Pages

Tuesday, November 4, 2014

VN chi 20 triệu đô để tuyên truyền ra hải ngoại

image
Internet là phương tiện chuyển tải thông tin hiện đại
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt một dự án trị giá trên 411 tỷ đồng nhằm "cung cấp 24 kênh truyền hình, phát thanh phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài" trước năm 2020.
'Đề án cung ứng dịch vụ phát thanh, truyền hình qua mạng Internet phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2015-2020' có mục tiêu trong giai đoạn 2017-2020 sẽ có 24 kênh truyền hình-phát thanh trên nền tảng OTT (over-the-top, tức phát qua mạng internet) TV và mobile TV nhắm tới người Việt ở hải ngoại.

Trong giai đoạn 2015-2017, hệ thống dịch vụ này phải bảo đảm tối thiểu 10 kênh chương trình truyền hình và 4 kênh chương trình phát thanh.

Bộ thông tin Chính phủ Việt Nam nói mục tiêu của đề án cho tới năm 2020 là bảo đảm trung bình mỗi ngày có từ 0,6 đến 1 triệu lượt người truy cập hệ thống truyền hình-phát thanh mới này với khả năng phục vụ khoảng từ 150.000-200.000 người sử dụng dịch vụ đồng thời.

Về nội dung, các nhà làm chương trình được yêu cầu phải "cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác thông tin đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, phục vụ nhiệm vụ thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước; tiếp tục mở rộng vùng phục vụ phát thanh, truyền hình qua mạng internet... tại các địa bàn trọng điểm".

Địa bàn trọng điểm là các quốc gia có đông người Việt sinh sống, trong đó có châu Âu, Hoa Kỳ và một số nước khác.

Đề án yêu cầu "phải tăng cường chất lượng biên tập và biên tập lại các nội dung chương trình phát thanh, truyền hình theo hướng thông tin tuyên truyền về thành tựu của cộng cuộc đổi mới, về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; tăng cường thông tin về kinh tế đối ngoại, thu hút đầu tư nước ngoài, xúc tiến thương mại, du lịch, hội nhập quốc tế của Việt Nam..."

Đây là lần đầu tiên có dự án quy mô về phát thanh-truyền hình nhắm tới người Việt ở hải ngoại, và cũng là lần đầu tiên phương tiện TV và phát thanh qua Internet được sử dụng như kênh chuyển tải thông tin chính thức của chính phủ trong nước.


Chưa rõ trong thời kỳ thông tin cạnh tranh, với sự phát triển vũ bão của công nghệ và các mạng xã hội, mục tiêu tuyên truyền của trên 20 kênh phát thanh-truyền hình nói trên của nhà nước Việt Nam sẽ được thực hiện như thế nào.

image

Linh mục lấy vợ!
Khi cơ thể nối với mạng Internet
Chỉ có 6% khách quốc tế muốn trở lại Việt Nam
Harrison Forman: Hình ảnh Hà Nội 1940
Canada bỏ phiếu đóng cửa Viện Khổng Tử
Đứng kín cầu Sài Gòn xem bắt cướp!
Điếu Cày phát biểu về Lá Cờ
Tôi cưới Vợ
Xà phòng Cô Ba
Những bức tranh gây tranh cãi nhiều nhất trong lịc...
Vĩnh biệt nhà thơ Kiên Giang
Nhà văn…không là ai?
Nhìn vào nền Đệ Nhất Cộng Hòa ở VN
Thùng rác Mỹ và Nhân đạo ta
Chuyện lạ: Hải sản khô ruồi không dám đậu
Đỉnh cao quyền lực không còn tôn trọng
Nhiều trang web ở Việt Nam bị phạt tiền & giấy phé...
Bùa mê hay bùa ngải có thật hoặc không có thật?
Quân cờ mới, Obama phá vỡ thế trận của Putin?
Hồ bơi: Kỳ thị tôn giáo?
Từ chối bạn, chào đón kẻ thù
Khi người đàn bà bước vào nhà thờ
Viết cho ai?
Phim 'To Singapore, with Love' bị cấm chiếu ở Sing...
Tại sao từ chối Quyền im lặng?
Hà Nội trong Top 10 nạn móc túi
Những chất phụ gia đầu độc trong thực phẩm
Blogger Điếu Cày: Tôi sẽ kiện Việt Nam ra tòa quốc...
Mỹ đối phó chiến lược chống xâm nhập của Trung Cộn...
Cuộc chạy trốn khỏi Boko Haram
Hậu quả tai hại của Hội nghị Thành Đô
Ghiền Đường & Đường giả và đường ruột
Công an bôi nhọ TP.Hồ Chí Minh
Blogger Điếu Cày: Nhà tù Cà Mau như ‘trại súc vật’...
Đại Tướng Không Quân Lori Robinson
Ukraina : Goodbye Lênin và Đảng Cộng sản
Chim Tu Hú
Bài học nào cho phong trào Dân chủ
So sánh hai quá trình công nghệ hóa: Việt Nam và H...
Một lá thư trong chai lênh đênh trên biển

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.