Pages

Friday, October 2, 2015

Đức Giáo Hoàng Francis: bang giao Mỹ-Cuba và VN

image
Giáo hoàng Phanxico được đón chào nồng nhiệt khi tới Mỹ
Khi Đức Giáo hoàng Phanxicô đến Havana vào ngày 19/09, Chủ tịch Cuba Raul Castro đã ra tận sân bay đón ngài.

Bốn ngày sau đó ông cũng ra sân bay ở Santiago de Cuba – cách Havana đến 870km – để tiễn đưa ngài. Điều đó chứng tỏ vị lãnh đạo 84 tuổi này rất kính trọng Đức Giáo hoàng.

image
Tương tự, khi máy bay của Đức Giáo hoàng Phanxicô đáp xuống căn cứ không quân Andrews ở thủ đô Washington chiều 22/9, Tổng thống Barack Obama và gia đình, cùng với Phó Tổng thống Joe Biden và phu nhân, đã có mặt ở đó để chào đón ngài.

'Sức mạnh kinh tế, quân sự không phải lúc nào cũng là quan trọng nhất'

Trong sáu ngày ở Mỹ, có hàng ngàn, hàng chục ngàn thậm chí hàng trăm ngàn người nồng nhiệt xuống đường chào đón Đức Giáo hoàng hoặc tham dự các cuộc gặp, sinh hoạt và Thánh lễ của ngài.

Nước Mỹ dành cho lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình – người cũng sang thăm Mỹ ngày 22/09, không bằng Đức Giáo hoàng.

image
Theo Reuters, khi tới Seattle, ông Tập chỉ được Thống đốc tiểu bang Washington, Jay Inslee, đón tại sân bay.

image
Khi ông về khách sạn Westin, có khoảng 100 người tụ tập ở đó, gồm các tín đồ Pháp luân công phản đối Bắc Kinh cấm đoán, đàn áp phong trào của họ ở Trung Cộng.

image
Khi ông Tập bay đến Washington DC ngày 24/09 bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ chỉ có Phó Tổng thống Joe Biden đón ông ở phi trường.

image
Đức Giáo hoàng Phanxicô được mời phát biểu trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ ngày 25/09.

Jane Perlez viết trên New York Times hôm 24/09 rằng quan chức của Trung Cộng từng ngỏ ý để ông Tập Cận Bình đọc diễn văn trước Quốc hội Mỹ nhưng ý tưởng ấy đã bị phía Mỹ từ chối.

Jane Perlez trước đó cũng nói ông Tập chọn đến Seattle trước và chỉ đến Washington sau khi Đức Giáo hoàng Phanxicô đã rời thủ đô Mỹ vì biết không thể cạnh tranh với một vị Giáo hoàng quá nổi tiếng.


Có thể nói, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã hoàn toàn làm lu mờ Chủ tịch Trung Cộng, dù xét về sức mạnh quân sự, kinh tế, so với ông Tập, ngài chẳng có gì.

pope animated GIF
Đức Giáo hoàng đã có bài phát biểu trước Lưỡng viện Hoa Kỳ
Ngài chỉ là ‘nguyên thủ’ của một ‘quốc gia’ bé tý, có lãnh thổ chưa đầy nửa km vuông, với vỏn vẹn 842 dân, 100 lính canh người Thụy Sỹ, không quân đội, không vũ khí.

Còn ông Tập Cận Bình lãnh đạo một cường quốc, với diện tích gần 10 triệu km vuông, 1,35 tỷ người và 2,3 triệu lính với ngân sách quốc phòng ước tính hơn 100 tỷ USD.

Điều này ít nhiều cho thấy sức mạnh quân sự, kinh tế không phải lúc nào cũng vượt trội những giá trị, yếu tố phi vật chất khác trong chính trị thế giới.

Những thông điệp quan trọng

Đức Giáo hoàng Phanxicô, kể từ khi được chọn làm người lãnh đạo Giáo hội cách đây hơn hai năm, ngoài việc thúc đẩy canh tân trong Giáo hội, đã có nhiều sáng kiến, hoạt động nhằm xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.

Một trong những đóng góp của ngài được nhiều người khen ngợi, Mỹ và Cuba biết ơn đó là giúp họ bình thường hóa bang giao sau nhiều thập kỷ hiềm khích.

image
Tổng thống Obama và lãnh đạo Cuba Raul Castro dành cho ngài một sự tiếp đón nồng hậu, vì họ muốn ghi nhận đóng góp đó của ngài.

Giới lãnh đạo, người dân Mỹ dành cho ngài một sự đón tiếp như thế và các tổ chức, dư luận quốc tế nói chung có thiện cảm với ĐGH vì ngài còn cổ súy những giá trị tốt đẹp khác.

Một số báo Mỹ nói Hoa Kỳ kính trọng, ngưỡng mộ Đức Giáo hoàng vì ngài lên tiếng bảo vệ nhân quyền, tự do – đặc biệt là tự do tôn giáo – trong khi khá lạnh nhạt với Tập vì ông và chính quyền Trung Cộng vi phạm nhân quyền, tự do tôn giáo.

image
Trong các bài giảng, phát biểu, diễn văn tại Mỹ, ngài đã nêu nhiều thách đố, khủng hoảng mà thế giới đang phải đối diện – trong đó có vấn đề tôn giáo cực đoan, buôn bán vũ khí, xung đột, chiến tranh, vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo, nghèo đói, nạn ô nhiễm môi sinh và làn sóng di dân.

Ngài đã kêu gọi Mỹ cũng như cộng đồng quốc tế can đảm, khôn ngoan, độ lượng, đối thoại và cộng tác với nhau để giải quyết những thách đố, khủng hoảng đó.

image
Một điểm khác được ngài nhấn mạnh, nếu không muốn nói là trọng tâm của diễn văn của ngài tại LHQ, là đề cao vai trò của LHQ, luật pháp, trọng tài quốc tế, của việc dùng các biện pháp ôn hòa để giải quyết các tranh chấp, xung đột giữa các quốc gia.

Lời kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế và bình đẳng giữa các quốc gia đó của Đức Giáo hoàng rất có ý nghĩa đối với chính trị thế giới và rất có lợi cho những quốc gia nhỏ, nằm cạnh những láng giềng lớn, như Việt Nam.

Quan hệ với Việt Nam

Cuba, nước cộng sản độc đảng như Việt Nam đã đón tiếp đón đến ba vị Giáo hoàng trong vòng 17 năm qua.
Đức Giáo hoàng đã có những thông điệp rất thiết thực về các vấn đề quốc tế lớn – gồm những điều rất có lợi cho cả Việt Nam.
Nhưng sao đến giờ Việt Nam vẫn chưa thiết lập quan hệ ngoại giao và chưa một Đức Giáo hoàng nào sang thăm Việt Nam?

Quan trọng hơn, một biến cố như vậy có thể xẩy ra trong thời gian tới hay không?

Được biết ĐGH Gioan Phaolô II và ĐGH Bênêđictô XVI đã rất mong được thăm Việt Nam và các Giám mục Việt Nam cũng đã muốn chính quyền Việt Nam mời hay cho phép các ngài sang thăm đất nước mình vào năm 1999, khi Giáo hội Việt Nam kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra tại La Vang và dịp lễ Bế mạc Năm Thánh tại La Vang vào ngày 06/01/2011, khi người Công giáo Việt Nam kỷ niệm 350 năm thành lập hai địa phận tông tòa đầu tiên ở Việt Nam.

image
Tuy không có một giải thích chính thức nào từ hai phía, có thể nói những điểm sau là lý do tại sao đến giờ Việt Nam vẫn chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với Vatican hay mời Đức Giáo hoàng sang thăm:

Trước hết, khác với Cuba, ở Việt Nam người Công giáo vẫn là thiểu số. Trước khi đi hoạt động cách mạng, cả hai anh em Fidel và Raul Castro đều học trường đạo (Dòng Tên) và có thể họ cũng đã được rửa tội.

Những món quà mà hai ông và ĐGH Phanxicô tặng cho nhau trong chuyến thăm vừa rồi đều liên quan đên tôn giáo, đời sống thiêng liêng. Vì vậy, ít hay nhiều họ vẫn có thiện cảm với Giáo hội.

image
Giáo hoàng Benedict XVI đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng
Vì những vấn đề lịch sử khác nhau, giới lãnh đạo Việt Nam nghi ngại Giáo hội và sợ một chuyến thăm của ĐGH sẽ gây nên những tác động không có lợi cho mình. Họ cũng sợ những cuộc tụ tập lớn. Nếu Đức Giáo hoàng đến Việt Nam, những Thánh lễ, hoạt động của ngài chắc chắn sẽ thu hút hàng trăm ngàn người tham dự.

Giáo hội và chính quyền cũng đã có nhiều điểm bất đồng. Trong đó có chuyện đất đai, các cơ sở của Giáo hội bị tịch thu, quyền tự do tôn giáo bị hạn chế và Giáo hội từng không được tham gia vào các hoạt động xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, giáo dục và bác ái.

Vatican và Cuba vẫn duy trì quan hệ ngoại giao kể từ năm 1959, khi ông Fidel Castro lên nắm quyền. Trong khi đó, dưới sự lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam không thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh.

Đến giờ, Việt Nam là một trong số ít quốc gia còn lại chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với Vatican, dù là từ 2011, Hà Nội đồng ý để Tòa Thánh có một vị Đại diện không thường lập quan hệ ngoại giao với Vatican, dù kể từ năm 2011, Hà Nội đồng ý để Tòa Thánh có một vị Đại diện không thường trú tại Việt Nam.

Một số người cho rằng Việt Nam sẽ không những cải cách chính trị nếu những cởi mở như vậy chưa xẩy ra ở Trung Cộng. Tượng tự có người nói Việt Nam sẽ không nối quan hệ ngoại giao với Vatican nếu không có những cải thiện trong quan hệ Trung Cộng-Vatican.
Mối quan hệ này hiện đang rơi vào bế tắc vì hai bên có những bất đồng quá lớn về vấn đề tự do tôn giáo và Đài Loan.

Vatican vẫn giữ quan hệ ngoại giao với Đài Bắc, trong khi đó Bắc Kinh tiếp tục đàn áp những người Công giáo không theo Giáo hội quốc doanh do họ lập nên.
Nhưng nay xem ra mọi chuyện đã có phần thay đổi và việc hai bên tiến tới thiết lập bang giao – và thậm chí việc Đức Giáo hoàng sang thăm Việt Nam – trong những năm tới có thể xảy ra.

image
Các lãnh đạo Việt Nam đã nhiều lần tới thăm Tòa thánh Vatican, nhưng chưa vị Giáo hoàng nào tới thăm Việt Nam
Số người Công giáo ở Việt Nam là gần 7 triệu cũng xấp xỉ số người Công giáo ở Cuba: 53% trên 12,7 triệu dân.
Như được thể hiện trong chuyến thăm Cuba vừa qua – Đức Giáo hoàng Phanxicô là người rất cởi mở, thân thiện, sẵn sàng đối thoại với bất cứ ai, dù khác ý thức hệ.
Ngài cũng rất tế nhị, nhạy cảm, coi trọng sự hòa giải, hợp tác. Hơn nữa, cũng giống như những sinh hoạt, buổi lễ lớn khác của người Công giáo, những cuộc gặp, Thánh lễ có sự hiện diện của ngài luôn diễn ra trong trật tự dù quy tụ hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn người.

Vì vậy, có thể giờ chính quyền Việt Nam bớt nghi ngại, lo sợ về chuyện một chuyến thăm của Đức Giáo hoàng gây nên những tác động xấu, bất lợi cho họ.

Trong tám năm vừa qua, các lãnh đạo nắm giữ bốn vị trí cao nhất của Việt Nam – trong đó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hai lần – sang thăm Vatican và được Đức Giáo hoàng đón tiếp. Vì sự cởi mở, gần gũi, giản dị, đơn sơ, thân thiện của Đức Giáo hoàng Phanxicô, báo chí và dư luận chung ở Việt Nam cũng có nhiều cảm tình với ngài.

image
Những hình ảnh, cử chỉ, hoạt động của ngài – như việc ngài chọn một chiếc xe giản dị để đi lại trong thời gian thăm Mỹ – thường xuất hiện trên báo chí Việt Nam.
Quan hệ giữa Giáo hội và chính quyền Việt Nam được cải thiện đáng kể trong thời gian qua.
Một điểm bất đồng lớn giữa hai bên trước đây là chuyện Giáo hội tham gia vào các hoạt động giáo dục.

Nhưng ngày 03/08/2015, Ban Tôn giáo chính phủ Việt Nam đã ký quyết định chấp thuận cho Hội đồng Giám mục Việt Nam thành lập Học viện Công giáo Việt Nam tại số 72/12 Trần Quốc Toản, Quận 3, TP.HCM.

Về quân sự và kinh tế, Vatican chẳng có gì. Nhưng xét về ngoại giao, uy tín quốc tế, Tòa Thánh có tác động, ảnh hưởng rất lớn. Hiện Vatican đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 180 quốc gia, lãnh thổ trên thế giới.
Vì vậy, một quan hệ gần gũi với Tòa Thánh sẽ giúp Việt Nam cải thiện vị thế, hình ảnh, ảnh hưởng quốc tế của mình.
Hơn nữa, Việt Nam và Vatican cũng có những điểm tương đồng về nhiều vấn đề quốc tế - như sự bình đẳng giữa các quốc gia, việc xây dựng quan hệ quốc tế dựa trên sự tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau hay giải quyết các tranh chấp bằng các phương tiện hòa bình.

Từ năm 1986, Việt Nam đã chủ trương đa dạng hóa quan hệ quốc tế và đến nay đã có quan hệ đối tác toàn diện hay chiến lược với nhiều nước – trong đó có những quốc gia xa xôi, ít có ảnh hưởng về quân sự, kinh tế, đặc biệt là ngoại giao như Tây Ban Nha.

image
Lẽ nào Hà Nội lại không muốn hay không thể chính thức thiết lập bang giao với Vatican?

Nếu chính quyền Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Vatican hay mời Đức Giáo hoàng sang thăm cũng cho Bắc Kinh, đó cũng là cách cho nhiều nước khác và chính người dân của mình thấy họ hoàn toàn độc lập trong đường lối ngoại giao.



TS. Đoàn Xuân Lộc

http://baomai.blogspot.com/

Nhiếp ảnh gia Pháp và cụ bà ở Hội An
Hàng Việt Nam: Chế tạo tại nước ngoài
Về khả năng xung đột Việt-Trung
Trà Đinh có những phản ứng hại gan và chết người
Ai nói bia rượu có hại cho sức khỏe?
Lõi Trái Đất cấu tạo ra sao?
Tin vịt: Người Hồi giáo tị nạn yêu cầu hủy lễ hội ...
Võ Phiến, những lần gặp sau cùng
Cài cắm và mua chuộc – thủ đoạn bẩn thỉu và nham h...
Xin Mẹ ngừng uống dược thảo !!!
CSVN đã bị Trung cộng đưa vào bẫy ??
Ngày làm việc bớt giờ có hiệu quả hơn?
Nhức nhối con tim
Ba vị Tiến sĩ “lặng thinh” trước câu hỏi của một c...
3 nhóm hacker lừng danh tuyên chiến với chế độ CSV...
Giáo hoàng Phanxicô: khó nghèo và cấp tiến
Tre Việt Nam trong chiếc xe đạp Mỹ
Việt Nam đứng ở đâu trên bản đồ giáo dục thế giới?...
Đi cruise
Bài phát biểu của Tổng Thống Obama trước Đức Thánh...
Một loạt BTV truyền hình bị Công an Hà Nội bắt giữ...
Bằng chứng khoa học về chuyện "trông mặt mà bắt hì...
Con người có đuôi và chính sách lý lịch
Con đường nhập quốc tịch Mỹ đang được rải hoa hồng...
Đức Giáo Hoàng đọc diễn văn trước Quốc hội Mỹ
Làm sao để vừa đi làm vừa chăm con?
Chút tâm tình gửi Tạ Phong Tần
Tiêu tan sự nghiệp chỉ vì cái điện thoại
5 cách bán iphone cũ của bạn nhanh gọn
Em thích cách suy nghĩ của thầy
Lãnh đạo Volkswagen từ chức vì bê bối
Uber, GrabTaxi: Giải pháp thay thế cho việc sở hữu...
Hà Nội mùa ‘lội’ nước
Đức Giáo Hoàng gặp Tổng thống Obama tại Tòa Bạch Ố...
Hoa Kỳ đang chiếm thế thượng phong và đã đến lúc p...
Cách tốt để phát hiện người nói dối
VN 'nhạy bén hơn' khi đàn áp bất đồng
Obama kim jong un together song
Nhân cuộc tranh luận về thơ con cóc
Đất nước của những đường cong

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.