Pages

Monday, November 18, 2013

Xả lũ giết dân_Hội An chìm trong lũ

image

Thủy điện xả lũ, dân không kịp trở tay

Mấy ngày qua mưa lớn cộng với việc hồ thủy điện miền Trung đồng loạt xả lũ khiến hàng trăm nghìn gia đình ở vùng hạ du ngập nặng. 22 người đã chết.

Tại Thừa Thiên - Huế, hai nhà máy thủy điện Bình Điền và Hương Điền trong những ngày qua đã không thể tích nước cắt lũ mà liên tục mở cửa xả. Chỉ trong đêm mùng 5, nước lũ tràn về vùng hạ lưu và sáng mùng 6 khắp thành phố Huế, các huyện Phú Vang, Quảng Điền mênh mông nước.


Ông Nguyễn Minh Phụng, trú tại khu quy hoạch Kiểm Huệ, thành phố Huế, cho biết chưa bao giờ phải chứng kiến một trận lụt nào bất ngờ như thế. Trời không mưa nhưng nước cứ ùn ùn kéo về. "Chấp nhận là vùng thượng nguồn có mưa nhưng thủy điện đóng vai trò cắt lũ thì lại xả làm nhiều vùng dân cư bị ngập nặng”, ông Phụng vừa lội bì bõm trong căn nhà ngập hơn một mét vừa nói.

image
Vùng hạ du tại Thừa Thiên – Huế ngập sâu trong hai đợt lũ.
Giải thích về việc này, ông Đinh Hữu Tấn, Phó tổng giám đốc Nhà máy thủy điện Bình Điền, cho biết hồ thủy điện đã cắt lũ trong đợt thứ nhất và thứ hai. "Đến ngày 5/11, lượng nước về hồ đã vượt tràn 3,3 m nên chúng tôi phải xả nhằm đảm bảo an toàn cho đập", ông Tấn nói và khẳng định việc xả lũ phía thủy điện đã tuân thủ theo sự điều hành của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh.

Ông Phan Thanh Hùng, Chánh văn phòng Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh, nhìn nhận do thủy điện là công trình đảm bảo đa mục tiêu nên luôn có những thuận lợi và khó khăn. "Hai đợt lũ trước các thủy điện đã tích nước cắt lũ. Lần này do mưa quá lớn nên họ thông báo xả lũ, chúng tôi cũng đã thông báo lên tivi cho người dân chủ động đối phó. Về lâu dài, chúng tôi sẽ tìm mọi cách điều tiết lũ tốt hơn”.

Tại Quảng Nam, Ban quản lý công trình thủy điện sông Tranh 2 đã cho xả lũ từ một tháng qua. Tuy nhiên đến ngày 7/11, họ đồng loạt mở 6 cửa xả với lưu lượng từ 3.500 đến 5.000 m3/s. Ông Đinh Văn Thu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định mưa lớn kèm theo xả lũ thủy điện với lưu lượng lớn đã gây thiệt hại nặng cho vùng hạ lưu. Hàng trăm nghìn hộ dân ở các huyện như Nông Sơn, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, TP Hội An... bị ngập.

image
Phờ phạc vì chỉ đạo chống lũ những ngày qua, ông Lê Ngọc Trung, Phó chủ tịch UBND huyện Nông Sơn khàn giọng: "Lũ tràn về nhanh quá khiến người dân trở tay không kịp. Lương thực, gia súc, gia cầm trôi nhiều vô kể".

Mỗi lần Ban quản lý thủy điện sông Tranh 2 xả lũ thì Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam fax văn bản thông báo trước 3-4 giờ. Theo ông Trung, nếu tính từ cửa xả của thủy điện sông Tranh 2 đến huyện Nông Sơn vài chục km thì khoảng thời gian thông báo như trên là quá ngắn, người dân không kịp đối phó.

image
Thủy điện sông Tranh 2 xả lũ với lưu lượng từ 3.500 đến 5.000 m3/s trong hai ngày qua đã gây thiệt hại nặng cho vùng hạ lưu Quảng Nam.
Tại Phú Yên, chính quyền địa phương và người dân đang bức xúc trước quy định về thời gian thông báo trước khi xả lũ của Ban quản lý thủy điện sông Ba Hạ. Tối qua, nhà máy này xả lũ với lưu lượng 1.400 m3/s, thuỷ điện Sông Hinh xả 200 m3/s. Hiện nhiều xã tại các huyện Tuy An, Đồng Xuân, Tây Hoà vẫn bị lũ cô lập, nhiều tuyến giao thông trọng yếu bị chia cắt.

Ông Lê Văn Trúc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho hay, khi phát hiện sự bất cập trong quy định thời gian thông báo xả lũ, tỉnh đã nhiều lần gửi văn bản kiến nghị, nhưng đến giờ vẫn chưa thấy điều chỉnh. Ông Trúc nhẩm tính, từ thủy điện sông Ba Hạ đến cửa sông Đà Rằng, TP Tuy Hòa hơn 60 km, nếu phải xả lũ mà thông báo trước 2 giờ thì người dân, chính quyền địa phương không kịp ứng phó.

image
Từ góc độ của chuyên gia thủy văn, bà Nguyễn Lan Châu, nguyên Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, cho biết trong quá trình xây dựng quy chế vận hành hồ thủy điện sông Ba Hạ, nhiều ý kiến đề nghị các nhà máy thủy điện phải báo trước tối thiểu 6 giờ trước khi xả lũ để người dân và các cấp chính quyền vùng hạ du triển khai các biện pháp ứng phó.

"Tuy nhiên, vì dự báo mưa và lũ tại khu vực miền Trung đang là một thách thức lớn đối với ngành khí tượng nước nhà nên cuối cùng đã quyết định các hồ thủy điện này chỉ thông báo trước khi xả lũ tối thiểu là hai giờ", bà Lan nói.



Trí Tín - Nguyễn Đông


Trách nhiệm khi ‘xả lũ giết dân’?

image
Thủy điện địa phương xả lũ, khiến người dân phải lên nóc nhà, theo báo VN
Người dân nghèo Việt Nam thật quá cam chịu! Dân tộc Việt Nam thật quá nhẫn nhục!
Cả rẻo đất hình chữ S đã quằn quại trong một thảm cảnh vô cảm đồng loại chưa từng có! Những vụ xả lũ thủy điện như một cách “giết sống” đến ba chục mạng người mà vẫn không một quan chức nào phải chịu trách nhiệm!

Những cái chết tang thương đã đột ngột trùm lên vùng lũ miền Trung vào giữa tháng 11/2013, trong mùa mưa to gió lớn cùng với trận dịch xả lũ của đồng loạt 15 hồ thủy điện.

Đáy trách nhiệm và đỉnh phẫn uất

image
Ở trên cao và trùm lên tất cả, trách nhiệm thuộc về bộ trưởng Vũ Huy Hoàng - người đứng đầu một bộ có tiếng nói quan trọng nhất trong vấn đề quy hoạch thủy điện, phê duyệt các dự án thủy điện.
Bất chấp những lời dẫn dụ đầy ngụy biện của giới quan chức chính phủ và bộ ngành, tất cả đều đã quá chậm. Bất chấp vài trăm dự án thủy điện cuối cùng cũng buộc phải gạt ra khỏi quy hoạch, hàng trăm dự án thủy điện còn lại đã quét đi hơn 50.000 hecta rừng, hàng ngàn hecta đất ở, đất trồng trọt của người dân… khiến dân chúng phải chuyển nhà, chuyển cửa, mất nghề… khốn đốn trong sinh hoạt. Nhiều người dân trắng tay và cũng trắng xóa lòng tin vào chế độ.

image
Đáy trách nhiệm quan chức luôn là đỉnh phẫn uất của nhân dân.
Vụ xả lũ của 15 hồ thủy điện lại nằm trong chuỗi “giết sống” người dân một cách có hệ thống trong mùa mưa bão. Vào giữa tháng 9/2013, đã có một chứng thực mang tính bất chấp với cú xả lũ thình lình vào vùng trũng lòng dân Đắc Lắc của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), khiến ít nhất 11 người mất tích.

Không thể gọi khác hơn, người dân vùng rốn lũ đã bị ép chặt vào một cái đáy không lối thoát.
“Dưới đáy” ở Việt Nam cũng là đêm không ngủ. Những nạn nhân chỉ trong phút chốc đã bị mất toàn bộ tài sản nhỏ nhoi và miếng ăn còn sót lại. Nhưng đã không một hành động nào được các “đày tớ” làm sáng tỏ cho những cái chết trong quá khứ để tránh thoát những cái chết vừa mới xảy ra.

Phú Yên với liên tiếp những cú xả lũ của Thủy điện sông Hinh và Thủy điện sông Ba Hạ những năm trước đã là một điển hình về sự vô lương tâm chưa hề có đáy. “Vô cảm” xem ra vẫn là từ ngữ nhẹ nhàng và lịch sự mà báo giới và dư luận dành để mô tả về quan chức thời nay.

Tội ác

image
Thủy điện Sông tranh (2) ở Quảng Nam xả lũ với lưu lượng hơn hai nghìn m3/giây
Tội ác đã đến từ cấp độ không chỉ vô cảm, mà còn hơn thế nhiều, rất nhiều. Người ta nên nhớ trong những năm 2007-2008, tập đoàn EVN đã làm nên một một kỷ lục ghê gớm về số lỗ do đầu tư trái ngành vào bất động sản, chứng khoán. Để vào năm 2013, một báo cáo của cơ quan chức năng mới cho biết số lỗ còn treo mà EVN bị nhấn chìm trong đó lên tới hơn 34.000 tỷ đồng, tương đương với hàng trăm ngàn ngôi nhà tình nghĩa.

EVN cũng đã hóa thân như một trong những tác nhân ghê gớm nhất trút lỗ lên đầu người dân, với các chiến dịch tăng giá điện được tiến hành không ngưng nghỉ, liên tiếp gây sức ép lên đời sống dân sinh cùng kích động lạm phát. Cơ quan chủ quản của tập đoàn này - Bộ Công thương - cũng rất thường bị dư luận nghi ngờ về không ít lần “đi đêm” cho những đợt tăng giá làm khốn đốn dân tình.
Giờ đây, sau tất cả những hậu quả không thể tha thứ, giới quan chức mới như nén cười để bàn thảo với nhau về cái được gọi là “cần có quy chế phối hợp trong việc xả lũ”.

Để sau hàng loạt vụ xả lũ như một cách giết sống người dân, vẫn không có bất kỳ một quan chức nào bị đưa ra truy tố và xét xử. Mọi việc vẫn treo nguyên vẹn ở đó, hệt như dòng lũ trắng luôn treo lơ lửng trên đầu người dân vùng rốn lũ.

image
Với nhiều người dân và cả những công chức vẫn thê thiết trong thói quen cam chịu, âu đó cũng là bi kịch của một đất nước quá kém dân chủ. Dân chủ càng tụt hậu, đạo đức càng lụn bại thì càng khó có chuyện chịu trách nhiệm hành chính về những hậu quả đã quá đủ để kết tội hình sự.
Nhưng ở Việt Nam, vẫn chưa có một cuộc biểu thị phẫn uất đích đáng nào dành cho quá nhiều hậu quả khủng khiếp về kinh tế và dân sinh, và vẫn còn lâu mới có được “văn hóa từ chức”. Tất cả vẫn đang bị kìm nén bởi chính những đạo luật về quyền tự do lập hội và quyền tự do biểu tình mà có lẽ còn lâu mới được đẻ muộn bởi bà mẹ Hiến pháp.

Ở Việt Nam, người ta vẫn trầm uẩn lòng nhẫn nhịn không thể hiểu nổi và còn chưa hồi kết. Tâm thế trầm cảm trùm mền không thể diễn tả ấy lại vẫn lắng đọng nơi hoàng cung quốc hội, bên lề báo giới và trong vô số hiện tồn ngổn ngang vẫn ngày đêm hành hạ lương tâm của những người còn rơi rớt lương tâm.

image
Xót xa thực chất phải cộng hưởng với cùng khổ không lối thoát. Không thể nói khác hơn, tội ác của EVN và ngành thủy điện đang đẩy trách nhiệm của giới quan chức xuống một cái đáy chưa phải tận cùng, đồng thời thúc tình cảm phẫn nộ của các nạn nhân lên đến cận đỉnh điểm.
Không cần và không còn thời gian để bàn về “quy chế phối hợp xả lũ” nữa. Mưa lũ vẫn đang và vẫn sẽ tiếp diễn, ập xuống từ trên trời nhưng cũng sẽ dội lên từ lòng đất. Sẽ còn những cái chết, nhiều sinh mạng bị đánh cắp và đánh cướp.

Muộn còn hơn không, vụ xả lũ thủy điện ở các tỉnh miền Trung cần phải được người dân kiện ra tòa án, với trách nhiệm đầu tiên thuộc về những doanh nghiệp thủy điện, EVN và trách nhiệm điều hành của lãnh đạo Bộ Công thương.

image
Đã đến lúc xã hội dân sự cần lên tiếng ở Việt Nam. Một xã hội của người dân, trí thức và những người còn lương tâm trong Đảng.
Trách nhiệm ấy, không thể khác hơn là phải khởi tố vụ án xả lũ gây chết người, trong đó không thể loại trừ trách nhiệm của những quan chức cấp ủy viên trung ương đảng như ông Vũ Huy Hoàng.



Phạm Chí Dũng


Phố cổ Hội An chìm trong lũ, hàng ngàn du khách phải di tản


Ngày 16/11, phố cổ Hội An (Quảng Nam) có nơi ngập sâu đến 3 m khi mực nước sông Hoài vượt mức báo động 3. Hàng ngàn du khách phải sơ tán khỏi các vùng thấp trũng.

image
Phố cổ bên sông Hoài thơ mộng hôm nay chìm trong nước lũ. Dọc các tuyến đường Bạch Đằng, Trần Phú, Nguyễn Thái Học... có nơi ngập sâu đến 3m.

image
Chùa Cầu, biểu tượng của phố cổ Hội An mấp mé nước lũ. Lực lượng cứu hộ, cảnh sát túc trực để nhắc nhở người dân không chèo thuyền vào những nơi có dòng nước xoáy.

image
Người dân trong những ngôi nhà cổ phải di chuyển đồ đạc lên tầng hai lánh lũ. Theo người dân địa phương, tuy sống chung với lũ nhiều đời nay, nhưng lần này lũ lên quá nhanh, nhiều người phải chạy lũ trong đêm.

image
Hàng quán, điểm tham quan trong khu phố cổ phải đóng cửa vì nước lũ tràn vào.

image
Du khách thuê thuyền, ghe để di chuyển trong lũ. Trong khi nhiều người dân băng qua nước lũ bằng cách ở trần.

image
Hàng ngàn du khách thuê khách sạn ở vùng thấp trũng phải thuê thuyền lên khách sạn ở tuyến đường Nguyễn Huệ lánh tạm.

image
Trong khi đó, du khách này chọn cách lội nước lũ để di chuyển.

image
Nhiều tuyến phố ngập nước gần quá biển chỉ đường...

image
Nhiều gia đình phải sinh hoạt trên mái hiên tầng 2. Không ít nhà sống tạm trên mái nhà.

image
Vật dụng, đồ ăn được người nhà chèo ghe qua phố mua về và chuyển qua ô cửa thông gió.

image
Người già trong những ngôi nhà hư hỏng do những đợt bão trước tiếp tục được di tản đến nơi cao ráo chờ nước rút.

image
Nhiều trẻ em lại lấy làm thích thú, nô đùa trên những con đường ngập nước lũ.

image
Do số người quá đông, trong khi ghe có hạn nên nhiều tuyến đường "cửa ngõ" vào nơi ngập lụt sâu kẹt cứng người.


Nguyễn Đông


image


Tại sao gái mại dâm không dùng bao?
Theo dõi các chuyến bay trên thế giới
Mật vụ Mỹ thay đổi sau vụ ám sát Tổng thống Kenned...
Chó cắn chết chủ
Cố vấn An ninh Quốc gia trình bày ưu tiên của Mỹ ở...
Liên Danh Hợp Nhất
Trung Cộng: cường quốc trị giá 100 ngàn đô la
Tòa ra lệnh bắt giữ ông Giang Trạch Dân
Con gái cố Tổng thống Kennedy gặp Nhật hoàng Akihi...
Giáo dục VN: Đập bỏ và xây mới?
Thoát y để thiền
Video hướng dẫn download và setup Unikey
Thầy Năm Chén
18 món ăn khinh dị trên thế giới
Cờ bạc trên mạng tạo được thế đứng ở Mỹ
Ảnh người nghèo Việt Nam được giải nhất
Vì sao người Mỹ thần tượng JFK?
Xả lũ giết dân
Báo chí nước ngoài ở TQ: Ai cần ai?
Philippines đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nhân đ...
Không có Đảng đâu được như ngày hôm nay
Nghệ thuật bỏ đói
Lòng tốt của người lạ
Tôi thích Chợ Vườn
Liên hệ giữa ly hôn và luật di trú
Việt Nam cần chứng minh bằng hành động.
Quyền lực là gì?
Việt Nam vào Hội đồng nhân quyền để làm gì?
Kỳ quan Potala của người Tây Tạng
Bán cái bàn, bán luôn cả một kho tàng…
Một chuyến đi xa, một tấm lòng trắc ẩn.
Nhà sư trẻ chôn xác người tình trong sân chùa
Đừng bao giờ lấy gái Bắc làm vợ!
Vì sao phụ nữ VN muốn kiếm chồng ngoại
Rodeo thi nấu ăn ngon
Cầu cá vồ và ‘nhà vệ sinh 5 sao’
Thơ ca dân gian: Đừng tưởng
Lộng giả thành chân
Yêu Việt kiều, mốt của phụ nữ Việt
Số du học sinh Việt Nam tại Mỹ đứng đầu các nước Đ...
Nông dân Việt mãi mãi nhọc nhằn
Ông Bá Thanh sẽ chỉ 'gọt giũa' chút ít?
Dạ tiệc Giáng Sinh 2013
Những cách vượt tường lửa
Chuyện bình thường
Những thử thách sắp tới của Trung Quốc
Hình ảnh bão Haiyan tàn phá Philippines
Nỗi đau từ rượu
Thế nào được gọi là thuốc Generic?
Mỹ làm lễ đặt tên cho thế hệ tàu sân bay kế tiếp
Bão Haiyan tàn phá Philippines
Núi Lang Biang sạt lở, điềm suy tàn của chế độ
Truyền thông xã hội là sức mạnh của dân chống lại ...
Hiến pháp: của ai, do ai, vì ai?
Vì sao trẻ nhỏ VN chịu nhiều áp lực?
Chiếc bàn ủi con gà
Bộ lạc uống rượu thay nước
Rượu đang giết dần người dân Việt
Thắng làm vua, thua làm giặc
Việt Nam chuẩn bị ứng phó với siêu bão Haiyan
Ông Hoàng Duy Hùng thất cử ở Houston
Đất nước của chiêu lừa "4T"
'Cậu Thủy' và 'Cậu Hồ'

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.