Pages

Sunday, September 4, 2016

Di sản của Mẹ Teresa

image
Nhiều người gọi là Mẹ Teresa Calcutta (Kolkata), nhưng tên thật của bà là Anjece Gonxhe Bojaxhiu. Trong lúc thế giới chờ đón lễ phong thánh cho bà vào ngày 4 tháng 9, thông tín viên Mariama Diallo giới thiệu về cuộc đời và di sản của người phụ nữ được trao giải Nobel vinh danh những cống hiến giúp đỡ những số phận kém may mắn.

image
Mẹ Teresa, thường thấy trong chiếc áo dòng trắng viền xanh, là người sáng lập dòng Thừa sai Bác ái chuyên giúp những người nghèo khó trên đường phố Kolkata. Không bao lâu sau, tinh thần bác ái của dòng tu này đã sớm lan ra khắp thế giới.

Sơ Nishi là một trong bốn nữ tu trông nom mái ấm từ thiện mà chúng tôi đến thăm ở Phố Wheeler, phía đông nam Washington.

Sơ Nishi cho biết: “Chúng tôi phục vụ hàng ngày, trừ thứ Năm… Các sơ lo nấu nướng. Một số người tình nguyện đến giúp. Có những ngày, những người tình nguyện muốn đến giúp, và họ nấu nướng và mang thức ăn tới… Chúng tôi bắt đầu chuẩn bị bữa ăn lúc 8:30 sáng”.
Một giờ sau, họ bắt đầu cầu nguyện, ngay trước lúc phục vụ thức ăn. Các tình nguyện viên giúp bày thức ăn ra. 5 năm qua, ông Houston Roberson, một tín đồ phái Peter Claver, đến làm việc thiện nguyện ở đây mỗi tuần một lần thay vì mỗi tháng một lần như trước.

image
Ông Roberson nói: “Chủ yếu là tôi nấu nướng, giúp chuẩn bị thức ăn. Bây giờ các bạn giúp tôi một tay dọn dẹp, vì tôi còn phải lau sàn nhà”.

Ông Roberson nói rằng bạn có thể đánh giá một người đàn ông hay phụ nữ từ cách mà họ đối xử với những người mà không ai lên tiếng giúp họ. Mẹ Teresa là tiếng nói của những số phận kém may mắn và tiếng nói của bà vẫn âm vang thông qua những tình nguyện viên như ông Roberson và những người khác.

Ông Roberson tâm sự: “Mẹ Teresa sống mãi trong mỗi chúng ta. Bà đã cho chúng ta thấy trở thành một tín đồ Cơ đốc là như thế nào. Bà đối xử với những người nghèo nhất trong số những người nghèo một cách ân cần, và đó là những gì mà chúng tôi làm ở đây. Chúng tôi đối xử ân cần với tất cả mọi người. Chúng tôi không coi thường bất cứ ai”.

image
Năm 2003, Mẹ Teresa được Đức Giáo Hoàng quá cố John Paul II phong chân phước. Tuy nhiên, trong khi một số người coi bà như một biểu tượng quốc tế của tinh thần bác ái, người được những nhà lãnh đạo thế giới chúc mừng và hàng triệu người yêu mến, thì cũng có những người chỉ trích bà về việc sử dụng công quỹ sai mục đích và tìm cách tôn tạo cho những hoạt động của mình.

image
Ông Michael Witczak, phó giáo sư nghiên cứu về phụng vụ tại Đại học Công giáo Hoa Kỳ, cho biết: “Cũng có những lời chỉ trích và chúng được nhìn nhận một cách nghiêm túc, nhưng không được giáo hội cân nhắc. Những gì bà làm chủ yếu vì ý nghĩa tốt đẹp và là một tấm gương tốt cho những người khác noi theo”.

Một tấm gương điển hình cho mọi người là Sơ Leonard, người gặp Mẹ Teresa năm 1981 khi bà đến dự lễ khánh thành trung tâm này.

teresa matka

Mẹ Teresa được phong thánh
Phận đàn ông, sinh ra là đã thiệt thòi !!!
Vì sao không nên hỏi người khác làm nghề gì?
Tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên
Người Nhật mất bao nhiêu năm để "tẩy độc" biển ?
Phụ nữ và đàn ông nhiều điểm khác biệt
Tận cùng của sự khốn nạn !
Việt Nam xây dựng ngoại giao ‘Cây Tre’ ?
Một thanh niên Việt được giải thưởng xóa mù chữ củ...
Những chia sẻ ích kỷ
Việt Nam sẽ bỏ Điều 292 Bộ Luật Hình sự?
Độc tài khác với cứng rắn?
Gian nan đường đến Thái chuyển giới
Kỹ sư Mỹ gốc Việt chế tạo đạn đại bác cho Lục Quân...
SpaceX nổ tung tại bệ phóng ở Florida
Hai đứa trẻ, hai số phận
Ảnh, video, “nude tự sướng” là miếng mồi ngon
Xương sống giúp con người ưu việt hơn?
Tại sao TC chưa dám đụng độ với Mỹ?
Họ đã làm được gì cho đất nước?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.