Tuesday, July 21, 2015

Phim 'Vietnamerica': Thảm cảnh thuyền nhân Việt Nam

image
Đạo diễn Scott Edwards (phải) và nhà sản xuất Nancy Bùi tức Triều Giang (phía sau, phải).
'Vietnamerica' là tên của một bộ phim tài liệu do Hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt (VAHF) sản xuất, kể lại cuộc hành trình tìm tự do đầy gian nan của người tỵ nạn Việt Nam, và cuộc hành trình của những người sống sót, trở thành người Mỹ gốc Việt với những đóng góp đáng kể cho quê hương thứ hai. Phim dài 90 phút, trong đó có một phim ngắn mang tựa đề ‘Master Hoa’s Requiem- Võ Sư Hóa Đi Tìm Mộ’, dài 18 phút. Đoản phim Võ Sư Hoá Đi Tìm Mộ đã được chọn là Phim Tài liệu Hay nhất của Mùa Thu 2014 tại Đại hội điện ảnh Asian on Film – AOF- tại Los Angeles, và một số giải điện ảnh có uy tín khác như Giải Remi Đặc Biệt Của Ban Giám Khảo (Special Jury Remi Award) và Giải Crystal Vision về Phim Hay Nhất Của bang Texas (Crystal Vision Remi Award Best Texas Production).

image
image
Bộ phim chuẩn bị ra mắt khán giả vùng Houston vào ngày thứ Bảy 25 và Chủ Nhật 26 tháng 7 sắp tới, sau đó sẽ được trình chiếu tại thành phố Denver, Colorado, Washington DC và một số thành phố khác của Hoa Kỳ.

Mục Đời sống Văn Hoá tuần này xin được dành để gửi đến quý cuộc trao đồi sau đây giữa Hoài Hương với bà Nancy Bùi tức Triều Giang, nhà sản xuất phim Vietnamerica và cũng là Hội trưởng của Hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt.

image
VOA: Xin được chúc mừng chị Triều Giang về những thành công mà phim tài liệu Vietnamerica đã gặt hái được cho tới nay. Thưa chị, nhiều người từng theo dõi hoạt động của Hội Bảo Tồn Lịch sử và Văn Hoá- VAHF đều biết đến dự án làm phim này. nhưng đối với một số thính giả của đài không mấy quen thuộc với Hội, xin chi cho biết nội dung của phim, và thông diệp mà những người thưc hiện muốn chuyển tải là gì?

image
Triều Giang: Dạ trước hết xin cám ơn Đài VOA đã dành cho Triều Giang và Hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt cái cơ hội này. Nội dung của phim nói lên cuộc hành trình đi tìm tự do của người Mỹ gốc Việt, Cái hành trình này nó đau thương khốn khó, nguy hiểm và đầy những chết chóc như thế nào, và cái hành trình thứ hai là cái hành trình của người Việt trở thành người Mỹ gốc Việt và đóng góp ra sao cho quê hương thứ hai này. Về thông điệp thì mình muốn nói rõ, nói đúng sự thật về chiến tranh Việt Nam cũng như lịch sử của người Mỹ gốc Việt bởi vì nó đã bị ngộ nhận rất nhiều trên sách vở, trên phim ảnh, ngay cả sách giáo khoa tại Hoa Kỳ này mà đang giảng dạy cho các con em của chúng ta nó không đúng với sự thực, và nhiều khi nó còn tính cách xuyên tạc nữa. Đó là cái diều mà Hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt đã theo đuội trong hơn một năm qua, thưa chị và thính giả của Đài VOA.

VOA: Đối với người tỵ nạn là chứng nhận của giai đoạn lịch sử đó, thì bộ phim gợi nhớ lại những ký ức rất đau buồn mà chính họ hay người thân của họ phải trải qua. Đi theo đoàn phim tới các nước Đông Nam Á, tìm lại dấu tích của người tỵ nạn như một nghĩa trang chẳng hạn, chị Triều Giang có ý nghĩ gì và những cảm xúc nào?

image
Triều Giang: “Thưa ý nghĩ thì Triều Giang có rất nhiều, Triều Giang cũng là một thuyền nhân và khi tới một nghĩa trang mà mình không thể nào tưởng tượng nổi nếu mình không bước chân đến đó, nghĩa trang nơi mà có cả hơn hàng ngàn người đã được chôn dưới lòng đất của một vùng xa lạ của Malaysia, Nam Dương hay Thái Lan, thì mình không thể tưởng tượng nổi vì sao cái đau thương nó đến mức như thế này. Có những lúc mình cảm thấy như có một cái luồng .. hơi lạnh nó chạy trong cái cột xương sống của mình vì nghĩ rằng ngày hôm đó, nếu chuyến đi đó mà không có người cứu vớt thì có lẽ mình cũng nằm trong số những người đang nằm dưới lòng đất này. Chị có nói đến vấn đề nhạy cảm, Triều Giang nghĩ rằng có thể có những người khác chính kiến thì họ cho vấn đề này là nhạy cảm, nhưng mà nói một cách trung thực thì Hội đi làm việc này cốt chỉ để nói lên sự thật. Mình đi thu góp những cái sự thực để nói lên không những cho những người chúng ta ngày hôm nay, mà còn cho mai hậu nữa. Nếu mình không nói lên những điều này nữa thì trong vòng mấy 50 năm, 100 năm nữa, hiện tại mà chúng ta coi là lịch sử cận đại, nhưng lúc đó  thì nó chính là lịch sử rồi, thì ai sẽ nói lên những cái điều đã thực sự xảy ra trong cái giai đoạn đau thương đó?”

VOA: Thưa chị, chiến tranh Việt Nam, lịch sử Việt Nam phần lớn do người ngoại quốc viết, và có lẽ ‘bên thắng cuộc’ viết, Hội VAHF đóng góp gì vào kho tài liệu lịch sử Việt Nam để các thế hệ mai sau có thể tham khảo và rút ra kết luận cho chính mình?

image
Triều Giang: “Ai cũng nói là lịch sử là do những người thắng cuộc viết, nội dung như thế nào thì chúng ta không cần suy nghĩ nhiều chúng ta cũng biết là họ viết lịch sử là để chứng minh cho những việc làm của họ. Do dó mà trung thực nhiều khi không được tôn trọng. Ở đây hội không phải là môt chính quyền, cũng không phải là một quốc gia hay chế độ gì để có cái nhu cầu gọi là ‘tuyên truyền’ để mà giữ vững cái ghế ngồi hay là cương vị của mình. Đây là một hội thiện nguyện và tất cả các anh em có mặt tại đây được sự hỗ trợ của cộng đồng và một số cơ quan truyền thông. Chúng tôi không có cái nhu cầu nào ngoài nhu cầu đi tìm hiểu sự thật, để nói lên cho những người ngày hôm nay, nhất là người ngoại quốc, những em trẻ và những người đang ở trong nước, được biết về cái sự thật về giai đoạn lịch sử đau buồn của chúng ta nó đã xảy ra như thế nào và đó là những đóng góp của Hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt được sự hỗ trợ của đồng hương ở hải ngoại này rất nhiều, thưa chị.”

VOA: Xin chị cho biết một vài điều về phim Master Hoa’s Requiem. Phim ngắn này được rất nhiều nhà điểm phim ca ngợi và đã đoạt nhiều giải điện ảnh?

image
Triều Giang: “Dạ vâng, Master Hoa’s Requiem chúng tôi tạm dịch là ‘Võ sư Hoá Đi Tìm Mộ’ là 18 phút và là một phần của phim Vietnamerica. Nhiều người hỏi tại sao mình lại làm 2 phim, phim này là một phần của phim kia, thì xin trả lời rằng Hội được lập ra với mục đích giáo dục, giáo dục về lịch sử. Do đó, Hội đã lấy một phần 18 phút riêng nói về cái thảm cảnh thuyền nhân. Cái thời lượng 18 phút nó thích hợp với một tiết học. một tiết học thì 50 phút, thì các em coi phim xong 18, 20 phút, sau đó sẽ có phần thảo luận và cuối cùng đi đến phần kết luận, thì nó thích hợp như thế. Phim Võ sư Hoá Đi Tìm Mộ nói về cuộc vượt biển kinh hoàng của một ông võ sư tên là Nguyễn Tiến Hoá. Họ ra đi từ Rạch Giá và số người trên con tàu nhỏ bé đó có 75 người và ông là người duy nhất còn sống sót.

image
Tất cả những người trên tàu đều bị hải tặc trói và những phụ nữ bị hãm hiếp trước mặt những người thân trong đó có cả vợ của ông, hai đứa con của ông thì một đứa bị ném thẳng xuống biển trước mặt mọi người. Câu chuyện kinh hoàng đó là một trong trăm ngàn câu chuyện mà thuyền nhân đă phải trải qua, và chúng tôi chọn câu chuyện này là bởi vì nó cũng có nhiều lý do, bởi vì số người bị hãm hại trên biển khơi cũng như những người đã chết trên biển thì chị biết con số nó cũng gần nửa triệu người, thì tại sao chọn ông võ sư Nguyễn Tiến Hoá? Võ sư tức là giỏi võ nghệ và ông ứng xử như thế nào khi mà người vợ mình bị hãm hại trước mặt mình? Thứ hai là giới thiệu cho người Mỹ, người ngoại quốc biết về môn võ Vovinam, là môn võ đặc thù của Việt Nam là như thế nào.

image
Khi mà mình nói về khía cạnh đau thương của cuộc hành trình thì mình cũng có cơ hội nói về những nét văn hoá của người Mỹ gốc Việt của mình. Phim này rất thành công và đặc biệt trường Đại học UCI đã nhận lời để phát hành cuốn phim này vào các trường đại học cũng như trường trung học trên khắp nước Mỹ.”

VOA: Dạ thưa chị chủ đề của phim, thảm cảnh thuyền nhân Việt Nam, là một đề tài rất là nhạy cảm đối với nhà nước Việt Nam, lý do là vì họ muốn xoá sạch những dấu tích của những người tỵ nạn trốn chạy cộng sản, khi mà trở lại các nước Đông Nam Á để thực hiện bộ phim, chị có trông thấy những bức tường tưởng niệm bị chính quyền sở tại đục bỏ vì áp lực từ Hà nội không?

image
Triều Giang: “Chúng tôi có nhìn thấy những bức tường bị đục bỏ và tất cả những di tích hầu như là có nhiều nơi đã bị xoá bỏ hoàn toàn như Thái Lan chẳng hạn. Bờ biển Song Kla ngày xưa đã từng có hàng trăm ngàn người tỵ nạn Việt Nam sống ở đó, có những khu trại tỵ nạn thì bây giờ đã bị san bằng và có những khu dân cư đã được xây dựng trên đó. Cách đây 10 mấy năm, chúng tôi có đưa các cháu về để tìm lại nơi chốn mình đã đi qua trước khi sang đến Hoa Kỳ, thì vẫn còn một cái bảng, để “Đây là trại Song Kla đã từng có hàng trăm ngàn người tỵ nạn Việt Nam vượt biển tới đây, bây giờ thì cái biển đó cũng không còn. Thành thử coi như là vết tích không còn một chút gì. Còn Mã Lai á, thì đảo Bidong cũng là một trong những hòn đảo được coi là trung chuyển, gom góp tất cả những thuyền nhân đến những bến bờ rải rác trên các đảo Malaysia trước khi cho đi định cư, thì những toà nhà, nhà thờ, những văn phòng làm việc trước đây thì hầu hết đã bị san bằng. Chùa chiền tượng Phật đều bị cắt đầu hết, và những nhà thờ thì bị dỡ hết chỉ còn trơ có một bức tường ra đó. Chỉ riêng có Indonesia thì trại Galang, là một trong các trại lớn từng chứa hàng trăm ngàn người, thì ở đó họ có một quan điểm khác.

Tôi nghĩ rằng cái quan điểm này rất là nhân bản, đó là họ giữ lại một số chứng tích của Galang, từ những tên đường cho tới những toà nhà, chùa, nhà thờ… Họ đang xây dựng một cái văn phòng họ gọi là Viện Bảo Tàng, tuy nhỏ nhưng có giữ lại một số chứng tích như những hình ảnh, những bức tranh hay những đồ vật dùng như chén bát, nồi niêu, đều được giữ lại để coi như chứng minh rằng đã có những người tỵ nạn, thuyền nhân từ Việt Nam đến. Thành ra nó cũng tuỳ địa phương và cái nhìn của họ. Còn áp lực từ phía nhà cầm quyền cộng sản thì đó là những điều không tốt gì cho vấn đề giữ lại những di tích để nói về dấu chân của thuyền nhân Việt Nam trên đường đi tìm tự do, thưa chị.”

VOA: Đây là một dự án phức tạp về mọi mặt, nhân vật tài lực vv.. nhìn lại, chị có hoàn toàn hài lòng với bộ phim, hay có muốn thay đổi điều gì không?

image
Triều Giang: “Như chị cũng biết viết lách hay làm phim cũng vậy, không ai hoàn toàn 100% hài lòng với tác phẩm của mình. Bao giờ khi cho ra mình cũng bảo “ấy chết, cái này có thể như thế này thì hay hơn vv.. Trường hợp phim này cũng vậy. Nhưng thực ra mà nói thì chúng tôi đã làm việc rất kỹ… một cuốn phim thực hiện trong thời gian dài như vậy, với số nhà nghiên cứu lên tới 20 người trong số đó có những nhà nghiên cứu toàn thời được sự hỗ trợ của 4 thư viện lớn – kể cả một thư viện bên Pháp, Library of Congress ở đây, Thư viện Vietnam Center, và một thư viện bên Đức, vì thế nên việc nghiên cứu rất là kỹ càng. Có một vài chi tiết mình cũng muốn thêm ra một tí nhưng thời lượng chỉ có vậy thôi… Nói tóm lại hỏi có bằng lòng không thì phải nói là chúng tôi rất là vui khi mà có một tác phẩm nó vừa có tính cách nghệ thuật mà nó lại vừa là một bài học lịch sử văn hoá của người Mỹ gốc Việt để để lại cho mai sau, thưa chị. ”

VOA: Thưa chị, những dự án của VAHF đòi hỏi gần như một tinh thần mạo hiểm, phải chấp nhận rủi ro, từ bộ sưu tập Lịch sử Truyền khẩu cho tới phim Vietnamerica dường như các dự án này có một sức sống riêng của nó. Có bao giờ người khởi xướng và những người thực hiện cảm thấy phải chạy theo, phải nương theo sức sống đó?

Triều Giang: “Dạ nhiều lắm, thưa chị. Ngoài việc phải nương theo sức sống của những dự án thì thực sự cái nhu cầu bên ngoài nó cũng khiến anh em cũng phải chạy đuổi khá nhiều, nào là phụ giúp chuyển âm thành ngữ rồi dịch thuật vv.. lắm cái vất vả, lắm lúc cũng cực nhọc không khác gì công việc mà mình phải làm để sinh sống ngoài đời. Lắm khi còn hơn vậy nữa, thức 2,3 giờ sáng là thường. Nhiều khi Triều Giang cũng hỏi không biết mình lấy sức đâu mà làm như vậy, dù đó không phải là công việc để kiếm sống hàng ngày, nhưng mà có cái gì đó nó thôi thúc lạ lùng lắm. Tiếng nói của những người không còn nói được cái tiếng nói của mình. Có những người đã chết thảm trên những rừng sâu nước độc, những người đi bộ trên những chiến trường lúc bấy giờ bên Campuchia, rồi những người chết trên những vùng ven biển xa xôi hẻo lánh. Những điêu dó nó thôi thúc…Nó có những cái rất lạ lùng mà Triều Giang cũng như anh em không thê giải thích được…”

image
Đài VOA xin cảm ơn Triều Giang, nhà xuất bản bộ phim Vietnamerica trong đó có đoản phim ‘Võ sư Hoá đi tìm Mộ’ đang gây tiếng vang trong làng điện ảnh và được chọn để tham gia nhiều giải điện ảnh quốc tế.

Phim Vietnamerica sẽ ra mắt khán giả vùng Houston vào ngày thứ Bảy 25 và Chủ Nhật 26 tháng 7, sau đó sẽ được trình chiếu tại thành phố Denver, bang Colorado, và Washington DC vào tháng 10 năm 2015.

image




Hoài Hương

http://baomai.blogspot.com/

Ông Lùng Phợn còn sống hay đã chết?
Ba cống hiến quan trọng của Công giáo
Chuyển hướng quan hệ Mỹ - Việt và dân chủ
R.I.P: Phùng Quang Thanh
Tin Vịt Bầu: Phòng thủ
Hồn ma trong những bức ảnh
Google bỏ 'Tam Sa' khỏi ứng dụng bản đồ
Vì sao cuộc gặp Mỹ - Việt mang tính lịch sử?
Chiến lược mới của Ngũ Giác Đài và Biển Đông
Vị trí của Việt Nam trên bàn cờ các nước lớn
Người đàn ông cứu mạng gần 2 triệu em bé tại Úc
Tin tặc Việt Nam bị Mỹ kết án 13 năm tù
Giai đoạn nào là đỉnh cao cuộc đời bạn?
Ý kiến: 'Cần hòa giải với người chết'
Bi kịch thu hồi đất ở Việt Nam
Báo đảng xác nhận Nguyễn Ái Quốc "bị ám sát vào gi...
Những từ ngữ khiến bạn thành ngốc nghếch
Nỗi nhục quốc thể còn dài dài
Thử dừng mọi việc trong 24 giờ
Đại nhạc hội: Cám Ơn Anh kỳ 9
Vì sao tôi chụp ảnh cưới cùng quan tài?
Đại sứ Mỹ: 'Việt Nam đang có những thay đổi'
Không mua Bphone là không yêu nước?
Lý Hoàng Nam vô địch đôi nam trẻ Wimbledon
PT. Nguyễn Mạnh San: 20 năm phục vụ tù nhân
Trái bóng cổ phiếu tại Trung Cộng đã bể
VN nên học tập Thomas Jefferson
Cua dừa: 'Tên cướp cạn' trên biển
Diện mạo có làm hỏng cuộc đời bạn không?
Cấm báo chí tư nhân là 'tội ác'
Tượng đài: trong quan hệ Việt - Mỹ
Đảng Cộng sản từ khước vai trò lãnh đạo đất nước
Đẻ mổ trên toàn cầu
Những mật mã trên đồng bảng Anh
Nước Mỹ đang khiến cả Thế Giới mắc nợ
Tin đồn có thiệt ?
Máy xúc 'cán người biểu tình' ở Hải Dương
Chiến lược triệt hạ Trung Cộng của Hoa Kỳ
Biến động cổ phiếu và hệ quả cho TC
Việt-Mỹ: Cơ hội cho làn sóng dân chủ VN

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.