Pages

Thursday, August 7, 2014

Hai thủ lãnh Khmer Ðỏ lãnh án tù chung thân vì tội ác chống nhân loại

image
Soum Rithy (C), người đã bị mất cha và ba anh chị em dưới chế độ Khmer Đỏ, òa khóc sau khi nghe tòa tuyên án bị cáo Khieu Samphan và Noun Chea tại Phnom Penh, ngày 7/8/2014.
Hai thủ lãnh Khmer Đỏ già nua đã bị tuyên án tù chung thân vì tội ác chống nhân loại, 35 năm sau khi sự cai trị tàn ác của phong trào Cộng Sản này gây tử vong cho gần một phần tư dân số của Campuchia. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật của thông tín viên William Gallo của đài VOA.
Một tòa án do Liên hiệp quốc hậu thuẫn hôm nay đưa ra phán quyết cho rằng ông Khieu Samphan và ông Nuon Chea can tội sát nhân, bách hại chính trị và những hành vi vô nhân đạo khác.
"Bản tòa tuyên án tù chung thân cho bị cáo Nuon Chea. Bản tòa tuyên án tù chung thân cho bị cáo Khieu Sam Phan."

image
Cựu quốc trưởng Khieu Samphan và Nuon Chea (phải), người đứng đầu công tác tư tưởng của Khmer Đỏ, còn được gọi là Anh Hai, không bày tỏ cảm xúc nào trong lúc Chánh thẩm Nil Nonn tuyên đọc bản án.
Ông Khieu Sam Phan, 83 tuổi, cựu quốc trưởng, và ông Nuon Chea, 88 tuổi, từng đứng đầu công tác tư tưởng của Khmer Đỏ, không bày tỏ cảm xúc nào trong lúc Chánh thẩm Nil Nonn tuyên đọc bản án.

Hai nhân vật cao cấp nhất trong số các cựu thủ lãnh Khmer Đỏ còn sống này nhất mực nói rằng họ không biết gì về những tội ác đó hoặc không có quyền để ngăn chận.
Lập luận đó đã bị tòa án bác bỏ. Họ cho rằng ông Khieu Sam Phan, trong tư cách nguyên thủ quốc gia, biết rõ chính sách của Đảng Cộng Sản Campuchia. Họ cũng kết luận rằng ông Nuon Chea đã thực hiện quyền làm ra quyết định tối hậu trong đảng.
Các luật sư của hai bị cáo này cho biết họ sẽ kháng án. Nhưng các thẩm phán nói rằng hai bị cáo này sẽ tiếp tục bị giam cầm vì tính chất nghiêm trọng của các tội phạm.
Vụ án hiện nay chống lại hai cựu thủ lãnh này liên hệ tới việc xua đuổi hàng triệu người từ Phnom Penh tới các trại lao động ở thôn quê. Một giai đoạn hai của phiên xử, bắt đầu hồi tuần trước, tập trung vào những cáo trạng khác, trong đó có tội diệt chủng.
Sự cai trị của Khmer Đỏ, những người muốn xây dựng một quốc gia cộng cản không tưởng, từ năm 1975 đến năm 1979 đã làm cho khoảng 2 triệu người Campuchia thiệt mạng vì đói, làm việc quá độ và bị xử tử.

image
Hàng trăm người sống sót đã tụ tập tại tòa án ở Phnom Penh để nghe phán quyết. Nhiều người bật khóc khi bản án được tuyên.
Ông Sum Rithy, người từng bị Khmer Đỏ cầm tù ở tỉnh Siem Reap, cho biết cảm nghĩ như sau.
"Tôi cám ơn tòa án đã tuyên án tù chung thân cho hai cựu thủ lãnh Khmer Đỏ này. Tôi rất hài lòng với quyết định này vì tôi đã chịu nhiều đau khổ khi bị chế độ đó bỏ tù."
Ông Bou Meng, 73 tuổi, là một người sống sót tại trại tù Tuol Sleng khét tiếng ở Phnom Penh. Ông nói rằng các nạn nhân cũng cần được bồi thường.
"Tôi hoàn toàn tàn thành phán quyết của tòa án, nhưng tôi đề nghị tòa án ra lệnh bồi thường cho các nạn nhân dựa theo luật dân sự của Campuchia."

image
Hình các nạn nhân bị giết trong nhà tù S-21 của chế độ Khmer Đỏ, hiện nay là viện bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng ở Phnom Penh.
Ông Khieu Sam Phan và ông Nuon Chea là hai nhân vật lãnh đạo cấp cao nhất bị kết án bởi tòa án bắt đầu hoạt động vào năm 2006 và gặp phải nhiều vấn đề về ngân quỹ, tham ô và những vụ tai tiếng khác.

Một cựu thủ lãnh khác của Khmer Đỏ vốn là một bị cáo của vụ xét xử này, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ieng Sary, đã qua đời hồi năm ngoái ở tuổi 87. Vợ ông này, bà Ieng Thirith đã được tòa án ra lệnh phóng thích vì không đủ năng lực tâm thần để được xét xử.

Năm 2010, tòa án này đã tuyên án tù chung thân cho Kaing Guek Eav vì vai trò của y trong việc giết hại hơn 14.000 người trong lúc điều hành nhà tù Tuol Sleng ở Phnom Penh.


Thủ lãnh Khmer Đỏ Campuchia đã qua đời năm 1998.


Apr 08, 2014
Một bộ phim có tính đột phá của Campuchia miêu tả cuộc đời của một phụ nữ bị mất gần hết người thân 40 năm trước dưới nền cai trị diệt chủng của Khmer Đỏ đang được công chiếu ở Mỹ. image. Bộ phim gợi lên những .

Mar 20, 2013
1 – Ismail Enver, Thổ Nhĩ Kỳ, cầm quyền 1913-1918, chịu trách nhiệm về cái chết của 1,1 đến 2,5 triệu người; tội ác lớn nhất: diệt chủng người Armenia. image. 2 – Kim Nhật Thành, Bắc Triều Tiên, cầm quyền 1948-1994, ...

Oct 08, 2012
Một bộ phim có tính đột phá của Campuchia miêu tả cuộc đời của một phụ nữ bị mất gần hết người thân 40 năm trước dưới nền cai trị diệt chủng của Khmer Đỏ đang được công chiếu ở Mỹ. image. Bộ phim gợi lên những ...

Aug 28, 2013
Campuchia, cầm quyền 1975-1979, chịu trách nhiệm về cái chết của 1,7 – 2,4 triệu người; tội ác lớn nhất: diệt chủng ở Campuchia. 5 – Saddam Hussein. image. Iraq, cầm quyền 1969-2003, chịu trách nhiệm về cái chết của 2 ...

Mar 07, 2014
Ông nói một sự khác biệt nữa giữa cuộc diệt chủng Do thái là Hitler đã viết thành văn bản trong cuộc tàn sát của mình còn Staline không ghi văn kiện tài liệu kế họach của y, ông nói nay nhiều sử gia chấp nhận có nạn đói thì ...

Apr 19, 2013
Lại thêm 1 tội ác diệt chủng của CSBV vừa được phanh phui qua lời kể của 1 cán binh CS, Bài viết có nhiều từ ngữ VC khó nghe ,nhưng vì để giữ tính trung thực nên không được chỉnh sửa. Thời gian lặng lẽ trôi, tôi, một ...

May 25, 2011
Cải cách ruộng đất, một chiến dịch diệt chủng của người cộng sản cách đây hơn nữa thế kỷ mà khi nhắc lại tưởng chừng như mới hôm nào. Chắc chắn trong lòng người dân Việt, nhứt là người Việt ở miền Bắc đã phải gánh ...


image

Vì sao phải thoát Trung?
Lê Hoàng Trúc: Hồi Trống Tự Do
Lễ nhậm chức: Chuẩn tướng Lương Xuân Việt
Một Lễ rửa tội
Con đường phản động
Báo cáo vệ sinh của thành phố Hà Nội
Thực trạng Việt Nam: Vấn đề và Giải pháp
Tây Nguyên và sự phát triển của Việt Nam
Nhắc lại ngày máy bay Mỹ bắn phá
Hành khách đại tiện ngay trên ghế máy bay
Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và TC
Đã tìm thấy xác chị Huyền?
Virus Ebola: bệnh dịch nguy hiểm
Một tấm lòng vàng trên đường phố
Mùa hè đỏ lửa
Người bắn rớt máy bay của ông John Mc Cain
Những phận đời ly hương mưu sinh giữa Sài Gòn
Mùa thu cuộc tình
Ai thiệt nhất khi Nga bị trừng phạt?
Hoàng Hoa Thám: Hùm thiêng Yên Thế
Quyền được biết
Còn đi Mỹ làm gì ?
Vì sao tôi bỏ Facebook ?
Châu Âu và Mỹ cấm vận kinh doanh Nga bắt đầu từ 1-...
Việt Khang được DB HK đỡ đầu
Phản tỉnh nửa vời !!!
Trung Cộng muốn gì?
Người con gái Việt Nam da vàng: Phạm Thanh Nghiên
Xóa cờ CS vẽ trên tường tại Santa Ana
Khi VN loay hoay, Campuchia đã 'âm thầm' tiến
Thần dược của các "Lang Băm"
Tản mạn: cảnh sát Tây, cảnh sát Ta
LHQ: Tội ác ghê tởm của nạn buôn người phải chấm d...
Đôi gót chân Achilles của chủ quyền
Đảng viên không còn tha thiết CNXH
Phương Tây mở rộng chế tài với Nga
Bệnh bạch biến
Công an đòi điều tra Lm Phan Văn Lợi
Và tôi cúi đầu im lặng…
Chuyện Đông và Tây Đức sau khi thống nhất

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.