Pages

Sunday, February 21, 2016

Tẩy chay là 'quyền quan trọng' của dân

image
Đang có một cuộc tranh luận liệu các nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam và các tổ chức của họ nên tham gia, hay tẩy chay bầu cử vào cuối tháng 5/2016.

Ứng cử viên độc lập trong kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp dự kiến vào tháng Năm năm nay ở Việt Nam, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang A cho rằng quyền tẩy chay với kỳ bầu cử là một quyền của người dân.

Nhà vận động cho xã hội dân sự và dân chủ hóa ở Việt Nam cũng ủng hộ các đề nghị về việc có giám sát độc lập với kỳ bầu cử, kể cả giám sát quốc tế, cũng như yêu cầu thay đổi ngay luật bầu cử Quốc hội được cho là hoàn toàn mang tính 'đảng cử dân bầu'.

image
Ông Nguyễn Quang A nói:
"Quyền tẩy chay là một quyền rất là quan trọng và tôi nghĩ rằng mọi người phải tôn trọng quyền tẩy chay của những người người ta thực hiện quyền tẩy chay của người ta."

Không hề mâu thuẫn

Nêu quan điểm về việc người dân có thể đề nghị nhà nước thay đổi ngay cách thức 'đảng cơ cấu, dân bầu', đặc biệt là cách thức 'hiệp thương' của Mặt Trận Tổ Quốc vốn được cho là đem lại lợi thế độc tôn cho Đảng cộng sản Việt Nam, mà không chỉ dừng lại ở bước đấu tranh cho 'tự ứng cử thành công', ông Nguyễn Quang A nói:

"Tôi rất ủng hộ những ý kiến như vậy, nhưng chúng ta cũng lại phải hết sức thực tiễn. Tôi nghĩ rằng họ đã chuẩn bị trong một thời gian rất là dài và thời gian tới, tôi nghĩ rằng chúng ta (người dân Việt Nam) đòi như thế, tôi cũng sẵn sàng ủng hộ và sẵn sàng đòi như thế.

image
"Nhưng mà tôi nghĩ rằng trong phiên họp tới của Quốc Hội trong tháng Ba này, thì họ sẽ không thể sửa được những chuyện đó. Bởi vì theo luật hiện hành, quy định hiện hành, thì đến ngày 13/3 đã là chấm dứt việc đăng ký ứng cử. Và thực sự nó rơi vào ngày 11 hay 10 gì đó, bởi vì ngày 12, 13 là ngày cuối tuần, không ai làm việc cả.

image
"Thế thì từ nay đến tháng Ba người ta mới họp, thì tôi không nghĩ rằng Quốc Hội kỳ họp này người ta sẽ thay đổi. Tất nhiên nếu chúng ta lên tiếng rất mạnh mẽ, mà họ thay đổi được thì rất là tốt.

"Cái việc mà phản đối, cái việc mà lên tiếng không mâu thuẫn với việc của những người tự thực hiện quyền của mình, hai cái đấy là hai việc có thể làm song song với nhau," TSKH Nguyễn Quang A nói.

Trước giả thuyết người dân ở Việt Nam đưa ra yêu cầu giám sát độc lập đối với kỳ bầu cử với toàn bộ các khâu đoạn, trong đó có việc đề nghị cho các tổ chức dân sự độc lập và cả các tổ chức giám sát quốc tế, tham gia, ứng viên độc lập nêu quan điểm:

"Tôi rất ủng hộ những ý kiến như vậy, nhưng mà nếu chúng ta xem xét kỹ quy định hiện hành, thì người dân có quyền giám sát, báo chí có quyền giám sát và thậm chí báo chí và đại diện của những người ứng cử. Tôi nói thí dụ một người ứng cử, cái đấy có thể người được đảng cộng sản Việt Nam đề cử, thì cuối cùng thì họ cũng là một người ứng cử.

"Người đấy, chứ không phải người tự ứng cử có thể ủy quyền cho những đại diện của mình để chứng kiến việc kiểm phiếu ở từng tổ bầu cử," ông Nguyễn Quang A nói.

Khuynh hướng nào đúng?

image
Hôm Chủ Nhật, một nhà quan sát thời sự và chính trị Việt Nam ở trong nước cũng nêu quan điểm liên quan cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp của Việt Nam.

Trước câu hỏi giữa hai khuynh hướng là tham gia và tẩy chay kỳ bầu cử, của người dân ở Việt Nam, thì đâu là 'khuynh hướng đúng hay là nên', nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo từ Hà Nội nói:

"Theo tôi việc Đảng cử, dân bầu là nó cũ quá rồi, nhưng không thể không có một tổ chức nào để mà gợi ý lên một số người. Nếu mà đa đảng, thì mỗi đảng người ta giới thiệu một số người.

"Và như thế mỗi đảng người ta cũng gợi ý lên, họ giới thiệu về đảng này hoặc đảng kia, nhưng ở Việt Nam thì có một đảng, thì đảng họ cũng giới thiệu lên, nhưng quyền công dân là được tự do ứng cử, thì trường hợp như anh Nguyễn Quang A mà ứng cử, tôi cho là rất là tốt.

image
"Và tôi nghĩ rằng nhiều người nếu mà thấy rằng mình mà có thể giữ một vai trò gì đấy trong Nghị viện, trong Quốc Hội, họ làm được, họ có khả năng đáp ứng những nguyện vọng của nhân dân, thì tôi nghĩ họ ứng cử đều là tốt cả.

"Vấn đề là họ phải trình bày họ là ai và họ làm những gì, ngay cả những người Đảng (cộng sản) cử cũng phải nói với dân biết là ai chứ. Tôi quá nhiều lần đi bầu cử mà rơi vào chỗ tôi là toàn những người tôi không biết, thế tôi bầu cử họ là thế nào?

"Nếu mà tôi cứ bầu cho họ để nghe Đảng giới thiệu thì hóa ra là tôi chẳng có quyền gì à? Vì tôi có biết họ là ai đâu, vì họ chưa nói với tôi một điều gì rằng đối với dân họ sẽ làm gì, đối với đất nước họ làm gì, đối với Trung Cộng họ sẽ làm gì, thế thì làm sao tôi bầu cho họ được?", nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo.

image
Hôm 21/2, bản tin tối lúc 19h00 của Truyền hình Việt Nam (VTV1) đưa tin về một Nghị quyết của Thường vụ Quốc hội Việt Nam sau đợt hiệp thương mới nhất vừa hoàn tất, trong đó công bố số lượng, cơ cấu Đại biểu Quốc hội khóa XIV, theo đó trong 500 Đại biểu Quốc hội, 198 người thuộc Trung ương, 302 người thuộc địa phương.

Trong mục cơ cấu kết hợp, sẽ có 12-14 người là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12, 160 tái cử, người ngoài đảng tối đa là 50. Trong thành phần Trung ương, có 114 người cơ quan Quốc hội, 18 người cơ quan Chính phủ, 15 người Bộ Quốc phòng, 11 người thuộc cơ quan đảng, 3 người bộ công an v.v... Trong khối địa phương, Mặt trận Tổ quốc có 10 người, đoàn thành niên CSHCM 5 người, đại biểu tôn giáo 6 người v.v...

image

Sống ở những nơi đang đòi độc lập
Hình ảnh từ đảo Phú Lâm
Thật sai lầm khi giải phóng miền Nam !
Bộ tư pháp Hoa Kỳ truy tố hình sự công ty USPLabs
Bài thơ "dạy" cách chữa bệnh
Vì sao TC đặt hỏa tiễn ở Hoàng Sa?
Mua nhà càng to càng khổ!
Liệu vô cảm mới làm được lãnh đạo?
Báo Việt Nam và ngày 17/2
Những phát hiện Khoa học nổi bật năm 2015
Hải quan Mỹ thu giữ 4.65 triệu đôla ‘tiền âm phủ’
Đặng và Hứa 'khai đao' ngày 17-2-1979
Chúng ta đang tự giết ngành du lịch nước nhà
Ảnh nữ sinh quỳ chụp hình với Thủ tướng Dũng gây t...
Tuyên bố Sunnylands của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-AS...
Ta tin vào tôn giáo vì sợ chết?
Tự do ngôn luận và công kích cá nhân
Một chút buồn ngày Tết
Đi lễ hội để 'mua bán' với thánh thần?
Quốc phòng Việt Nam 'ba không' và 'một có'

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.