Pages

Tuesday, December 9, 2014

Nghiên cứu về cái địt

http://baomai.blogspot.com/
Lời phi "ngựa" của nhà "dịch vật" Gia Cát Mỗ:

Một đề tài thông thường phổ biến trong dân gian theo lối truyền khẩu là CÁI ĐỊT mà nay lại được anh chàng Mỹ nào đó đưa vào văn tự.  Đọc xong thấy ngồ ngộ nên Gia Cát Mỗ liền bày trò dịch vật cho làng coi chơi.
"Au crépuscule de la vie" mà lại còn thức khuya làm việc thì sai lầm - nếu có - chẳng qua là chuyện "ắt có và đủ".  Mong được sửa sai và chỉ giáo.
Xin đa tạ !



Gia Cát Mỗ


*****


image
Cái địt là cái trời cho
Ai mà không địt ốm o gầy mòn
(ca dao)


Cái chi trong hũ bay ra
Đố ai bắt được cho ba chục đồng
(ca dao)


Cho dù bạn cố gắng để che giấu hay không, ai ai cũng phải địt.  Đó là chuyện mọi người đều làm. Chỉ là một hoạt động thường nhật như vậy - người trung bình đều địt từ 10 đến 20 lần mỗi ngày - mà có rất nhiều điều về cái địt bạn có thể chưa hề biết đến.
Là một phần của nghiên cứu khoa vi sinh - cộng đồng phong phú của vi khuẩn sống trong khắp cơ thể của bạn - các khoa học gia đã học được nhiều điều thú vị về các vi khuẩn tạo ra khí trong ruột của bạn. Sau đây là 9 điều quan trọng cần biết về chứng đầy hơi.

1. Mỗi ngày bạn sản xuất khoảng 500-1500 ml khí trong ruột, và tống nó ra trong 10-20 lần địt.

image
Theo bạn thì thống kê này nhiều hơn mình nghĩ, nhưng đó là con số chính xác trong các nghiên cứu có kiểm soát. Số lượng đáng ngạc nhiên thật nhưng là kết tinh của vi khuẩn sống trong ruột bạn khi chúng tiêu hóa hầu hết các thực phẩm bạn ăn, theo Purna Kashyap - chuyên gia nghiên cứu ruột và dạ dày của Mayo Clinic.

Ông ta nói: "Có rất nhiều hợp chất hữu cơ (carbohydrates) mà chúng ta tiêu thụ - tiềm ẩn trong rau quả, ngũ cốc, và các loại trái cây - mà cơ thể chúng ta không có hóa chất(enzyme) cần thiết để tiêu hóa". "Chúng ở trong ruột già, nơi vi khuẩn tách chúng ra và sử dụng qua quá trình lên men, tạo thành năng lượng.  Là một sản phẩm phụ, chúng sản xuấ ra hơi khí."

image
Phần lớn do các loại thực phẩm có chứa chất hữu cơ (carbs) phức tạp mà chúng ta không thể tiêu hóa hoàn toàn như hầu hết các loại đậu, các thứ rau, và bất cứ ngũ cốc nào còn nguyên hạt.  Trong ruột mọi người đều sản xuất vào khoảng từ 500 đến 1500 ml hơi địt hàng ngày - tương đương với một nửa chai nước ngọt hai lít mà ta thường thấy.

2. 99 phần trăm hơi địt của bạn không có mùi hôi.

image
Một trong những lý do mà nình chứa trong bụng nhiều hơi địt hơn mình tưởng vì chúng hầu như không nặng mùi. Ruột già tạo nên gần đến 99% hơi địt (Cộng thêm dưỡng khí ta nuốt vào - sẽ nói thêm phần dưới)

Các khí hơi này không có mùi nên ngay cả khi địt rồi chúng ta cũng không ngửi thấy. Nghiên cứu nhận thấy là khi 1% hơi địt có chứa lưu huỳnh như hydrogen sulfate thì mới nặng mùi thúi. 
Cuộc nghiên cứu này tự bản chất nó thiệt lạ lùng: cho hai người bình phẩm bằng cách ngửi hơi địt của 16 người tham gia thử nghiệm sau khi cho họ ăn đậu rồi địt trong quần nhựa giữ kín hơi.

image
Ghi chú: Các loại đậu đều chứa chất lưu huỳnh. Vi khuẩn cần tiêu thụ lưu huỳnh để sản xuất hơi địt có mùi. Tuy không phải là thực phẩm nào cũng có chất hữu cơ phức tạp nhưng rất nhiều thức ăn có chất này. Chủ yếu là các loại thực phẩm mà chúng ta thông thường biết sẽ gây hơi địt như đậu, hành tây, bông cải, cải bắp bé tí, sữa.

3. Nhai kẹo gum và uống nước ngọt (trong chai) làm cho bạn địt nhiều hơn.

image
Ngoài vi khuẩn gây ra phần lớn hơi địt là do từ không khí bạn nuốt vào. Thứ này chẳng có mùi vì chúng chỉ là thán khí và dưỡng khí thôi. Thế nên đưa vào hay cho ra cũng đều giống nhau.  Có khi đang ngủ bạn tình cờ nuốt không khí vào người.  Tuy nhiên khi dùng những thức uống có khí hơi (nước ngọt trong lon, chai) là chính bạn đang nạp hơi thêm cho mình. Cũng như khi nhai kẹo gum.

4. Địt là kết quả của hệ sinh thái phức tạp lành mạnh trong đường ruột của bạn.

image
Bacteria fragilis: một trong những vi khuẩn dính dấp đến tiến trình tạo hơi địt được nuôi trong dĩa petri.
Xã hội tân tiến có thành kiến xấu về cái địt. Một điều không may vì trong hầu hết mọi trường hợp đây chính là sản phẩm của một điều hay đẹp - hệ sinh thái rắc rối của các vi khuẩn sống trong ruột bạn. 


Ông Kashyap nói:
Đây là sinh thái phức tạp với đủ loại sinh vật cùng chung sống và nảy nở. Khi carbonhydrate phức tạp xuống đến đáy ruột già vài vi khuẩn sẽ làm chúng bể ra trước đã rồi vài thứ từ sản phẩm này sẽ nuôi các vi khuẩn khác. Cả cộng đoàn sẽ hưởng lợi chỉ từ một thứ carbonhydrate mà bạn ăn.
Thêm vào đó là bạn cũng sẽ hưởng lợi nữa. Các khoa học gia tuy vẫn chưa tìm ra manh mối vai trò của vi sinh trong tiêu hóa nhưng đã biết rằng các vi khuẩn gây ra hơi địt lại đồng thời cũng tạo ra chất bổ và các acids béo giúp bao bọc bên trong đường ruột già và có thể trợ lực cho các hệ miễn nhiễm của chúng ta.

5. Lý do giản dị tại sao mình chịu nổi mùi hôi chính cái địt của mình.

image
Như đoạn phim AsapScience cắt nghĩa, thí nghiệm xác định rằng chúng ta cho mùi địt của mình dễ chịu hơn của người.
Lý do: Theo thời gian chúng ta sẽ quen dần với các mùi. Thế nên ngay khi bước vào nhà người khác, ta sẽ nhận ra ngay cái mùi gì đó mà không ngửi thấy nơi chốn mình ở. Cũng vì chúng ta đã quen với cái mùi tập hợp đặc thù do các vi khuẩn trong chính thân mình tạo ra chẳng giống mùi của kẻ khác. Chính vì vậy mà hơi địt của mình không làm ta khó chịu tuy hơi địt đó trong khứu giác kẻ khác cũng không kém phần nặng mùi chút nào.


6. Vâng bạn có thể làm cái địt phát cháy.

image
Vì khí địt một phần là do các chất hơi dễ cháy như khí methane và khinh khí hợp thành nên có thể bắt cháy rất ngắn ngủi (bằng cách bật hộp quẹt vào đít ngay khi vừa cho hơi địt thoát ra). Chúng tôi không khuyến khích bạn làm điều này vì sẽ gây ra thương tích nhưng nếu muốn coi thì có rất nhiều thí dụ nơi đây.

7. Không, bạn không cách nào cầm giữ cái địt cho đến khi nó tan ra.

image
Điều này hiển nhiên nhưng vì lý do nào đó người ta lại ngạc nhiên về câu hỏi này.  Đôi khi vì lý do xã giao bạn cảm thấy cần phải cầm giữ cái địt lại (kẻo mang tiếng vô duyên) để rồi hình như nó tan biến đâu mất.
Tuy nhiên không cách nào làm như vầy được.  Nó có thể tan vì lẽ bạn không còn quan tâm đến nữa và để cho nó xì ra dần dần. Vật lý về cái địt rất rõ ràng minh bạch: Địt là cái túi hơi trong người mà tuyệt đối không thể thoát ra khỏi nơi nào được cả ngoài cái hậu môn của bạn mà thôi !


8. Thuốc Beano làm giảm hơi địt bằng cách bỏ đói các vi khuẩn này.

image
Thử hỏi thuốc bán không cần toa bác sĩ hiệu Beano - cho rằng "ngăn chặn hơi địt trước khi phát ra" có hiệu quả như lời quảng cáo hay không ?
Hai thử nghiệm riêng biệt có kiểm chứng cho thấy thuốc Beano đã giảm bớt một cách đáng kể số lượng hơi địt tạo ra hằng giờ sau một bữa ăn toàn đậu.
Công dụng của thuốc này cũng giản dị: Thuốc chứa enzyme gọi là alpha-galactoisidase cắt những carbohydrates phức tạp ra thành nhiều mảnh carbs ngắn và giản dị hơn cho dễ tiêu hóa. Thế nên chúng đã rời ra ngay trong ruột non thay vì kéo xuống ruột già nơi các vi khuẩn làm dậy men và tạo ra hơi đit. Tuy nhiên lại có hại khi tạo thói quen dùng Beano để ngăn ngừa địt.

9. Bỏ đói vi khuẩn tạo ra hơi địt là điều không tốt.

image
Bacteroides fragilis Một trong những vi khuẩn dính dấp đến tiến trình tạo hơi địt (Trung tâm kiểm và phòng dịch)
Hầu hết mọi người chẳng cần đến việc giảm hơi địt. Ông Kashyap nói: Hơi địt là kết quả của sự quân bình giữa các vi khuẩn trong ruột và thức ăn của bạn; ngoại trừ khi bạn có những vấn đề khác - như đau đớn vì no hơi - thì đừng nên làm chuyện này. Phản ứng tự nhiên của nhiều người là ngưng ăn những thực phẩm gây ra hơi địt - ông ta nói thêm. Nhưng các thức ăn này tiềm ẩn nhiều carbohydrates phức tạp là chất bổ dưỡng cho các vi khuẩn trong đường ruột của bạn. Bạn không muốn bỏ đói chúng ngoại trừ khi có lý do chính đáng. Ông cho rằng, thêm vào đó nhiều người tin mình có đầy hơi trong bụng thật sự ra có trở ngại với lớp khí di chuyển trong đường ruột mình, có lẽ do chứng táo bón. Hoặc giả họ có chừng đó hơi địt nhưng lại cho ra thường xuyên hơn, tuy mỗi lần ngắn ngủi. Trong trường hợp nào cũng thế, Kashyap nói rằng "thay đổi thức ăn chẳng giải quyết được vấn đề mà lại còn tác hại mình nữa".


image
Dĩ nhiên là cũng có những ngoại lệ nơi đây: Nếu quả tình trong bụng bạn có quá nhiều hơi hay bị đau đớn vì no hơi thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh tật - như việc cơ thể không chịu được chất sữa - thì bạn phải đến viếng bác sĩ để khám nghiệm vậy.

*****

Everybody farts. But here are 9 surprising facts about flatulence you may not know.

Whether you try to hide it or not, you fart. Everybody does.
But even though it's such a routine activity — the average person farts between 10 and 20 times per day — there's a lot about farting that you might not know.
As part of research into the microbiome — the rich community of bacteria that live throughout your body — scientists have learned all sorts of interesting things about the bacteria that produce gas inside your intestines. Here are 9 crucial things to know about flatulence.

1) You produce about 500 to 1500 milliliters of gas per day, and expel it in 10 to 20 farts
This might be more than you'd expect, but it's been measured in controlled studies. The surprisingly hefty amount is the result of bacteria that live in your colon and feed on most of the food you eat, says Purna Kashyap — a gastroenterologist at the Mayo Clinic who studies the gut microbiome.
"There are a lot of carbohydrates that we consume — mainly present in vegetables, grains, and fruits — that our bodies don't have the enzymes necessary to digest," he says. "These end up in large intestine, where microbes chew them apart and use them for energy, through the process of fermentation. As a byproduct, they produce gas."
A huge variety of foods contain these complex carbs that we can't fully digest: virtually all beans, most vegetables, and anything with whole grains. For most people, this leads to somewhere between 500 to 1500 milliliters of gas daily — the equivalent of half a two-liter bottle of soda, every single day.

2) 99 percent of the gas you produce does not smell
One of the reasons that we produce so much more gas than we realize is that nearly all of it is odorless.
Hydrogen, carbon dioxide, and methane make up as much as 99 percent of the gas produced in our large intestines by volume. (They're supplemented by air you swallow — more on that below.) All of these gases are odorless, which is why much of the time, farts don't actually smell at all.
The potent stink, research has found, is largely due to the 1 percent or so of compounds with sulfur in them, such as hydrogen sulfide. (This sort of research itself is pretty amazing: one experiment involved two people judging the smelliness of farts of 16 participants who'd been fed pinto beans, collected with the aid of "gas-tight Mylar pantaloons.")

Caution: these contain sulfur. 
Bacteria need to consume sulfur to produce sulfurous gases, and though not all foods with complex carbs contain sulfur, many do. They're mainly foods that you probably already associate with farting — things like beans, onions, cauliflower, Brussels sprouts, broccoli, and dairy.

3) Gum and soda can make you fart more
Apart from the gases produced by bacteria, a significant proportion of your flatulence is simply made up of inadvertently swallowed air. It doesn't smell — it's mostly nitrogen and oxygen — but it sounds and feels the same coming out.
Some of this swallowing goes on while you're asleep, but it can be increased by drinking carbonated beverages (after all, you're ingesting the carbonation) and by chewing gum.

4) Farting is the result of a healthy, complex ecosystem in your intestines
Bacteroides fragilis, one of the bacteria species involved in gas production, cultured in a petri dish. 
Modern society views flatulence as a negative. This is unfortunate, because in most cases, it's the byproduct of a beautiful thing — the intricate ecosystem of bacteria living in your intestines.
"It's a complex ecology, with various organisms coexisting and thriving," Kashyap says. "When a complex carbohydrate reaches your colon, some bacteria will break it down first, and then some of their byproducts will feed other bacteria. The whole community benefits from a single carbohydrate that you consume."
What's more, you also benefit. Scientists are still unraveling the role of the microbiome in digestion, but it's known that the same bacteria that produce gas also generate vitamins and fatty acids that help maintain our colon lining, and may support our immune systems.

5) There's a simple reason why you don't mind the smell of your own farts
As this AsapScience video explains, experiments have confirmed that we find the smell of our own farts less offensive than others'.
The reason: we become habituated to all smells over time. That's why you might notice a scent walking into a stranger's house, but seldom do for your own.
It's also why you become habituated to the characteristic mix of odors produced by the bacteria inside your own body, which differs slightly from everyone else's. As a result, your own farts just don't have the same impact on you — even though they're just as pungent for everyone else.

6) Yes, you can light a fart on fire
Because flatulence is partly composed of flammable gases like methane and hydrogen, it can be briefly set on fire.
We don't recommend it, because of the risk of injury, but if you have to see it, there are plenty of examples here.

7) No, you can't hold a fart in until it disappears

This might seem obvious, but for whatever reason, people wonder about this question. At times, after holding in a fart for a while for social reasons, it can seem to disappear.
However, this isn't actually possible. It might seem to vanish because you stop being conscious of it, and it leaks out gradually, but the physics of flatulence are pretty straightforward. A fart is a bubble of gas, and there's ultimately nowhere for it to go besides out of your anus.

8) Beano cuts down on gas production by starving these bacteria
In case you're wondering, the over-the-counter product Beano — which claims to "prevent gas before it occurs" — actually works as advertised. Two different controlled trials have found that it significantly reduces gas production in the hours following a bean-filled meal.
The way it works is pretty simple: the pills contain an enzyme called alpha-galactosidase that cuts complex carbohydrates into shorter, simpler carbs that are much easier to digest. As a result, they get broken down in your small intestine, rather than making it all the way to the large intestine, where bacteria would ferment them, producing gas.
However, there's a drawback to habitually taking Beano to prevent gas.

9) Starving your fart-producing bacteria is not a good idea
Bacteroides fragilis, one of the bacteria species involved in gas production. (Centers for Disease Control and Prevention)
For most people, actively trying to limit your gas production isn't necessary, Kaskyap says. The amount you produce is the result of both your balance of gut bacteria and diet, and unless you're experiencing other sorts of problems — such as painful bloating — it's not wise to mess with it.
"The knee-jerk reaction, for many people, is to stop eating things that produce gas," he says. "But these foods, which have complex carbohydrates, are nutrition for the bacteria in our gut. You don't want to starve them unless there's a good reason."
Additionally, he notes, many people who believe they suffer from excessive gas production actually just have trouble with the flow of that gas through their intestines, perhaps due to constipation. Or, they might make the same amount of gas but emit it more frequently, in smaller doses. In either case, Kashyap says, "by changing your diet, you're not solving the problem and may in fact be harming yourself."

Of course, there are exceptions here: if you produce truly excessive amounts of gas or experience painful bloating, it could be a sign of a problem — such as lactose intolerance — and you may want to see a doctor

image

Vợ chồng chỉ một con đường mà thôi!
Sự im lặng ngọt ngào...
Nhân viên Amazon làm việc ra sao trong kho hàng kh...
Quốc gia nào thông minh nhất Thế giới ?
Nơi thân thiện nhất thế giới
Vì sao con gái thích màu hồng?
Vì sao cần cảnh giác với viện Khổng tử?
Chuột đã béo tới đâu?
Hỏa bốc lên đầu khi dầu sụt giá
Những khắc khoải siêu hình trong thơ miền Nam 1954...
Tìm cổ vật ngoài khơi miền Trung VN
Những điều nên biết khi kết hôn lần hai
Nelson Mandela: Kẻ gây rối
Ăn Mày thời hiện đại
Lý do phi công trẻ thích lái máy bay bà già
Phỏng vấn Thầy Nguyễn Mạnh San về Pháp Luật Thực D...
Từ Gold Dollar chuyển sang Oil Dollar để cai quản ...
Chống tham nhũng ở VN ‘là mị dân’
Người nước CHXHCNVN xấu xí bởi vì đâu?
Photo :20 sáng kiến
Xóm nổi sông Hồng
Những bài học rút ra từ nghèo khó...
Bản chất Trung Cộng không thay đổi
Giá dầu hỏa và đồng rúp giảm mạnh
Bé Mốc ngày xưa
Chủ trang Blog Người Lót Gạch bị bắt
Càng cao tuổi càng cần ăn ngon !
Tấm bằng du học còn có giá ở VN?
Bạn sẽ mua được loại quân xa nào?
Con người không ngủ được bao lâu?
Phụ nữ không hề khó hiểu
Đàn ông nghĩ về tình dục bao lần mỗi ngày?
Con người có 'giác quan thứ sáu'?
Số phận của văn học miền nam sau 1975
Người khách trọ hữu tình nhưng bạc nghĩa
Ðại hạ giá
Về máy Tablet cầm tay
Những nhà đấu tranh cho Dân Chủ là những tấm gương...
Trao giải thưởng Tự Do Báo Chí Quốc Tế cho Điếu Cà...
Asley Nguyễn: Một cách để cám ơn ...

1 comment:

Note: Only a member of this blog may post a comment.