Cô bé với tấm biển
"Tôi là người ăn trộm" gây xôn xao dư luận
(GDVN)
- Ngay sau khi xuất hiện trên mạng ngày 13/4, bức ảnh một nữ sinh bị trói trong
siêu thị và đeo bảng "Tôi là người ăn trộm” khiến cộng đồng mạng phẫn nộ.
Mấy
ngày nay, cộng đồng mạng vô cùng phẫn nộ trước bức ảnh một học sinh bị bắt trói
và đeo tấm biển với dòng chữ “Tôi là người ăn trộm” trong một siêu
thị ở Gia Lai.
"Với
con trẻ cần chia sẻ, giáo dục là chính"
"Cô
bé còn đeo khăn quàng đỏ khi đi học. Có thể gia đình đang khó khăn, cô bé không
kiềm chế được... Đối với con trẻ cần chia sẻ, giáo dục là chính. Người lớn đối
xử thể này thật bất nhân. Chứng tỏ những người lớn làm thế này là vô giáo dục,
vô văn hóa", độc giả Nhu Dinh Nhím bức xúc.
Độc
giả Bằng Lăng xúc động: "Tôi đã khóc, lòng đau quặn thắt và rất ân
hận tại sao mình không ở cạnh cô bé vào lúc đó, dù biết rằng suy nghĩ của mình
quá vô lí. Có thể cô bé không hiểu sự lấy đi một đồ vật nào đó trong siêu thị
cũng bị lộ. Nỗi đau lớn nhất là tại sao bao người qua lại mà vẫn mặc nhiên để
như vậy?".
"Hãy
cho cô bé sống"
Lên
án hành động độc ác này, nhà văn Nguyễn Quang Vinh chia sẻ: "Tôi không ngủ
được cả đêm vì bức ảnh này. Tôi mong các bạn hãy tìm cho ra địa chỉ siêu thị
này và hãy hỏi cho ra nhẽ, truy vấn bằng được những người chịu trách nhiệm đã
có hành vi hạ nhục cô bé này - dù cô bé đã ăn cắp, dù như thế thì không ai được
phép hạ nhục như vậy, trói hai tay cô bé vào lan can, và treo biển trên cổ, dọc
lối đi của những khách hàng vào ra. Đây là một hành vi đốn mạt. Phải lên án.
Chúng ta không cổ súy cho hành động xấu là ăn cắp và đã có luật pháp trừng trị,
nhưng chúng ta phải vạch mặt những kẻ hạ nhục cô bé, hãy cho cô bé
"sống", hối lỗi để "sống" chứ không phải cách như thế này.
Chắc các bạn cũng như tôi khi nhìn bức ảnh này, rất đau và căm phẫn".
Sự
thờ ơ, vô cảm và độc ác khiến độc giả Pham Doanh nhớ lại ở thời chiến:
"Thời chiến tranh tôi đã thấy một người đàn ông bẻ gãy tay một đứa bé ăn
cắp và hắn ta đã bị mọi người xúm lại sỉ vả, có người còn đòi đánh. Hắn ta co
rúm lại sợ hãi. Vậy mà bây giờ con người vô cảm quá, ác độc quá !".
Bên
cạnh đó cũng có những ý kiến bớt gay gắt hơn vì cho rằng hành động của nữ sinh
là khó tha thứ. "Trẻ mắc lỗi không phải do bố mẹ chúng không dạy mà trẻ em
bây giờ quá nhiều thói hư tật xấu. Nhiều gia đình bây giờ con chỉ học đến lớp
năm là không dạy nổi", độc giả Nguyễn Lê Hằng cảnh báo.
Bạn
Nguyệt Vũ bình luận: "Một xã hội ăn cắp có thể được hình thành từ những cô
bé như thế này. Khi mà luật pháp không trừng trị được những kẻ ăn cắp trong mọi
lĩnh vực thì phải sao đây. Ở đây chỉ là sự nhục hình nhưng những tiếp viên hàng
không chuyển đồ ăn cắp ở Nhật. Cô diễn viên truyền hình ăn cắp ở siêu thị nước
ngoài... là nhục quốc thể. Vẫn phải nói không với bọn trộm cắp thôi không thì
xã hội loạn mất".
Trước
đó, tờ Vietnamnet đưa tin: Cô Nguyễn Công Quỳnh Trang, giáo viên một trường
THCS ở huyện Chư Sê, Gia Lai xác nhận, nữ sinh trong bức ảnh là học trò lớp cô
chủ nhiệm. Sự việc trên xảy ra là lúc 13h ngày 10/4. Học sinh này (tên S.) và
một bạn học đi vào siêu thị V.Y ở thị trấn Chư Sê mua giấy kiểm tra. S. có vài
nghìn đồng để trong cặp nhưng cặp được gửi tại quầy nhân viên. Khi S. và bạn
đến khu vực mua giấy kiểm tra thì được biết giấy kiểm tra đã hết. S. thấy 2
quyển truyện mình yêu thích là “Trạng Quỳnh - Sư Bảo Mẫu” và “Trạng Quỳnh -
Ngọc Người” mỗi cuốn giá 10.000 đồng nên đã cầm lên với ý định sau khi ra quầy
lấy cặp sẽ trả tiền.
Khi
S. chuẩn bị đi xuống phía cầu thang siêu thị thì bị bảo vệ của siêu thị chạy
lại chặn và hô trộm. Tiếp đó, bảo vệ dùng băng keo trói 2 tay cô bé ở lan can
cầu thang rồi đi in một tấm biển có dòng chữ như trên và liên lạc với gia đình
em. Khi bác cô bé lên, siêu thị đã yêu cầu người thân nộp phạt 200.000 đồng,
sau đó mới thả cho bác của S. đưa em về nhà.
Cô Trang cho biết thêm, buổi chiều cùng ngày (10/4), S. do quá sợ hãi đã
không dám đến trường học tiết thể dục. Gia đình và cô Trang đi tìm cả buổi
chiều cũng không thấy em đâu. "Mọi người nghe nghĩ em lên bus bỏ đi cũng
đi tìm, nghĩ vào nhà bạn cũng đi tìm nhưng không thấy. May mắn là đến tối 10/4
em đã về nhà".
"Ăn
cắp giờ thành bình thường ở XH ta, từ quan chức trở xuống"
(GDVN)
- 'Xã hội có nhiều người ăn cắp. Từ quan chức trở xuống', GS Ngô Đức
Thịnh chia sẻ nhân trường hợp em bé bị trói trong siêu thị.
-
Dư luận đang xôn xao về trường hợp một học sinh lớp 7 bị nhân viên tại
một siêu thị ở Gia Lai trói tay lại và đeo vào người em biển hiệu
'Tôi là người ăn trộm'. Cảm giác của ông thế nào về cách hành xử
của nhân viên siêu thị này?
Tôi
nghĩ nếu cháu nó có làm thế thật thì người lớn cũng không nên làm
như vậy. Nhất là khi cô bé mới 13 tuổi. Với độ tuổi này lẽ ra chỉ
nên nhắc nhở cháu để có tính giáo dục thôi chứ không nên hành hạ
thế. Còn cái kiểu họ đã làm rất phản giáo dục và phản văn hóa.
Không ai chấp nhận được điều đó!
Điều
này sẽ làm tổn thương đứa trẻ trong khi sự việc không đến mức phải
như thế. Tôi nghĩ truyền thông cũng nên có tiếng nói về việc này.
Giáo sư Ngô Đức Thịnh
-
Nhiều người cho rằng gia đình cô bé nên khởi kiện nhân viên siêu thị
về hành động này, ông nghĩ sao?
Theo
tôi thì không nên pháp luật hóa chuyện này làm gì, nếu siêu thị đã
xin lỗi thì nên dừng ở đó thôi mặc dù hành động của nhân viên siêu
thị trên nhiều phương diện là không phải. Nó phản giáo dục, không ai
giáo dục kiểu như thế cả. Đấy là một hình thức hành xác, sỉ nhục
con người, không nên làm. Mà thật ra làm to chuyện cũng chẳng được gì
cả cuối cùng người thiệt thòi nhất vẫn là cháu bé.
-
Thời gian gần đây người Việt Nam liên tục trở thành 'tấm gương' xấu
về thói ăn cắp tại một số nước láng giềng như Nhật Bản, Trung
Quốc...Giờ thêm cách hành xử phản giáo dục và mang tính chất 'vạch
áo cho người xem lưng' thay cho cách 'đóng cửa bảo nhau' như trường hợp
của em bé tại siêu thị ở Gia Lai, ông đánh giá thế nào về con người
Việt Nam hiện nay?
Việc
đạo đức xuống cấp một cách tồi tệ như hiện nay thì không ai bác bỏ
được, nhưng vấn đề ở đây có nhiều căn nguyên. Tại sao con người Việt
Nam lại làm như vậy mà người nước khác lại không làm như vậy?. Điều
này phụ thuộc vào 2 yếu tố: Bản chất con người và do giáo dục của
từng con người.
Ví
dụ một câu chuyện về chính bản thân tôi như thế này: Có một lần tôi
sang Mỹ sống tại gia đình của 2 giáo sư ở thành phố Los Angeles . Tôi chỉ
nghỉ 1 đêm ở đấy thôi và sáng hôm sau sẽ cùng họ vào thành phố
khác. Buổi tối, tôi ngủ ở gần thư viện của họ, tôi thấy trong thư
viện có 1 cuốn sách rất hay mà tôi rất cần. Nói thật là đã có lúc
trong đầu tôi có nảy ra ý định, hay cứ lấy đi. Và cả đêm hôm đó tôi
đã phải đấu tranh với chính bản thân mình.
Nữ sinh bị trói và đeo biển
"Tôi là người ăn trộm" vì ăn cắp 2 cuốn truyện khiến dư luận đặt vấn
đề về đạo đức XH, hành xử giữa con người trong XH hiện nay.
Tôi
đã nghĩ đến trường hợp nhỡ họ phát hiện ra mất cuốn sách đó và
trường hợp có thể họ cũng sẽ không nhớ là có cuốn sách đó. Cuối
cùng, sau cuộc đấu tranh, dằn vặt tôi đã trả lại cuốn sách vào vị
trí của nó. Hôm sau khi ra sân bay ngồi uống cafe, tôi có nói chuyện
với họ rằng, hai ông bà có cuốn sách tôi rất là thích thì lúc đó
bà ấy bảo tại sao anh không lấy đi và bảo tôi để lại địa chỉ rồi
sẽ gửi lại sau.
Đó
là trải nghiệm của tôi nên thực ra là cái xấu ở trong mỗi con người
ai cũng có thôi. Bản chất con người ai cũng có cái thiện và cái
không thiện, vấn đề là họ đấu tranh với bản thân mình như thế nào.
Tuy nhiên ngoài 2 yếu tố trên thì có 1 vấn đề cũng rất quan trọng
tác động lên bản chất con người hiện nay. Đó là xã hội. Đây mới là
cái mà tôi muốn nói và đạo đức của con người hiện nay chính là một
cái lỗi của xã hội.
Nếu
hiểu định nghĩa trộm cắp là lấy cái không phải của mình bằng mọi
cách, tôi nghĩ xã hội Việt Nam bây giờ, nếu nói tất cả mọi người
thì sẽ bị cho là xúc phạm nhưng giờ xã hội có nhiều người ăn
cắp. Từ quan chức trở xuống.
Tham
nhũng là gì? Cũng là ăn cắp thôi, nguy hiểm nhất là nó quen với con
người rồi, ăn cắp đã trở thành điều bình thường trong xã hội của
chúng ta.
Đó
cũng là cách phân phối lại xã hội vì cùng sống với nhau mà một anh
giầu sụ, một anh nhà không có gì thì bây giờ xã hội phải tự tìm
cách phân phối lại bằng cách này hay cách khác thôi.
Cái
đạo đức xã hội kém tới mức mà tôi có lấy trộm, lấy cắp cũng không
sao. Rõ ràng tôi có lấy thì tôi mới có cuộc sống hơn anh, đây là một
vấn đề đáng nói.
Còn
chuyện trong mỗi con người phải tự đấu tranh để vượt qua cái xấu
nhưng nó cũng phải phụ thuộc vào xã hội. Trong một xã hội lành
mạnh thì cái thiện con người thắng được nhưng mà trong một xã hội
như chúng ta hiện nay thì cái thiện không thắng được. Bởi nhìn lên
cũng thấy kẻ ăn cắp, nhìn xuống cũng thấy kẻ ăn cắp, nhìn sang
trái, sang phải cũng toàn ăn cắp thì tại sao mình không ăn cắp?.
Tại
sao xã hội xưa người ta ngủ không phải đóng cửa nhưng bây giờ, ngôi
nhà của chúng ta có bao nhiêu chìa khóa mà vẫn mất cắp. Thế nên đây
là vấn đề xã hội, trong Hội nghị Nghị quyết trung Ương 5 sắp tới,
chúng tôi sẽ tiếp tục đưa vấn đề về đạo đức xã hội là vấn đề báo
động rất ghê gớm. Mà không chỉ có ăn cắp đâu còn việc nói dối và
sống hai mặt nữa.
-
Nhưng theo ông tại sao vấn đề đạo đức thường xuyên được đưa ra bàn
thảo nhưng cuối cùng vẫn chỉ là thảo luận mà chưa thể giúp con
người Việt Nam sống tốt hơn?
Đạo
đức là văn hóa nhưng không phải văn hóa quyết định đạo đức con người
mà cái xã hội này quyết định.
Vấn
đề đạo đức của con người là vấn đề xã hội, chính trị, kinh tế chứ
không phải là riêng vấn đề của văn hóa. Cho nên 100 hay 1000 cuộc thảo
luận của riêng văn hóa cũng thế thôi. Cho nên chuyện cháu bé bên trên
chỉ là chuyện nhỏ thôi nhưng lại là vấn đề rất lớn của xã hội của
chúng ta.
-
Vậy nếu xã hội Việt Nam không thể thay đổi thì theo dự tính của ông
con người Việt Nam sẽ như thế nào trong khoảng 10 năm nữa?
Nguy
hiểm lắm, nó phải thay đổi mà muốn đạo đức con người thay đổi thì
xã hội phải thay đổi. Có thể đến bây giờ tôi chưa nói dối, chưa ăn
cắp lần nào nhưng biết đâu mai tôi trở thành người ăn cắp thì sao tôi
không dám chắc chắn được nếu như cái xã hội này không lành mạnh hóa.
Xuất
hiện một chàng trai trẻ cầm biển "Tôi từng ăn cắp sách"
Tử
Dạ mong muốn mọi người hãy tha thứ cho lỗi lầm của trẻ nhỏ như anh đã được tha
thứ
Chàng
trai trẻ này đã đứng khá lâu với tấm biển "tôi đã từng ăn cắp" trên
tay trước khu vực nhà sách đang xây dựng (Quận 1). Rất nhiều người đi đường tò
mò dừng lại.
Bức
xúc cho cô bé bị trói vào lan can và đeo bảng “Tôi là người ăn trộm”
Qua
tiếp xúc, người thanh niên cho biết mình tên Tử Dạ, 26 tuổi, hiện là biên kịch
phim truyền hình. Khi hỏi về mục đích của hành động này, Tử Dạ chia sẻ: “Chắc
các bạn đã xem qua bài báo về bé gái bị cột chặt vào lan can, bị đeo tấm biển
“tôi là ăn trộm” khi “cầm nhầm” vài quyển sách tại một siêu thị nhỏ. Việc công
bố ảnh ra một cộng đồng không hề nhỏ hoàn toàn mang tính sỉ nhục chứ không phải
răn đe. Tôi đọc tin thời sự hàng ngày và hình ảnh cô bé ấy gợi tôi nhớ về thời
học sinh tôi cũng đã từng ăn cắp vài quyển sách, và bị bắt.”
Tử
Dạ nhấn mạnh rằng với tấm ảnh này, anh không cố tình gây sốc hay tạo sự chú ý.
“Tôi cũng không đủ vĩ đại để mong nó tác động đến cộng đồng. Tôi chỉ muốn cảm
ơn những người hơn 10 năm trước đây đã hành xử hết sức rộng lượng và nhân văn
đối với một tên trộm.”- Anh chia sẻ
Cảm
động “Nhật ký ăn cắp” kể về câu chuyện 10 năm trước.
Khi
được hỏi về câu chuyện ăn trộm đồ trong nhà sách ngày trước, Tử Dạ chia sẻ
những dòng nhật ký cá nhân chưa được công khai trên facebook như sau:
“Đầu
những năm 2000, nhà sách Nguyễn Huệ (quận 1, TP.HCM) thời bấy giờ là thiên
đường của học sinh ngoại thành chúng tôi. Chỉ cần mất 2.000 đồng xe buýt hoặc
tiết kiệm hơn là đạp xe gần 10 cây số, thêm 500 đồng phí qua phà rồi đi bộ 10
phút là đến một nơi đầy ắp sách truyện cùng những dụng cụ học tập đầy màu sắc.
Lúc
ấy tôi 13 tuổi, học rất giỏi và được giáo dục kĩ lưỡng trong một gia đình nề
nếp. Nhưng tôi nghèo, mẹ tôi vừa li hôn, một mình nuôi hai con nhỏ và phải gánh
nợ sau khi thua lỗ trong việc kinh doanh tại nhà. Lúc ấy mọi thứ còn rẻ, với
tôi 2.000 đồng mẹ cho để gửi xe và uống nước mỗi ngày là quá đủ, nhưng sách thì
lại rất đắt.
Bạn
bè tôi nhiều đứa kể rằng đã ăn cắp trót lọt ở nhà sách Nguyễn Huệ rồi khoe đầy
những sách truyện và bút màu khiến tôi thích mê. Một buổi chiều nọ, với 7.000
đồng cầm theo để đi lại, tôi đến đó và thó một vài thứ vào chiếc cặp học trò.
Hết sức hồn nhiên, tôi đã ăn cắp hai quyển “Truyện xứ Lang Biang” của Nguyễn
Nhật Ánh, nhà văn mà tôi yêu thích. Cộng với một hộp sao dạ quang, loại dán
trên trần nhà để phát sáng rất đẹp mắt. Tổng giá trị của chúng đến hơn 30.000
đồng, bằng một tháng tiền học thêm của tôi vào lúc ấy. Vốn là một đứa trẻ ở
ngoại ô nghèo, tôi không hề biết sự tồn tại của camera an ninh. Tất nhiên, tôi
bị tóm cổ ngay lối ra vào.
Người
đi đường khá tò mò trước hành động của anh chàng thanh niên này.
Khác
bé gái trong câu chuyện mới đây của chúng ta. Tôi không khăn quàng đỏ cũng
chẳng đồng phục học sinh. Tôi mặc loại áo phông màu mè và quần jean rách bươm
của tuổi nổi loạn. Bằng bản năng của kẻ bị bắt tội, tôi cãi chày cãi cối và
khăng khăng rằng mình đi cùng người thân, đang… tìm để trả tiền. Tôi không đáng
yêu như cô bé nọ và cũng không cố tỏ ra đáng yêu. Bây giờ nghĩ lại tôi rất cảm
ơn các chú bảo vệ tốt bụng đã không cột tôi lại và đeo lên tấm biển “tôi là
người ăn cắp”. Họ chỉ dọa sẽ giao cho công an và còn cười chọc quê khi tôi khóc
nấc đến mức không thở được vì sợ. Sau 30 phút khóc hết nước mắt nước mũi, tôi
được thả cùng nhiều lời răn đe và khuyên nhủ. Từ đó, không bao giờ tôi nghĩ lần
nữa đến việc lấy một thứ gì đó không phải của mình.
Tôi
đã lớn lên cùng sự ăn năn cùng quyết tâm chuộc lỗi. Tiếc rằng cô bé trong câu
chuyện của chúng ta, có thể sẽ lớn lên với sự nhục nhã và lòng thù hận.”
Mar
25, 2014
Kênh
Giới Trẻ - Một số người Việt ở nước ngoài có hành động xấu như trộm cắp, lấy
thức ăn quá nhiều rồi bỏ… khiến hình ảnh Việt Nam đang dần trở nên xấu xí. Một
số nước thậm chí đã trưng biển cảnh báo bằng tiếng Việt ...
Apr
16, 2014
Kênh
Giới Trẻ - Một số người Việt ở nước ngoài có hành động xấu như trộm cắp, lấy
thức ăn quá nhiều rồi bỏ… khiến hình ảnh Việt Nam đang dần trở nên xấu xí. Một
số nước thậm chí đã trưng biển cảnh báo bằng tiếng Việt ...
23
hours ago
Bình
thường thì tôi không quan tâm vì thực ra, chuyện người Việt ăn cắp đã có lâu
lắm rồi, chẳng có gì là mới lạ, con số phần trăm lúc đó cũng rất ư là khiêm
nhượng khi so sánh với các nước bạn “láng giềng”, lần này thì thú thật: ....
Cũng theo lời khai thì ĐXHợp, ngoài vụ vận chuyển 27 món hàng trộm cắp từ sân
bay Kansai về VN vào tháng 7-2008, Đặng Xuân Hợp từng vận chuyển khoảng 30 máy
video cassette kỹ thuật số và một số hàng hóa khác về VN bằng ...
Mar
27, 2014
Tiếp
viên Bích Ngọc, được cho là có ý định buôn lậu quần áo ăn cắp theo đặt hàng của
một phụ nữ Việt Nam
30 tuổi sống ở Nhật tên là Nguyễn Thị Ngọc Nga (người cầm đầu một nhóm trộm cắp
và buôn lậu) để buôn lậu ...
Apr
02, 2014
Kênh
Giới Trẻ - Một số người Việt ở nước ngoài có hành động xấu như trộm cắp, lấy
thức ăn quá nhiều rồi bỏ… khiến hình ảnh Việt Nam đang dần trở nên xấu xí. Một
số nước thậm chí đã trưng biển cảnh báo bằng tiếng Việt ...
Jun
22, 2013
Độc
giả có tên Hà Nguyễn, hiện đang sống ở nước ngoài cho biết, người Việt ở nước
ngoài ăn trộm, ăn cắp rất nhiều. Độc giả này kể: “Một điều đáng xấu hổ là người
Việt ở nước ngoài ăn trộm vặt rất nhiều. Và thái độ khinh ...
Mar
05, 2014
Cảnh
sát cho biết hàng trộm cắp bị phát hiện vẫn còn nguyên nhãn của siêu thị bày
bán và lập luận rằng nữ tiếp viên hẳn phải biết đây là hàng ăn cắp. Cảnh sát
cho biết quá trình khâu kiểm tra hải quan nặng về an ninh để ...
Mar
31, 2014
Nhiều
công ty không muốn hợp tác với người Việt vì đã có kinh nghiệm về chuyện bị ăn
cắp công nghệ, kỹ thuật, mà luật pháp tại Việt Nam chưa quy định chặt chẽ để bảo
vệ quyền sáng chế. Đặc biệt trong lĩnh vực viết phần mềm, không .... ( Kiều
trinh, xướng ngôn viên VTV , chuyên trách mục văn hoá , trong những chuyến ra
nước ngoài , đã bị bắt , vì tội trộm cắp , ít nhất là 2 lần , về nước , vẫn
tiếp tục phụ trách văn hoá ) Ngày xưa có chuyện Thuý Kiều Người đâu ...
Mar
25, 2014
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.