Năm
1998, lần đầu tiên tại Úc, một nữ sinh viên gốc Việt 18 tuổi đã đạt danh hiệu
“The Young Australian of the Year”, giải thưởng thường niên dành cho một cá
nhân ưu tú dưới 30 tuổi có ảnh hưởng nhất trong xã hội.
Cô
gái ấy tên là Lê Thị Thái Tần (Tan Le), vị Chủ tịch trẻ nhất của Trung tâm Dịch
vụ Nhân lực Việt - Úc. Ở tuổi 15, Tần đã lãnh đạo nhiều nhóm thiện nguyện giúp
đỡ hàng trăm dân nhập cư tìm việc và ổn định cuộc sống trên đất Úc.
Dù
bận rộn với cộng đồng, nhưng cô vẫn hoàn thành xuất sắc chương trình trung học ngay
từ tuổi 16, vào thẳng Đại học Monash, giành học bổng toàn phần của KPMG để học
2 ngành Luật và Thương mại.
Đến
tuổi đôi mươi, sự nghiệp của Tần đã vững vàng khi cô là một luật sư của hãng
luật hàng đầu thế giới FreeHills, vừa đảm nhận nhiều chức vụ trong Chính phủ Úc
và liên tục được mời làm đại sứ của nhiều chuyến đi ngoại giao.
Song,
kỳ lạ là 12 năm sau, cả thế giới lại dồn sự chú ý cả vào Tần như ngôi sao khởi
nghiệp sáng nhất tại Thung lũng Sillicon, Mỹ.
Từ
năm 2003, cô đồng sáng lập Emotiv System cùng Ðỗ Hoài Nam , với ý
tưởng dùng ý nghĩ và cảm xúc để điều khiển thiết bị điện tử. Đến năm 2010, ý
tưởng đó thành hiện thực với chiếc mũ đọc sóng não EPOC của Emotiv System gây
sốt toàn cầu, thu về hơn 10 triệu USD.
EPOC
hiện được ứng dụng rộng khắp các lĩnh vực như trò chơi điện tử, nghiên cứu khoa
học và điều trị bệnh liên quan đến não bộ.
Khát
khao được công nhận
Rời
Việt Nam
từ khi 4 tuổi, Tần cùng gia đình đến Úc bắt đầu cuộc sống mới hệt như nhiều dân
nhập cư khác: nghèo khổ và túng thiếu. “Chúng tôi thường mang hai đôi tất. Chủ
yếu là chiếc này để bịt lỗ thủng của chiếc kia,” Tần hồi tưởng. Nhưng đói khổ
không ám ảnh cô bằng sự ghẻ lạnh của bạn bè cùng lớp. Tần từng chờ đợi giờ học
trôi qua nhanh để trốn vào thư viện một mình. “Con bé gầy rộc đi vì nỗi sợ đó,”
mẹ Tần nhớ lại.
Hoàn
cảnh đó lại nảy sinh trong Tần hai phản ứng thú vị. Một mặt, cô tự nhủ “ta sẽ
vượt qua tất cả các người” bằng cách ép mình học. Kết quả là cô học xuất sắc
đến mức kết thúc sớm chương trình học hơn so bạn đồng lứa. Chỉ mới 16 tuổi, cô
đã được nhận vào Đại học Monash, rồi tốt nghiệp loại ưu chỉ trong vòng 3 năm ở
cả hai ngành Luật và Thương mại.
Mặt
khác, “Tần quan tâm đặc biệt về tác động của cộng đồng lên mỗi cá nhân,” thầy
giáo tiếng Anh Ruth Willis nhận xét. Chính môi trường cô lập ấy đã vô tình nung
nấu trong Tần khát vọng kết nối cộng đồng. Cô hạ quyết tâm “thay đổi nước Úc
thành một nơi tốt đẹp hơn để sống và làm việc”.
Kể
từ lớp 9 (15 tuổi), Tần không còn trốn trong thư viện nữa mà nhiệt tình bước ra
giúp đỡ cộng đồng nhập cư tại vùng Footscray (phía tây Melbourne ). Trong vòng 4 năm sau đó,
Tần đã được bầu làm Chủ tịch Cộng đồng người Việt tại vùng Footscray và Trung
tâm Dịch vụ Nhân lực Việt - Úc, chuyên hỗ trợ dân nhập cư tìm việc và ổn định
cuộc sống trên đất khách.
Sau
15 năm, xứ người mà Tần tìm mọi cách hòa nhập ấy cuối cùng đã đón nhận cô.
Chính người dân Úc đã bầu cô là gương mặt trẻ tiêu biểu nhất của quốc gia họ
vào năm 1987. Cuộc đời và cống hiến của cô gái Việt trở thành phim tư liệu lưu
ở Bảo tàng Úc cho thế hệ trẻ noi theo. Riêng cô đã nhận ra rằng, “à một kẻ
không được thừa nhận vẫn ổn. Thậm chí tôi xem đó là một món quà. Là kẻ được
thừa nhận, bạn dễ dàng chấp nhận thành kiến bao quanh. Riêng tôi lại bị đẩy ra,
nhưng đối mặt với chúng không chút sợ hãi”.
“Đứa
con” Emotiv System
Qua
những chuyến công tác xã hội và hoạt động ngoại giao ở nhiều nước, Tần
gặp gỡ nhiều người sống theo đam mê hơn vì mưu sinh. Nghề luật sư không còn là
mảnh ghép khớp với lựa chọn của cô gái đa tài này nữa.
Năm
2003, cô táo bạo rời Úc đến Thung lũng Silicon, Mỹ cùng 3 người bạn mở ra công
ty Emotiv System. Tần tin công nghệ là cách nhanh nhất để thay đổi cả thế giới.
Emotiv System ấp ủ ý định cho ra đời những thiết bị điều khiển mọi thứ bằng suy
nghĩ và cảm xúc của con người.
Đội
ngũ Emotiv System mất 7 năm trời nghiên cứu sản phẩm đầu tiên là Emotiv EPOC,
nâng cấp từ công nghệ đo điện não (EGG).
Năm
2010 đánh dấu bước ngoặt lớn cho cả Emotiv System và cả nền công nghệ thế giới.
Emotiv EPOC ra đời như một chiếc mũ EGG nhỏ gọn, kèm với 16 nút điện cực ghi
lại mọi hoạt động trong não và cử chỉ gương mặt.
Giả
sử bạn muốn kéo rèm cửa, suy nghĩ này sẽ truyền tín hiệu trong não được ghi vào
EPOC. Lần tới, khi ý định kéo rèm xuất hiện trong đầu, đường truyền lần trước
ngay lập tức thông qua EPOC ra lệnh cho máy tính kéo rèm từ xa, thay vì kéo tay
hay bấm nút.
Ngoài
ra, mấu chốt khiến Emotiv EPOC trở nên thông dụng vì nó chỉ tốn khoảng 300 USD,
rẻ gấp nhiều lần so với một chiếc máy EGG hàng chục triệu USD ở phòng thí
nghiệm. Emotiv EPOC bắt đầu được ứng dụng rộng rãi trong y học (cho phép bệnh
nhân điều khiển xe lăn bằng suy nghĩ hoặc giao tiếp dễ dàng hơn với người thân)
hay nguồn cảm hứng mới cho trò chơi điện tử.
Trong
khi Emotiv EPOC đang thành tâm điểm trên thế giới, Tần vẫn chưa dừng lại.
Năm
2013, sản phẩm thứ hai Emotiv Insight đã gọi vốn thành công hơn 1,6 triệu USD
trên Kickstarter, dự kiến ra thị trường vào cuối 2015. Đi kèm tính năng đã có
với Emotiv EPOC, Emotiv Insight nghiêng về ứng dụng y học.
Thiết
bị này có thể thu thập và phân tích hoạt động trong não từng ngày để phát hiện
sớm nhất các dấu hiệu bệnh lý hay chấn thương. Ngoài ra, dữ liệu thu thập từ
người dùng trên khắp thế giới sẽ thành nguồn nghiên cứu não bộ lớn nhất từ
trước đến nay.
Với
Tần, mảnh ghép Emotiv Insight liệu có là miếng ghép cuối cùng? Tần nhìn nhận
ứng dụng đã mở ra chân trời mới trong công nghệ: “Những gì chúng tôi làm chỉ
mới chạm vào phần nổi của vô vàn ứng dụng khác mà thôi!”.
Việt
Trinh
Hãnh diện, tiếc...cơ mà không về việt nam để phát triển
ReplyDelete