Pages

Monday, November 18, 2013

Báo chí nước ngoài ở TQ: Ai cần ai?

image
New York Times đã điều tra về tài sản thân nhân ông Ôn Gia Bảo (giữa)
Nhà chức trách Trung Quốc đang tăng cường kiểm duyệt truyền thông nước ngoài tại đây.
Một năm kể từ khi các trang web của Bloomberg và New York Times bị chặn tại Trung Quốc vào năm ngoái, chính phủ nước này tiếp tục gây khó khăn cho các phóng viên quốc tế làm việc tại đây.

Phiên bản tiếng Trung của Wall Street Journal và Reuters đã không thể truy cập được từ ngày 15/11.
Trong năm 2012, New York Times tiết lộ người nhà ông Ôn Gia Bảo, khi đó ông còn là Thủ tướng, có tài sản lên tới 2.7 tỉ đôla nhờ việc ông ngồi ghế này.
Phiên bản tiếng Anh và tiếng Trung của báo này ngay lập tức bị chặn tại Hoa Lục sau khi bài báo này được đăng tải.

image
Nhà báo David Barboza của New York Times đã giành một Giải thưởng Pulitzer vì phóng sự chi tiết về bê bối gia đình thủ tướng Ôn.
Ông Ôn Gia Bảo đã bác bỏ thông tin này và thề sẽ thuê luật sư để chứng minh bài báo này là sai về dữ kiện.
image
Tuy nhiên người ta không thấy có tiến triển gì về việc New York Times bị kiện.

Không cấp visa

 image
Người dân tại Trung Quốc không đọc được trang web của một số báo nước ngoài.
Việc tương tự xảy ra với Bloomberg News vào cùng năm. Vào tháng Sáu 2012, các phóng viên của Bloomberg tại Trung Quốc đã điều tra tài sản của gia đình ông Tập Cận Bình, bao gồm 18% cổ phần gián tiếp trong một công ty đất hiếm có tài sản trị giá 1.73 tỉ đôla và nhiều khoản đầu tư trong công ty với tổng trị giá tài sản lên tới 376 triệu đôla.

Trang web của Bloomberg đã không truy cập được kể từ khi có bài báo đó. Sau đó doanh thu của Bloomberg sụt giảm mạnh vì chính phủ Trung Quốc ra lệnh cho các công ty không mua dịch vụ tin tức của hãng này nữa. Nhà chức trách Trung Quốc không cấp thêm visa báo chí mới cho phóng viên Bloomberg kể từ đó.

image
Hệ quả của sự trừng phạt này dường như dễ thấy, Vào đầu tháng 11, nhiều hãng tin tức, bao gồm cả Ban tiếng Trung của BBC, đưa tin rằng Bloomberg quyết định không chạy tin nói về liên kết kinh doanh giữa doanh nhân Vương Kiến Lâm và giới lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Bloomberg bác bỏ tin này, nhưng một nguồn ẩn danh nói với New York Times rằng Tổng Biên tập, Matthew Winkler, nói với các phóng viên của hãng tin này ở Hong Kong vào hôm 29/10 rằng nếu họ cứ đăng câu chuyện đó thì các phóng viên của họ sẽ bị đuổi khỏi Trung Quốc.
Làn sóng trấn áp mới xảy ra khi trang Reuters phiên bản tiếng Trung đăng lại một phóng sự điều tra của New York Times vào này 13 tháng 11.

image
Bài báo nói rằng con gái của ông Ôn Gia Bảo là Ôn Như Xuân đã dùng quan hệ của mình để tư vấn cho Morgan Stanley về các quyết định đầu tư trong giai đoạn từ năm 2006-2008. Bà Ôn nhận 1.8 triệu USD từ Morgan Stanley.

image

Động thái mới

Phiên bản tiếng Trung của Wall Street Journal cũng bị chặn vào cùng ngày, mặc dù không đăng tải về câu chuyện Morgan Stanley. Nhưng người ta cho rằng một bản dịch từ tiếng Anh của bài ra hôm 13/11/2013 gọi Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc là “cá nhân quyền lực nhất sau Đặng Tiểu Bình” là lý do mà trang này bị chặn, theo một số nhà phân tích.

Can thiệp vào truyền thông nước ngoài là việc thường thấy tại Trung Quốc. Trong quá khứ, chính phủ Trung Quốc đã chặn truyền thông nước ngoài vì lý do pháp l‎ý và tư tưởng. Chẳng hạn như trang tiếng Trung của BBC bị chặn tại Trung Quốc từ năm 1999. Nhà chức trách Trung Quốc cáo buộc trang web này “vi phạm luật Trung Quốc”.

image
Tuy nhiên các bước gần đây của Bắc Kinh cho thấy một động thái mới. Chính phủ Trung Quốc ngày càng quan ngại về các bài báo nói về quan hệ khăng khít giữa chính khách và doanh nhân. Ngoài việc chặn các trang web tin tức, chính phủ Trung Quốc cũng dằn mặt phóng viên nước ngoài bằng việc từ chối cấp visa và hạn chế không việc kinh doanh của họ tại nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu.

Điểm oái oăm là giới lãnh đạo mới lại tỏ ra quyết tâm giải quyết nạn tham nhũng tràn lan. Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhiều lần cảnh báo rằng tham nhũng có thể “làm tổn hại tới tính chính danh của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.”

Phép thử cho ông Tập

image
Trung Quốc đã chặn trang New York Times bản tiếng Trung
Trong một chừng mực, Trung Quốc có lợi từ việc truyền thông nước ngoài đưa tin về tham nhũng trong khoảng thời gian kinh tế bùng phát trong 30 năm qua. Nhiều khi giới lãnh đạo Trung Quốc cung cần điều họ gọi là “ngoại lực" để hỗ trợ họ đối phó với các nhóm đối lập.

Vào tháng Ba năm 2012, ông Ôn Gia Bảo đã tận dụng cơ hội trả lời câu hỏi từ một phóng viên của Reuters để công bố lập trường của Trung Quốc về Bạc Hy Lai, lúc đó là Bí thư Trùng Khánh. Ông Bạc sau đó bị tuyên án 18 tháng tù. Phiên xử ông Bạc được truyền thông quốc tế mô tả là “minh bạch”.
Đợt trấn áp mới nhất kéo dài bao lâu còn chưa rõ. Nhưng với thực tế rằng truyền thông nước ngoài ngày càng muốn đưa tin về Trung Quốc, cần phải có giải pháp để ngăn việc Bắc Kinh kiểm duyêt các tổ chức tin tức nước ngoài.

image
Trong kỷ nguyên Giang Trạch Dân hồi đầu thập niên 2000, chính phủ Hoa Kỳ đã thúc giục mạnh Bắc Kinh cải thiện nhân quyền và tự do báo chí. Trong năm 2001, ông Giang đã gặp các phóng viên của New York Times và rốt cùng trang web của báo này đã không bị chặn nữa tại Trung Quốc.

Trong kỳ Thế Vận Hội 2008, nhiều trang web, trong đó có trang tiếng Trung của BBC, được tạm thời ngưng bị chặn tại Trung Quốc. Lúc đó nhà chức trách Trung Quốc trấn an cộng đồng quốc tế rằng Bắc Kinh sẽ cho phép có môi trường tự do báo chí trong suốt Thế Vận Hội. Nhưng khi người ta bớt để mắt tới thì mọi chuyện lại trở lại như cũ.

image
Có lẽ sức ép từ bên ngoài có thể sẽ đưa tới một giải pháp mới. Nếu cộng đồng quốc tế tiếp tục tạo áp lực với Trung Quốc, nhà chức trách có thể sẽ giảm bớt lập trường cứng rắn. Rốt cùng Trung Quốc ngày càng quan tâm tới diện mạo của họ và điều họ gọi là “quyền lực mềm”, và nhà nước Trung Quốc đang đầu tư rất nhiều để thế giới bên ngoài có cái nhìn tích cực về Trung Quốc.

image
Cùng lúc này, ông Tập nên nhận ra rằng tham vọng “mở cửa Trung Quốc thêm” sẽ dần làm giảm bớt khác biệt về ‎ ý thức hệ giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới; Trung Quốc cũng nên thay đổi cách nhìn méo mó về truyền thông nước ngoài.

Trong khi đó, những bài báo tiết lộ về tham nhũng của các tổ chức truyền thông nước ngoài chuyên nghiệp và kỹ năng tốt cũng có thể giúp ông Tập trong nhiệm vụ chống tham nhũng ở trong nước của mình. Đó chính là phép thử cho nhà lãnh đạo mới đầy tham vọng này.




Vincent Ni


image

Nov 12, 2013
Ngược lại, ở Bắc Kinh, người ta hoạch định một cách hệ thống hàng loạt những cải cách có thể sẽ làm cho Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng một thập niên. Sự tương phản thật rõ nét vào lúc này ...

Oct 09, 2013
Du khách từ Trung Quốc đi mua sắm dọc Ðại lộ số 5 ở New York . Hồi đầu năm nay, Phó Thủ tướng Trung Quốc nói hình ảnh của Trung Quốc bị tổn hại vì điều mà ông gọi là 'cách cư xử thiếu văn minh của khách du lịch ...

Sep 26, 2013
Đó là cảnh báo về nhóm du khách Trung Quốc với nội dung:"Ngày mai, khách sạn chúng tôi sẽ đón một đoàn du khách Trung Quốc. Chúng tôi rất xin lỗi nếu những tiếng gọi nhau ầm ỹ của họ làm phiền tới các bạn.Các bạn ...

Oct 09, 2013
Buổi giới thiệu sách “Ông Lý Quang Diệu: Cái nhìn của bậc thầy về Trung Quốc, Hoa Kỳ và Thế giới” (Lee Kuan Yew: The Grand Master's Insights on China , The United State and the World), hôm 6/8/2013 tại Singapore .

Sep 16, 2013
Người phát ngôn của bảo tàng cho biết: “Nhân viên bảo tàng tìm thấy một chiếc vé giả do một hướng dẫn viên Trung Quốc xuất trình hôm 12/8. Chiếc vé này khi sờ có cảm giác khác lạ và chất lượng giấy in không tốt.

5 hours ago
Ngay cả với khoản trợ giúp đã tăng lên gấp nhiều lần, Trung Quốc vẫn đứng sau rất nhiều nước về mặt cứu trợ cho hơn 10 triệu người Philippines đang bị ảnh hưởng. Điều này gây ngạc nhiên khi Trung Quốc nay đã là nền ...

Jul 02, 2013
Trung Quốc vẫn nổi tiếng với các loại đĩa hình lậu và điện thoại giả iPhone, nhưng văn hóa 'hàng nhái' này cũng được mở rộng sang lĩnh vực kiến trúc – đôi khi họ làm giả cả một thành phố. Khi bạn bước vào Thames Town ...

Philippines đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nhân đ...
Không có Đảng đâu được như ngày hôm nay
Nghệ thuật bỏ đói
Lòng tốt của người lạ
Tôi thích Chợ Vườn
Liên hệ giữa ly hôn và luật di trú
Việt Nam cần chứng minh bằng hành động.
Quyền lực là gì?
Việt Nam vào Hội đồng nhân quyền để làm gì?
Kỳ quan Potala của người Tây Tạng
Bán cái bàn, bán luôn cả một kho tàng…
Một chuyến đi xa, một tấm lòng trắc ẩn.
Nhà sư trẻ chôn xác người tình trong sân chùa
Đừng bao giờ lấy gái Bắc làm vợ!
Vì sao phụ nữ VN muốn kiếm chồng ngoại
Rodeo thi nấu ăn ngon
Cầu cá vồ và ‘nhà vệ sinh 5 sao’
Thơ ca dân gian: Đừng tưởng
Lộng giả thành chân
Yêu Việt kiều, mốt của phụ nữ Việt
Số du học sinh Việt Nam tại Mỹ đứng đầu các nước Đ...
Nông dân Việt mãi mãi nhọc nhằn
Ông Bá Thanh sẽ chỉ 'gọt giũa' chút ít?
Dạ tiệc Giáng Sinh 2013
Những cách vượt tường lửa
Chuyện bình thường
Những thử thách sắp tới của Trung Quốc
Hình ảnh bão Haiyan tàn phá Philippines
Nỗi đau từ rượu
Thế nào được gọi là thuốc Generic?
Mỹ làm lễ đặt tên cho thế hệ tàu sân bay kế tiếp
Bão Haiyan tàn phá Philippines
Núi Lang Biang sạt lở, điềm suy tàn của chế độ
Truyền thông xã hội là sức mạnh của dân chống lại ...
Hiến pháp: của ai, do ai, vì ai?
Vì sao trẻ nhỏ VN chịu nhiều áp lực?
Chiếc bàn ủi con gà
Bộ lạc uống rượu thay nước
Rượu đang giết dần người dân Việt
Thắng làm vua, thua làm giặc
Việt Nam chuẩn bị ứng phó với siêu bão Haiyan
Ông Hoàng Duy Hùng thất cử ở Houston
Đất nước của chiêu lừa "4T"
'Cậu Thủy' và 'Cậu Hồ'

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.