nghệ sĩ được người Mỹ yêu thích nhất trong thế kỷ 20.


BM

“Tôi đang truyền tải một Hoa Kỳ theo góc nhìn và hiểu biết của tôi đến những người chưa biết.”

Norman Rockwell


BM


Sự nghiệp của họa sĩ tài danh Norman Rockwell kéo dài trong sáu thập niên. Nhiều người mến mộ ông. Nhiều người Mỹ bày tỏ niềm cảm kích sâu sắc và cho rằng ông là Nghệ sĩ được yêu thích nhất tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, phần đông lại quên rằng ông là một nghệ sĩ theo trường phái lãng mạn, và đồng thời là một chuyên gia vẽ tranh châm biếm.


BM


Chúng tôi mang theo nhiều kỳ vọng khi những tác phẩm của ông cuối cùng cũng đã đến với bảo tàng Museum of the Shenandoah Valley. Vợ tôi thắc mắc: “Liệu buổi triển lãm có tác phẩm nguyên gốc nào chăng?” Tôi đáp: “Dĩ nhiên là có chứ!” Lẽ ra tôi nên thấy hài lòng khi thưởng thức tác phẩm này trên trang bìa tạp chí Saturday Evening Post, nhưng đây thực sự là dịp may để tôi tận mắt thưởng thức những nét vẽ nguyên gốc! Và kết quả cuối cùng khiến tôi không hề thất vọng.

BM
“3 chiều chân dung,” ảnh bìa tạp chí The Saturday Evening Post, ngày 13/02/1960.


 

Bắt đầu sự nghiệp vẽ tranh chuyên nghiệp khi còn trẻ, Rockwell lần đầu vẽ ảnh (trang) bìa cho tạp chí Saturday Evening Post từ năm 21 tuổi. Ông là một họa sĩ kỷ luật và có tay nghề thuộc hàng bậc thầy, và nhờ đó, ông đạt được thành công nổi bật từ rất sớm. Trong khi hầu hết chúng ta đều quen thuộc với những tác phẩm được in trên bìa tạp chí Saturday Evening Post, rất ít người để ý đến những tuyệt tác khác của ông. Những tác phẩm này phản ánh óc quan sát và cách bày trí bố cục độc đáo cộng với kỹ năng hội họa điêu luyện của một người họa sĩ đã có tuổi.


BM


Cô đứng vươn mình trước khán giả, có ánh sáng chiếu đằng sau và bên trên, tác phẩm này gợi nhớ phong cách hội họa của những họa sĩ bậc thầy như Degas và Rembrant. Và ánh sáng ấy được tô điểm bởi kỹ thuật impasto (kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu đặc quánh) và những đường cọ thượng hạng. Người trong tranh là một nhân vật quan trọng. Tác phẩm Cô thủ khoa trẻ – The Young Valedictororian, được họa vào năm 1922, lột tả cảnh một cô gái trẻ trung đang đứng trước trường học trong một chiếc váy trắng tại lễ tốt nghiệp. Nội cảnh đằng sau trong bức tranh này được vẽ vô cùng tỉ mẫn. Trong bóng tối đằng kia, những giảng viên đang ngồi trên những hàng ghế lắng nghe. Một quả cầu trên sân khấu phản chiếu một điểm sáng trên bề mặt sáng lóa. Có một chiếc đồng hồ treo tường, phía trên bên phải của của chiếc loa, ghi dấu thời gian.


BM


Mọi ánh mắt đổ dồn về cô thủ khoa. Cách bày trí các mảng sáng của Rockwell và bố cục tài tình của ông làm nổi bật cảnh này. Chắc chắn đây là những nét cọ của một thiên tài! Tuy rất tuyệt vời nhưng tuyệt tác này chưa bao giờ được xuất bản. Vì thế, rất ít người biết về nó, và kể cả nếu tác phẩm này có được treo trên một bức tường, chắc hẳn sẽ có rất ít người cho rằng nó được họa bởi Norman Rockwell. Trong tác phẩm này không hề có những nghịch lý, không có những yếu tố hài hước, và không hề có tính biếm họa. Mà đấy là cách mà một danh họa nắm bắt một khoảnh đẹp. Tác phẩm này phản ánh một Rockwell mà tôi muốn biết.


BM


“Liệu những tác phẩm khác của danh họa Rockwell được sáng tác trong cùng năm. Tác phẩm là tranh quảng cáo cho hãng Edison Mazda (sau này sẽ thành thương hiệu General Electric). Với tay nghề bậc thầy trong cách áp dụng phương pháp vẽ chiaroscuro (một thuật ngữ Tiếng Ý để diễn tả kỹ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối trong các tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là hội hoạ), Rockwell đã mô tả một cuộc trò chuyện giữa một cô gái trẻ và một phụ nữ lớn tuổi. Chiếc đèn trong tranh làm nổi bật hai nhân vật, như thể họ đang bàn bạc sau một sự kiện xã hội quan trọng kết thúc. Chính bố cục đã làm rõ cuộc hội thoại. Và một lần nữa, cách bày trí bố cục phản ánh biệt tài nghệ thuật của Rockwell, cũng như khả năng quan sát của ông.


Tác phẩm Hai đứa trẻ cầu nguyện – Two Children Praying vẫn giữ được những giá trị cốt lõi của Hoa Kỳ.


BM

Tác phẩm Hai đứa trẻ cầu nguyện – Two Children Praying vẫn giữ được những giá trị cốt lõi của Hoa Kỳ


Tác phẩm được họa ở nửa sau sự nghiệp của Rockwell, được dùng làm một bảng quảng cáo lớn (billboard) tại nhà hàng Longchamps Restaurant, quảng trường Union Square và New York. Bối cảnh đằng sau là một bầu trời đêm được chiếu sáng bởi một ngôi sao sáng. Ánh sáng soi chiếu trên gương mặt của một cậu bé và cô gái khi hai em cầu nguyện. 

 

Những tìm tòi cá nhân về cách sử dụng bút chì của Rockwell được sử dụng để vẽ nên tác phẩm này phản ánh một cuộc đời phụng sự hoàn toàn cho nghệ thuật. Những nét phác thảo của ông khiến chúng ta liên tưởng đến nét vẽ tài hoa của Leonardo da Vinci trong tác phẩm bữa ăn cuối cùng – The Last Supper. 


BM


Khi xét đến việc danh họa Leonardo da Vinci đã được đặt hàng để vẽ cảnh phòng ăn trong tu viện (nhằm làm rõ chi tiết kịch tính trong lần bán đứng chúa Jesus của Judas), được thực hiện trên chất liệu màu nước mới, người ta mới có thể hiểu được độ khó khi họa sĩ Rockwell thực hiện bức tranh sơn dầu và thổi vào đó sự kịch tính mà chỉ co skyx năng của những bậc thầy hội họa mới có thể làm được. 

Cả Da Vinci và Rockwell đều có khả năng nắm bắt những sắc thái trong tính cách nhân vật. Dù Rockwell sẽ tận dụng tất cả giới hạn trong trang bìa tạp chí, ông vẫn giữ được sự tinh tế.


BM


Trong bức tranh Norman Rockwell đến thăm một trường học đồng quê – Norman Rockwell Visits a Country School, được vẽ vào năm 1946, Rockwell mô tả một giáo viên yêu trẻ trong một trường học nhỏ (có lẽ một phòng học) đang đọc cho một nhóm học sinh chú tâm, tất cả đều chăm chú vào từng chữ mà người giáo viên này đọc ngoại trừ một em học sinh. Ở một bên lò sưởi, một cô học sinh nhỏ đang ngồi, gương mặt em ở đằng sau một quyển sách. Tác phẩm này có thể tự sự câu chuyện của riêng nó. Tại điểm này, tôi phải thừa nhận, phần nội thất được vẽ bởi Rockwell vô cùng lộng lẫy! Nếu ai đó muốn họa lại một trường học nơi đồng quê, bức tranh này chính là mực thước, nó tinh tế cho đến từng chi tiết nhỏ nhất. Ngay cả những tác phẩm của trẻ em được trên tường cũng mang theo nét thực tế đến đáng kinh ngạc. Norman Rockwell đã chứng kiến một nước Mỹ trong quá trình phát triển.


BM


Bộ sưu tập nghệ thuật của Rockwell chính là minh chứng lịch sử. Tác phẩm của ông trải dài qua các giai đoạn: Roaring ‘20s (Thập niên 1920 còn được biết đến như Roaring Twenties hay Thời đại nhạc Jazz ở Mỹ và Canada), Đại khủng hoảng (The Great Depression) và Đệ Nhất Thế Chiến (The Great War). Hãy đọc các tiêu đề của tạp chí Saturday Evening Post, và bạn sẽ phát hiện ra một nước Mỹ, nơi có những cây bút không ngại nói rõ về sự tà ác của chủ nghĩa cộng sản.


BM


Rockwell thường xuyên lãng mạn hóa một số tác phẩm của ông, nhưng ông vẫn ý thức được cuộc sống khó khăn của những người dân Hoa Kỳ.

 

Hãy nhìn vào danh sách những tác phẩm mang tên Bốn quyền tự do – The Four Freedoms, là những tác phẩm mà ông vẽ cho chính phủ theo đơn đặt hàng. 


BM


Những tác phẩm này dùng để miêu tả về Thông điệp liên bang năm 1941 của tổng thống Franklin D. Roosevelt. Tổng thống đã làm rõ 4 “quyền tự do cơ bản” trong bài phát biểu đó: tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do không bị áp bức, tự do thoát khỏi đói nghèo. 


Hai quyền tự do đầu tiên lấy từ Tu chính án 1 Hiến pháp Hoa Kỳ, nhắc lại các quyền tự do căn bản đối với những người sống dưới sự quản lý của một chính phủ với quyền hạn được hạn chế để tự do thuộc về người dân. Trong tác phẩm Quyền tự do ngôn luận – Freedom of speech, một người đàn ông trong một chiếc áo jacket (dành cho công nhân) sờn rách đứng dậy để nói trong một cuộc gặp mặt của chính quyền địa phương. Hình ảnh này như một hồi chuông rền, cùng cộng hưởng với những ai đang đứng trước cuộc họp hội đồng trường, để lên tiếng bảo vệ quyền lợi chân chính của gia đình.


BM


Tác phẩm thứ hai, Quyền tự do tín ngưỡng – Freedom of Worship, cho thấy một bố cục chứa đựng rất nhiều gương mặt, những ánh nhìn thành kính. Điều này như ứng với tiền nhân, những người đến Hoa Kỳ để được tự do thực hành tín ngưỡng (Tin Lành). Nhưng trong tác phẩm này, các quyền tự do sẽ chuyển từ sự tự do thành hành động để có tự do “từ” một điều gì đó.

 

Tự do không bị áp bức và tự do thoát khỏi đói nghèo không nằm trong Hiến pháp. Cả hai nằm trong một tuyên bố về một thỏa thuận theo lý tưởng mới của cựu tổng thống Franklin D. Roosevelt. 

BM
Quyền tự do tín ngưỡng – Freedom of Worship

Hai quyền tự do này sẽ biểu hiện trong các hoạt động của Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Beltsville, nằm gần Hoa Thịnh Đốn, nơi mà những nhiệm vụ trọng yếu đã được thực hiện để phát triển nông nghiệp hiện đại phụ thuộc vào hóa học. Nằm bên cạnh Beltsville là Greenbelt và Maryland, ban đầu là một ví dụ về ý tưởng của Eleanor Roosevelt về một thành phố được lên kế hoạch tập trung, có ý định thay thế cho những suy thoái trong thời kỳ Đại Khủng Hoảng. Ở đây, chính phủ đề xuất rằng nó có thể loại bỏ sự áp bức và đói nghèo. Đó là một ý tưởng mới.

 

Tất cả những gì mà một người phải làm là “đồng tình với quy hoạch trung tâm.”


BM


Năm 1963, Rockwell rời khỏi tạp chí Saturday Evening Post, và bắt đầu làm việc cho Tạp chí Look Magazine. Ông được giao nhiều công việc mang tính sáng tạo hơn, và ông được thỏa chí theo đuổi niềm đam mê của mình về các quyền dân sự và tự do khám phá không gian. Ông qua đời khi đang sáng tác vào năm 1978 ở tuổi 84, để lại một tác phẩm dang dở trên giá vẽ của mình. 

 

 

 


Song Ngư


 BM


Những cây lá phong ‘nổ tung’ làm rung chuyển mùa đông Texas
Những con sói sẽ trở thành cừu
Người Mỹ đang bị bán đứng bởi những người bên trong chính phủ
Lý do tại sao không ai xem Olympic Bắc Kinh
Vùng tây nam Hoa Kỳ hạn hán tồi tệ nhất trong 1,200 năm
Nước Mỹ vẫn là ngọn hải đăng của tự do
Tại sao tĩnh mạch lại nổi rõ trên da?
Nga có thể nổ súng khai chiến sau TVH 2022
Huy chương vàng Olympic 2022 trị giá bao nhiêu?
Người ngoài hành tinh đang ở ngay bên cạnh chúng ta
Trung cộng đang trên đường trở thành ‘siêu cường mạng’ toàn cầu
Lịch sử của các phương pháp giảm đau từ gây tê đến gây mê toàn thân
Lịch sử máy đo điện tâm đồ (Electrocardiogram ECG)
Ông Biden đang hủy hoại nền kinh tế xanh
Clinton trả tiền để vu khống "thông đồng Nga - Trump"
Nuôi dạy con cái _ Ưu tiên tạo dựng niềm vui cho gia đình
SR-72 _ ‘Con trai của Hắc điểu’ trở thành nỗi ám ảnh của ĐCSTC?
Bí quyết duy trì cân nặng hợp lý
Thế vận hội ở Trung cộng là ‘một sân khấu chính trị lớn’
Những thành phố có mức lạm phát cao nhất ở Mỹ

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.