Pages

Friday, February 18, 2022

Thế vận hội ở Trung cộng là ‘một sân khấu chính trị lớn’

 BM

Một cảnh sát vũ trang đi qua vườn hoa cao 17 mét với chủ đề “Thế vận hội Mùa Đông tuyệt vời” tại Quảng trường Thiên An Môn hôm 15/01/2022 ở Bắc Kinh, Trung cộng.


Thế vận hội Bắc Kinh và đại dịch này sẽ khiến mọi người nhận ra rằng ‘chúng ta không thể bán linh hồn của mình’, vị huấn luyện viên này nói.

 

Người từng hai lần đoạt huy chương đồng Olympic và là huấn luyện viên hiện tại của đội tuyển môn trượt băng nằm ngửa nam Latvia, ông Martins Rubenis đã nhân cơ hội bày tỏ sự khinh thường của mình đối với chính quyền Trung cộng đăng cai Thế vận hội 2022 trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông Latvia vài giờ sau khi đội của ông thi đấu tại Thế vận hội Mùa Đông hôm Chủ nhật ngày 07/02.

 

Khi những người lính Trung cộng đứng ở bên phải của ông, trong một cuộc phỏng vấn với các đài truyền hình quốc gia của Latvia, Đài phát thanh và Truyền hình Latvia, ông Rubenis đã gọi Thế vận hội Bắc Kinh là một “sân khấu chính trị”.


BM


“Đây là một ‘màn kịch’ lớn, và đối với tôi, với tư cách là một vận động viên Olympic, trái tim tôi đau đớn khi chứng kiến điều này,” ông Rubenis nói với giới truyền thông Latvia.

 

Ông kể về việc đội của mình bật TV vào buổi tối nhưng lại thấy “Quảng trường Thiên An Môn trên một trong những kênh với hình ông Mao và các vòng tròn biểu tượng Olympic ở góc.” Khi lần đầu tiên họ đến và xuống phi cơ, họ đã gặp “những người mặc đồ bảo hộ màu trắng”, những người có thể đã được thông báo rằng các vận động viên quốc tế đang “mang đến một bệnh dịch khác.”


BM


“Cảm giác như chúng tôi bị đối xử như một bệnh dịch và họ phải giữ khoảng cách với chúng tôi,” ông nói. “Và rõ ràng là, khi chúng tôi đi qua, những hoa và cờ của ĐCSTC đang vẫy chào và chúng tôi đã được cho thấy một sân khấu chính trị lớn như vậy về chủ đề, ‘quý vị thấy mọi thứ ở đây tốt đẹp như thế nào rồi đấy.’”


BM

Vận động viên giành huy chương đồng người Latvia Martins Rubenis vui mừng trong buổi lễ trao huy chương tại Thế vận hội Mùa Đông 2006 ở Turin, Ý, ngày 13/02/2006, một ngày sau trận chung kết đơn môn trượt băng nằm ngửa.

 

Vị vận động viên đã trở thành huấn luyện viên này đã thi đấu trong tổng cộng 5 Thế vận hội Mùa Đông. Ông đã giành huy chương đồng Olympic trong cả nội dung đơn nam môn trượt tuyết nằm ngửa tại Thế vận hội Mùa Đông 2006 ở Turin – đây là huy chương Thế vận hội Mùa Đông đầu tiên của Latvia với tư cách là một quốc gia có chủ quyền sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ – và tiếp sức đội trượt băng nằm ngửa tại Thế vận hội Mùa Đông 2014 ở Sochi, với việc Bưu điện Latvia tôn vinh chiến thắng này bằng cách phát hành một con tem kỷ niệm của ông Rubenis và các đồng đội của ông.


BM


Ông đã giải nghệ với tư cách là một vận động viên sau Thế vận hội Mùa Đông 2014 và đảm nhận vai trò huấn luyện viên của đội và cũng trở thành một thành viên của Ủy ban Olympic Latvia. Nhưng với Thế vận hội Bắc Kinh 2022, ông nói, ông đã bị giằng xé về việc có nên tham dự hay không.

 

“Đến Thế vận hội này, tôi đến với những cảm xúc rất mâu thuẫn. Cho đến tận giây phút cuối cùng, tôi không biết liệu mình có thể đến đây hay không,” ông Rubenis nói với giới truyền thông.

 

Là một nhà vận động tích cực và có tiếng nói cho nhân quyền ở Trung cộng, ông Rubenis từng là đại sứ chính thức cho Lễ Rước Đuốc Nhân quyền Toàn cầu trước thềm Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Cuộc tiếp sức này là một nỗ lực trên toàn thế giới nhằm nâng cao nhận thức về hoàn cảnh của các nhóm bị Đảng Cộng sản Trung cộng (ĐCSTC) đàn áp ở Trung cộng và kêu gọi dời Thế vận hội năm 2008 ra khỏi Trung cộng hoặc tẩy chay. Kể từ đó, ông tiếp tục lên tiếng và bàng hoàng khi biết Trung cộng vẫn được trao quyền đăng cai Thế vận hội thứ hai, bất chấp hồ sơ nhân quyền tồi tệ của nước này.


BM

Vận động viên Olympic Martins Rubenis giành Huy chương đồng (bên trái), Đại sứ chính thức của Lễ Rước đuốc Nhân quyền Toàn cầu, và ông David Kilgour, cựu Ngoại trưởng Canada (Á Châu-Thái Bình Dương) tại một cuộc họp báo trước khi khai mạc Lễ rước đuốc Nhân quyền ở Athens vào ngày 09/08/2007.

 

“Hiểu rõ thái độ của mình đối với các vấn đề nhân quyền ở Trung cộng, đối với tôi, với tư cách là một vận động viên Olympic, việc này là hoàn toàn không thể chấp nhận được khi tôi nghe về quyết định của Ủy ban Olympic quốc tế về việc tổ chức Thế vận hội lần thứ hai tại đây,” ông nói. “Và nếu tôi vẫn là một vận động viên, có lẽ tôi đã không đến đây. Nhưng tôi đến đây để hỗ trợ đội tuyển này.”

 

Việc ông Rubenis không muốn tham dự không chỉ dựa trên việc ông không muốn ủng hộ Thế vận hội do ĐCSTC tổ chức; mà những tuyên bố công khai trước đây của ông có nghĩa là dù thế nào thì ĐCSTC rất có thể sẽ không cấp thị thực nhập cảnh cho ông.


BM


“Tôi đã có cảm giác này ngay từ đầu, tôi đã nghĩ rằng sẽ có 90% khả năng là tôi sẽ không được cấp thị thực và không được phép nhập cảnh vào đất nước này,” ông nói. “Nhưng tôi nghĩ rằng họ đã thực hiện một cử chỉ chính trị – rằng việc để tôi vào thì mọi việc sẽ ‘yên lặng’ hơn là để tôi ở lại Latvia.

 

“Nếu vậy, sẽ có rất nhiều sự chú ý của giới truyền thông, và không chỉ là sự chú ý của giới truyền thông Latvia. Sẽ có rất nhiều câu hỏi tại sao, vì vậy họ có thể nghĩ rằng sẽ an toàn hơn nếu để tôi vào và đi đúng nước cờ của họ theo cách này cho đến khi Thế vận hội diễn ra.”

 

Ông Rubenis nói với giới truyền thông Latvia rằng sẽ là một cảm giác hoàn toàn khác khi được tham dự Thế vận hội ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.


BM


“Rất nhiều vận động viên đã nói về điều này ở đây và rất nhiều huấn luyện viên đã nói về điều này,” ông nói. “Những người từng sống ở thế giới phương Tây không hiểu làm thế nào mà người ta có thể làm những việc như vậy — như những con rối. Và quả thật, thật tốt khi cả thế giới có cơ hội được chứng kiến những việc này — chứng kiến mọi thứ như chúng vốn có.”

 

Ông Rubenis nói rằng ông hiểu rằng hầu hết người dân Trung cộng đã lớn lên dưới sự lãnh đạo của ĐCSTC từ thời thơ ấu, và vì vậy ông cảm thấy xót thương họ, “bởi vì từ khi còn nhỏ, từ năm 4 tuổi, khi họ vào trường mẫu giáo, họ đã bị tẩy não rất nhiều,” ông giải thích. “Sự tẩy não này được nhìn thấy và cảm nhận ở từng bước, và đó là lý do tại sao họ sợ bất cứ điều gì mà họ chưa xin phép.”

 

Trong khi “hoàn toàn không sợ hãi” khi nói ra quan điểm của mình trong lúc vẫn còn ở Bắc Kinh và với các quan chức ĐCSTC ngay bên cạnh mình, ông Rubenis nói với các đài truyền hình Latvia rằng, “Tuy nhiên, tội ác lớn nhất mà ĐCSTC đang làm là nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức.”


BM

Tái hiện cảnh thu hoạch nội tạng học viên Pháp Luân Công tại Trung cộng, trong một buổi diễn hành tại Ottawa, Canada, 2008.

 

Kể từ năm 2006, các trường hợp sát hại để thu hoạch nội tạng được nhà nước hậu thuẫn ở Trung cộng đã liên tục được các học viên Pháp Luân Công (Pháp Luân Đại Pháp) báo cáo, những người này là đối tượng của cuộc đàn áp đang diễn ra của ĐCSTC kể từ năm 1999 khi lãnh đạo đảng Giang Trạch Dân đã phát động một chiến dịch xóa sổ trên toàn quốc trong nỗ lực nhằm dập tắt môn tu luyện ôn hòa này. Là một môn thiền định và tu luyện bản thân, các bài giảng của Pháp Luân Công dựa trên các nguyên lý cốt lõi về chân, thiện, và nhẫn.

 

Hồi năm 2019, Tòa án Trung cộng có trụ sở tại Luân Đôn đã đưa ra phán quyết cuối cùng về các tuyên bố cướp nội tạng sau khi tiến hành các phiên điều trần với hơn 50 nhân chứng, điều tra viên và chuyên gia, kết luận rằng “tội ác chống lại loài người đối với Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ đã được chứng minh không còn gì để nghi ngờ nữa,” và rằng vấn nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức đã và đang diễn ra trên một “quy mô đáng kể.”


BM
  

“Đó là sự thật và điều này vẫn đang diễn ra,” ông Rubenis nói với giới truyền thông Latvia.

 

“Điều này vẫn đang xảy ra ngay cả ngày hôm nay.”

 

Nói về sự hung hăng của ĐCSTC đối với Đài Loan, Hồng Kông và toàn thế giới, ông nói rằng mặc dù tất cả những điều này có vẻ “hơi buồn cười” đối với những người văn minh, nhưng người ta không thể bỏ qua rằng “tiền làm nên công việc của nó.” “Và có rất nhiều kẻ tham lam sẵn sàng bán linh hồn mình,” ông nói thêm.

 

Ông Rubenis nhấn mạnh rằng những điều đang xảy ra trên thế giới hiện nay đang thôi thúc bất kỳ ai coi trọng tự do và nhân quyền.


BM

“Tôi nghĩ rằng bây giờ là một thời điểm rất đặc biệt, và vấn đề không phải là chính phủ của chúng ta sẽ làm gì hay những người đưa ra quyết định sẽ làm gì,” ông nói với giới truyền thông. “Tôi tin rằng đây là thời điểm mà mỗi chúng ta phải nhìn sâu vào bản thân mình và tự biết liệu điều này có thể chấp nhận được đối với chúng ta hay không, liệu chúng ta có muốn sống trong một thế giới như vậy hay chúng ta đang gạt chuyện này sang một bên hay không và bước đi trên một con đường nhân đức.”

 

“Tôi tin rằng kỳ Thế vận hội này, và toàn bộ tình hình này trên thế giới với sự bùng nổ đại dịch COVID, sẽ giúp chúng ta mở mang tầm mắt một chút về sự thật rằng chúng ta không thể bán linh hồn của mình.”


BM


Cô Peta Evans là một nhà văn sống ở Melbourne, Úc. Cô kể những câu chuyện đầy cảm hứng về con người, cuộc sống và truyền thống.

 

 

 

Peta Evans  _  Nguyễn Lê

***

Không hiểu sao Bắc Kinh lại đủ điều kiện tổ chức Olympic

  BM

Thế vận hội Mùa Đông đang cấp cho Trung cộng cơ hội ‘tẩy trắng’ tai tiếng của mình bằng thể thao.


baomai.blogspot.com

Những thành phố có mức lạm phát cao nhất ở Mỹ
Không còn tin nhau thì đi cầu cúng
Mạng lưới buôn bán phụ nữ ở nông thôn Trung cộng do đâu mà thành?
Giáo dục trẻ vị thành niên
Cao huyết áp ảnh hưởng đến chức năng não bộ
Cao huyết áp _ kẻ giết người thầm lặng
Niềm vui của sự buông bỏ
Buông bỏ tiếc nuối
Vì sao Mỹ Latinh thiếu nước trầm trọng
Trung cộng bị chỉ trích “dùng thủ đoạn” để giành huy chương
Niềm tin vào nước Mỹ
Hoài niệm về những quý ông và quý bà của trường học cũ
Hoa Kỳ giành HCV Olympic môn trượt ván tuyết địa hình
Đường lối ngoại giao của Biden gây nguy hiểm cho Hoa Kỳ và Thế Giới
Công viên _ Vàng _ Dầu mỏ & Nạn Hoa Kiều
Công viên Yosemite Hoa Kỳ với lịch sử đầy trắc trở
Ảnh phác họa về nhật thực giống hệt ảnh chụp sự kiện hôm sau
Chống lão hóa bằng 5 loại thực phẩm lên men truyền thống
Táo bón _ Nguyên nhân và cách điều trị
Người con gái Mỹ mang tâm hồn Việt Nam

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.