Pages

Saturday, July 20, 2024

Sai lầm trong cuộc Đời

 BM

Các bộ phim như “Quo Vis” (Thầy Đi Đâu Vậy?), “Spartacus,”  “Gliator” (Võ Sĩ Giác Đấu) thu hút được lượng khán giả đông đảo. Trong vài năm trở lại đây, nhiều nhà bình luận và học giả đã so sánh tình trạng hỗn loạn về văn hóa và chính trị ở Hoa Kỳ với các sự kiện diễn ra ngay trước khi Đế chế La Mã sụp đổ. Gần đây, có một trào lưu lan truyền trên mạng xã hội, trong đó phụ nữ hỏi đàn ông rằng họ có thường nghĩ về Đế chế La Mã không. Nhiều người rất kinh ngạc khi hầu hết đàn ông trả lời rằng, “Mỗi ngày” hoặc “Vài lần một tuần.”


Do đó, cũng dễ hiểu khi “Six Mistakes of Man” (Sáu Sai Lầm của Con Người) thường được gán cho triết gia Cicero, lại được độc giả trực tuyến ưa chuộng đến vậy.


BM

Chỉ có điều, triết gia Cicero không phải là người viết ra danh sách này.


Người tạo nên danh sách này là ông Bernard Meor. Ông viết và đưa “Bảy Sai Lầm của Cuộc Đời” vào một chương trong cuốn sách hướng dẫn tự lực “Secrets of Personal Culture and Business Power” (Bí Mật Văn Hóa Cá Nhân và Sức Mạnh Kinh Doanh), xuất bản năm 1914. Theo thời gian, tác giả Meor bị lu mờ bởi triết gia Cicero, trong đó sai lầm thứ bảy của ông Meor “Thất bại trong việc hình thành thói quen tiết kiệm tiền” đã biến mất khỏi danh sách, có lẽ bị cắt bỏ vì không phù hợp với tư tưởng của triết gia Cicero. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng các phương châm của ông Meor giống hệt như nhiều nguyên tắc của nhà hùng biện vĩ đại người La Mã Cicero.


BM

Liệu có quan trọng không nếu một doanh nhân người Mỹ ít tên tuổi đã viết nên “Sáu Sai Lầm của Con Người,” thay vì triết gia Marcus Tullius Cicero lỗi lạc điều vốn thu hút rất nhiều sự quan tâm trực tuyến? Câu hỏi này tôi xin nhường lại cho bạn đọc.


Tuy nhiên, rõ ràng là danh sách này đã nhận được sự tán đồng từ mọi người và đáng để xem xét. Dưới đây là những gì tác giả Meor cho là “những sai lầm làm gián đoạn sự tiến bộ của chúng ta và cản trở nghiêm trọng sự phát triển của tất cả nam giới và nữ giới.”


Hoang tưởng rằng sự thăng tiến cá nhân có thể đạt được bằng việc hạ bệ người khác


BM

Khi tôi đề cập vấn đề này với một người bạn đang làm việc cho một công ty lớn, cô đã dẫn chứng về những vị đồng nghiệp thường xuyên công kích người khác khi họ tranh giành phần thưởng và sự công nhận. Chúng ta cũng thấy bộ máy tương tự này vận hành trong lĩnh vực chính trị, nơi các chính trị gia thốt ra những lời công kích cá nhân và hả hê trước những sai lầm của đối thủ, tất cả đều nhằm lấy lòng cử tri.


“Chừng nào tầm nhìn của một người còn bị ảo tưởng này lu mờ,” tác giả Meor nhận định, “thì họ chắc chắn không thể làm được việc gì mang tính xây dựng để cải thiện bản thân cũng như cải thiện người khác.”


Khuynh hướng lo lắng về những việc không thể thay đổi


BM

Trong cuốn sách “85% of What You Worry About Never Happens” (85% Điều Bạn Lo Lắng Sẽ Không Bao Giờ Xảy Ra), tiến sỹ Charles Black đã trích dẫn một nghiên cứu của Đại học Cornell chứng minh cho kết luận này. Không chỉ vậy, các nhà nghiên cứu còn phát hiện rằng chúng ta có thể giải quyết thêm được 12% vấn đề của mình. Hóa ra, chỉ có 3% nỗi lo lắng của chúng ta là thực sự có cơ sở thực tế.


Ông Bernard Meor quan tâm nhiều hơn đến những điều tiếc nuối mà chúng ta thường ôm giữ. “Rất nhiều đàn ông và phụ nữ đã phá hủy tất cả hạnh phúc và mọi khả năng mà cuộc đời dành sẵn cho họ, vì lo lắng quá mức về những điều không bao giờ có thể thay đổi được.”


Cả ông Meor và triết gia Cicero đều đồng ý rằng nỗi lo lắng này thường gây hại nhiều hơn so với những gì khiến chúng ta thực sự lo sợ.


Khẳng định điều gì đó là bất khả thi chỉ vì bản thân không thể làm được


BM

Bạn muốn giảm cân? Tăng điểm trong kỳ thi tuyển sinh đại học? Được thăng chức? Nếu bạn khẳng định những mục tiêu này là không thể đạt được thì bạn vừa thốt ra một lời tiên tri ứng nghiệm lên chính mình rồi. Ông Meor viết, “Chiến dịch của kẻ thất bại thường gồm cả một đội quân bào chữa.”


Bí quyết ở đây là loại bỏ từ “không thể,” đặt ra mục tiêu và theo đuổi nó.


Cố ép buộc người khác tin vào những gì chúng ta tin


BM

Trong tất cả các luận điểm thuộc danh sách của ông Meor, quan điểm này liên quan trực tiếp nhất tới nền văn hóa thời nay. Ba năm sau ngày ông Meor xuất bản cuốn sách của mình, cuộc cách mạng Bolshevik đã nổ ra ở Nga, khơi mào cho một thế kỷ đẫm máu, thảm sát, đàn áp, và hỗn loạn, tất cả đều là hậu quả của các chế độ độc tài tìm cách ép buộc người dân tin vào một số hệ tư tưởng nhất định.


Ngày nay, Hoa Kỳ cũng là một chiến trường của các tín điều và triết lý cá nhân, một cuộc xung đột đã đang tàn phá nền văn hóa của chúng ta, lây nhiễm sang cả nền chính trị, và gây tổn hại cho nhiều gia đình. Tác giả Meor nhận xét, “Sai lầm khi cố gắng ép buộc người khác, hoặc một nhóm người, hay một dân tộc, tin theo những gì chúng ta tin, chính là nguyên nhân dẫn đến hầu hết các cuộc chiến tranh mà đã rải khắp thế giới này bằng những thi hài của cả đàn ông và phụ nữ, những đống đổ nát và hoang tàn, xuyên suốt hàng ngàn năm qua.”


Bỏ bê việc trau dồi và thanh lọc tâm trí vì không có thói quen đọc các tác phẩm văn học hay


BM

“Văn học hay,” ông Meor nhấn mạnh, “đối với tâm trí giống như một cơn mưa tưới mát đất đai. Nếu thiếu sự nuôi dưỡng của những cuốn sách hay, tâm trí sẽ mãi dừng lại ở giai đoạn đầy bụi gai và cỏ dại.”


Quan điểm này phù hợp với thời nay hơn là thời điểm mà cuốn sách “Secrets of Personal Culture and Business Power” ra đời. Tác giả Meor đã viết cuốn sách này ngay trước khi các phương tiện truyền thông đại chúng như rio, truyền hình, Internet xuất hiện. Có lẽ vào năm 1914, người dân đọc sách để giải trí và mở mang đầu óc nhiều hơn so với người thời nay. Khi bỏ bê các tác phẩm văn học hay, tâm trí của chúng ta vẫn chỉ đang quanh quẩn giữa “những bụi gai và cỏ dại” của màn hình điện tử và điện thoại.


Từ chối gạt bỏ các sở thích nhỏ nhặt để hoàn thành những việc quan trọng


BM

Ông Meor viết, “Nếu chúng ta có thể loại bỏ cảm xúc cá nhân ra khỏi những vấn đề quan trọng cần được quyết định một cách khôn ngoan và sáng suốt … thì chúng ta có thể đạt được nhiều điều hơn nữa, tiến bộ nhanh hơn nhiều, và tránh được phần lớn những ghen tị và tranh chấp nhỏ nhen không may tồn tại giữa con người.”


Ở đây, ông Meor nhắc lại đức tính vô tư vô ngã mà phần lớn đã bị lãng quên, một đức tính rất được các Tổ phụ Hoa Kỳ coi trọng. Đó là khả năng gạt bỏ cảm xúc và quan điểm cá nhân để làm việc vì lợi ích chung. Ngày nay, sự nhỏ nhen và thù địch đang nhuốm màu lên mọi thứ, từ chính phủ liên bang hoạt động kém hiệu quả cho đến truyền thông xã hội. Hệ quả của “tính cách bất hạnh nhất này,” như ông Meor gọi, hiện diện ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta.


Thất bại trong việc hình thành thói quen tiết kiệm tiền


BM

Quốc hội Hoa Kỳ đã từ bỏ ý tưởng lập ngân sách và tuân thủ theo ngân sách. Nhiều người Mỹ hiện nay đang cố gắng dành dụm tiền, kể cả những người có thu nhập thấp, nhưng rồi họ nhận thấy mọi thứ ngày càng khó khăn trong bối cảnh lạm phát tăng cao.


Đây là một sai lầm mà những hậu quả thảm khốc của nó có thể nhìn thấy được.


Như vậy, ở đây chúng ta có, không chỉ “sáu sai lầm của con người” mà nhiều người lầm tưởng của triết gia Cicero, mà là bảy “sai lầm trong cuộc đời” của tác giả Meor.


Xét đến việc nhầm lẫn tác giả cũng như sự khác nhau về số lượng các sai lầm, tôi đề xướng thêm một sai lầm nghiêm trọng nữa mà chúng ta nên cố gắng tránh mắc phải: Tin và chấp nhận những thông tin bất thường thu thập được trên trực tuyến, hoặc do một công chức hay một chuyên gia cung cấp, mà không kiểm chứng.


Khi bước vào giai đoạn nước rút của các cuộc tranh cử chính trị năm 2024, chúng ta cần tìm cách phân biệt sự thật từ giả dối, những đồn thổi, và các thông tin sai lệch. “Tin tưởng nhưng phải kiểm chứng,” Tổng thống Ronald Reagan từng nói như vậy về các cuộc đàm phán vũ khí hạt nhân với Liên Xô. Đáng tiếc là, chúng ta cũng phải làm điều tương tự với những thông tin mà giới truyền thông, giới chính trị, và các chuyên gia đang cung cấp cho chúng ta.


BM

Tin tốt là các bậc cha mẹ và ông bà có thể tận dụng cơ hội này để dạy cho thanh thiếu niên cách kiểm tra kỹ tin tức và thông tin trực tuyến, giống như một số người đã làm với “Sáu Sai Lầm của Con Người” của triết gia Cicero. Những người còn lại trong chúng ta có thể rèn luyện thái độ hoài nghi lành mạnh, sẵn sàng tin những gì mình nghe và đọc, nhưng vẫn đòi hỏi phải có bằng chứng nếu điều đó dường như không đúng hoặc thái quá.


Đối với bất kỳ thử thách nào mà mùa hè và mùa thu năm 2024 có thể mang lại cho chúng ta, chúng ta có thể đón nhận thêm một số lời khuyên nữa của tác giả Bernard Meor: “Hãy nhớ rằng những hành động lớn lao, tầm nhìn và hiểu biết rộng rãi về cuộc sống và con người là kết quả của lòng dũng cảm, và lòng dũng cảm sinh ra từ chiếc nôi nghịch cảnh.”




Jeff Minick  _  Hữu Minh


http://baomai.blogspot.com/
Con rối Biden và chủ trương “Xã Nghĩa Hóa”
Nuôi dưỡng sự hài lòng trong cuộc sống
Điều gì khiến nền kinh tế Nhật Bản trở nên đặc biệt?
Bí quyết để trở thành người bạn đời tuyệt vời
Ngôn ngữ của các loài hoa
Hoạt động gián điệp sinh học và dược phẩm của ĐCS_TC tại Hoa Kỳ
Những điểm chính trong ngày cuối cùng của Hội nghị RNC 2024
Các cựu nhân viên mật vụ lên tiếng về vụ ám sát ông Trump
R.I.P: Nguyễn Phú Trọng CHXHCNVN
Mục sư dự đoán chính xác về vụ ám sát ông Donald Trump
Tại sao thực phẩm động vật lại tốt cho trí óc?
Chính phủ Pháp đã từ chức hôm 16/07/2024
Biden rút khỏi cuộc đua tổng thống?
Hướng về Ngày Thánh Mẫu 2024
Phép màu của Thiên Chúa bảo vệ Donald trump
Nền kinh tế hai việc làm của Mỹ
Không phải vì cuộc tranh luận hay chứng mất trí nhớ, Biden thua vì chính sách
Hùng Cao phát biểu tại Đại hội toàn quốc Đảng Cộng hòa năm 2024
6 người Việt bị sát hại ở Thái Lan

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.