Pages

Wednesday, January 31, 2018

Tết Mậu Thân: 'Cái chết ám ảnh' trước Dinh Độc Lập

https://baomai.blogspot.com/

Tháng 1/1968 đánh dấu Cuộc chiến Việt Nam đi vào một bước ngoặt quan trọng.

Trong dịp Tết Mậu Thân, quân đội Bắc Việt cùng lực lượng Mặt trận Giải phóng bất ngờ tấn công đồng loạt trên nhiều tỉnh thành ở miền Nam, bao gồm cả Sài Gòn.

Phóng viên Julian Pettifer khi đó vừa quay trở lại Việt Nam, đúng vào thời điểm đầu giờ sáng 31/1/1968, khi lực lượng Cộng sản tấn công trung tâm thủ đô VNCH.

https://baomai.blogspot.com/

Ông đã nhanh chóng tới một trong những điểm quan trọng nhất của thành phố, Dinh Độc Lập, nơi bị lực lượng biệt động Sài Gòn bất ngờ đánh vào.

https://baomai.blogspot.com/
Julian Pettifer tường thuật dưới làn đạn ngay bên ngoài Dinh Độc Lập, Sài Gòn, hôm 31/1/1968

"Khi đó tôi đang ngủ trong phòng khách sạn ở Sài Gòn," Julian kể lại. "Điện thoại đổ chuông. Người quay phim của tôi, khi đó đang trú tại một khách sạn khác gần Dinh Độc Lập, báo rằng đang có nổ súng dữ dội bên ngoài Dinh Độc Lập."

"Chúng tôi nhanh chóng cùng tới nơi, tìm được vị trí ở ngay bên ngoài cổng sau của Dinh Độc Lập."

https://baomai.blogspot.com/
Năm 1968 đẫm máu: giao tranh còn tiếp tục sau Tết Mậu Thân nhiều tháng ở Nam Việt Nam. Hình chụp Tướng Melvin Zais (phải), từ Sư đoàn Không kỵ 101 của Thủy quân lục chiến Mỹ đón một binh sĩ vào tháng 10/1968

Đây là lần đầu tiên phía Cộng sản quyết định tấn công diện rộng tại các tỉnh thành và các địa điểm quân sự quan trọng, với mục đích tạo cú đòn chí tử cho chính quyền miền Nam, và tạo ra phong trào nổi dậy khắp thế giới.

Miền Bắc quyết tâm thực hiện một kế hoạch mang nhiều rủi ro, dựa nhiều vào yếu tố bất ngờ.

https://baomai.blogspot.com/

Dịp nghỉ Tết, vốn thường là thời gian hưu chiến, được chọn làm thời điểm tấn công.

Tính đến thời điểm đó, Mỹ đã triển khai nửa triệu quân tại Việt Nam. Người dân Mỹ được nói rằng Mỹ đang giành chiến thắng.

Do vậy, khi các cuộc tấn công nổ ra, nó thực sự gây chấn động dư luận.

https://baomai.blogspot.com/

Chỉ riêng tại Sài Gòn, Việt Cộng tấn công Tòa Đại sứ Mỹ vừa mới xây xong, sân bay Tân Sơn Nhất, chiếm quyền kiểm soát đài phát thanh thành phố, và đánh vào Dinh Độc Lập, nơi phóng viên Pettifer có mặt.

Giao tranh bên ngoài Dinh Độc Lập

"Hai bên đấu súng. Ba người Việt Cộng bị bắn chết, số còn lại chạy vào ẩn nấp tại tòa nhà có vẻ như là một khách sạn vừa xây xong," phóng viên Julian Pettifer tường thuật từ bên ngoài Dinh Độc Lập hôm 2 Tết Mậu Thân.

https://baomai.blogspot.com/

Nhóm của Pettifer khi đó đứng phía sau rặng cây, không thể di chuyển đi đâu. Ngay gần đó, một chiếc xe jeep quân sự của Mỹ nằm chắn, người tài xế đã tử vong do trúng đạn.

"Xác người tài xế nằm cách chỗ chúng tôi chừng 4, 5 mét. Mỗi khi nhìn qua hướng đó, tôi lại thấy gương mặt người Mỹ đó, còn trẻ măng, tóc đỏ, cặp kính trôi xuống bên dưới mũi," Julian kể lại trong dịp kỷ niệm 50 năm trận Tết Mậu Thân.

"Đến bây giờ tôi vẫn hình dung ra được gương mặt đó. Nó ám ảnh tôi suốt cả cuộc đời."

https://baomai.blogspot.com/

"Tình hình khi đó rất hỗn loạn. Có các lực lượng lính Mỹ, cảnh sát Việt Nam Cộng hòa, có binh lính Việt Nam Cộng hòa. Dường như không có ai đứng ra chỉ huy hết. Súng nổ khắp nơi."

"Tổng số 35 tỉnh thành bị đồng loạt tấn công trong đêm hôm đó và những ngày tiếp theo.

Riêng ở Sài Gòn, có cả ngàn vụ tấn công nổ ra ở các địa điểm khác nhau trong thành phố.

Nhưng việc Tòa Đại sứ Hoa Kỳ vừa được xây xong cũng bị tấn công đã gây sốc."

https://baomai.blogspot.com/
Những người lính Việt Cộng cùng vũ khí bị bắt giữ sau khi đầu hàng tại Sài Gòn. Hình chụp hôm 15/2/1968

Bước ngoặt của cuộc chiến

https://baomai.blogspot.com/

Tướng Mỹ William Westmoreland, người chịu trách nhiệm chỉ huy lực lượng quân đội Mỹ tại Việt Nam, giận dữ: "Kẻ thù đã dối trá, lợi dụng tấn công vào thời điểm hưu chiến trong dịp nghỉ Tết, nhằm tạo mức phá hoại tối đa ở Nam Việt Nam."

Ông cáo buộc đối phương là dối trá, nhưng trong chiến tranh, dối trá là chuyện vẫn thường xảy ra.

Tuy nhiên, lực lượng Bắc Việt và Mặt trận Giải phóng cũng thiệt hại nặng nề do hỏa lực áp đảo của Mỹ.

https://baomai.blogspot.com/

Trong ngày tiếp theo, giao tranh vẫn xảy ra ác liệt tại khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn.

Cuộc tấn công ở hầu hết các tỉnh thành chỉ kéo dài trong vài ngày. Riêng ở Huế, chiến trận tại khu vực Thành Nội kéo dài tới ba tuần.

Cuối cùng, lực lượng cộng sản bị đẩy lui và chịu tổn thất nặng nề, mất hàng chục ngàn quân.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa vẫn đứng vững.

Cuộc tấn công không thành công về mặt quân sự, và đã không diễn ra phong trào nổi dậy khắp nơi như mong đợi của miền Bắc.

https://baomai.blogspot.com/

Tuy nhiên, đó vẫn là một thắng lợi cho phe cộng sản. Nó làm công chúng Mỹ thay đổi quan điểm đối với cuộc chiến.

"Những hình ảnh về cuộc giao tranh được phát đi trên truyền hình tại Mỹ đã làm thay đổi cục diện cuộc chiến, không ai nghi ngờ gì về điều đó," phóng viên Julian Pettifer nói.

https://baomai.blogspot.com/

"Chỉ mới một vài tuần trước, dân chúng được nói rằng 'chúng ta đang chiến thắng' - thực sự đó là chuyện gây sốc. Đó là lúc người dân Mỹ bắt đầu tin rằng họ đang bị chính phủ và quân đội Mỹ lừa dối. Chuyện giành được chiến thắng trở thành điều không thể."

https://baomai.blogspot.com/

Ký ức Tết Mậu Thân 1968
Phía sau những tấm ảnh Mậu Thân
Trump tuyên bố 'Thời điểm mới của người Mỹ'
Vì sao chủ nghĩa xã hội thất bại?
Càng dùng mạng xã hội càng tuyệt vọng?
Mỹ Ngụy hồi đó hay Hán Ngụy bây giờ?
Có tiền “mua tiên cũng được” ?
Thế giới của đồng tiền chuyển dịch
Xe mắc tiền có thể hiện địa vị?
Người sáng lập hãng IKEA qua đời
Người Việt nên tìm hiểu trước khi tham gia Bitcoin
Trạm ISS sắp rơi xuống Trái Đất
Toán Học # 4 ( Mathematics )
Miss Blossom: 6 điều kỳ cục ở Việt Nam
TT. Trump và Davos 2018
Toán Học # 3 ( Binary Math )
Toán Học # 2 ( Mathematics )
Bom trong chợ và trong mắt người Hồi Giáo
Điều gì khiến ta khao khát đồ siêu sang?
Toán Học # 1( Mathematics )

Ký ức Tết Mậu Thân 1968

https://baomai.blogspot.com/
Tết Mậu Thân trong Bảo tàng Tổng thống Lyndon Johnson ở Austin, Texas

Tết Mậu Tuất năm nay là đúng nửa thế kỷ đã qua kể từ Tết Mậu Thân. Với nhiều người Việt, Mậu Thân 1968 là niên lịch khó quên vì nó ghi dấu một biến cố kinh hoàng trong chiến sử Việt Nam.

Đúng vào ngày Tết cổ truyền năm đó, dù có lệnh tạm ngưng chiến, cán binh cộng sản đã đồng loạt mở các cuộc tấn công vào hầu hết những thị thành miền Nam. 

Chiến tranh đã đến với người dân thành phố và để lại trong ký ức nhiều cảm xúc khó quên về “Tổng Công kích Tết Mậu Thân”.

https://baomai.blogspot.com/

Tôi đang học lớp 7. Buổi sáng ngày Mồng Hai Tết, cùng với những đứa trẻ trong xóm tụ họp nơi ngã ba đường gần nhà để chơi bầu cua tôm cá. Pháo vẫn tiếp tục nổ, nhưng nghe người lớn nói với nhau sao tiếng pháo thanh và giòn hơn.

Chập sau có anh lính hải quân phóng xe từ trung tâm thành phố về nhà ngay trong xóm, tay cuốn băng cứu thương còn đẫm máu. Anh nói Việt Cộng đang tấn công vào Bộ Tư lệnh Hải quân, vào thành phố.

https://baomai.blogspot.com/

Nghe thế, một bác nói những tiếng nổ giờ không phải tiếng pháo mà là đạn AK rền vang và yêu cầu mọi người giải tán, ai về nhà nấy. Một nhóm dường như không nghe, tiếp tục chơi trò đỏ đen, bác bực mình cầm bàn bầu cua hất tung lên. Các trò vui chơi coi như chấm dứt. Mọi người về nhà. Đó là năm với sinh hoạt đón tết ngắn ngủi nhất cho tôi, cho người miền Nam.

Người lớn quây quần bên chiếc radio chờ ngóng tin tức nhưng chỉ là tiếng rè rè. Các chương trình phát thanh bị gián đoạn một quãng thời gian, vài giờ sau mới có lại. 

Đêm về trong xóm lo tổ chức canh gác. Những con ngựa gỗ và vòng kẽm gai được làm ngay, đem ra chắn ở các ngã tư đường. Người lớn chia nhau canh gác vào ban đêm.

https://baomai.blogspot.com/

U tôi lấy vải cuốn thành vài cái ruột tượng với ít quần áo trong đó, viết tên con lên, để nếu phải chạy loạn sẽ đưa cho các con đeo bên mình. Chiến tranh và loạn lạc thày u tôi đã trải qua nhiều với những lần tản cư từ làng quê lên thành phố Nam Định. Sau ngày di cư vào Nam, cùng đồng hương quê bắc sống yên bình bên nhau nơi vùng đất mới trong hơn một thập niên, lo lắng về chiến tranh không còn canh cánh ở bên. Cho đến Tết Mậu Thân.

Tôi nhớ tin tức lúc đó làm kinh ngạc mọi người vì khắp nơi trên toàn lãnh thổ đã bị Việt Cộng tấn công. Riêng tại Sài Gòn những nơi bị tấn công là Dinh Độc Lập, Bộ Tư lệnh Hải quân, đài phát thanh, tòa đại sứ Mỹ. Việt Cộng đã chiếm một căn nhà mấy tầng đang xây ngay trước Dinh Độc Lập làm bàn đạp tấn công vào trung tâm quyền lực của miền Nam.

https://baomai.blogspot.com/

Khi đó chiến tranh đã vào thành phố những vẫn còn cách nơi tôi ở dăm bảy cây số.

Đợt tấn công thứ nhì vào tháng 5, chiến tranh đã đến gần hơn vì những nơi có giao chiến là khu vực Bảy Hiền, Lăng Cha Cả, Bà Quẹo nằm trong vòng đai an ninh phi trường Tân Sơn Nhất, chỉ cách nhà một, hai cây số.

Một buổi chiều, đứng trước sân nhìn thấy phóng pháo cơ xà xuống bỏ bom. Nghe tiếng nổ lớn, ít giây sau có miểng bom văng rớt ngay dưới chân. Tinh nghịch tôi vồ lấy, nhưng sức nóng của cục sắt còn như lửa, nên phản xạ tự nhiên khiến tôi vất nó xuống.

Có lửa cháy, khói đen bốc lên từ phía Ngã tư Bảy Hiền. Trận chiến ở Lăng Cha Cả đã làm Đại tá Lưu Kim Cương tử trận vì trúng đạn B-40 và tin được loan truyền đi rất nhanh. Rồi tin trực thăng phe ta bắn vào trường học nơi tôi đã đi thi vào đệ thất làm thiệt mạng nhiều sĩ quan cấp tá.

https://baomai.blogspot.com/

Mấy ngày sau, khi tiếng súng đã ngưng tôi được một anh hàng xóm chở đi xem hậu quả của chiến tranh. Truờng Thánh Tâm nơi tôi học đã trở thành trạm tiếp cư đón người lánh nạn cộng sản. Khu Bảy Hiền có những căn nhà bị cháy đen, xa hơn về phía căn cứ Nhảy dù Hoàng Hoa Thám, Bà Quẹo, hai bên đường còn nhiều xác chết. Một xe cứu hỏa chở đầy xác Việt Cộng nghe nói đem chôn trong mồ tập thể ở Nghĩa trang Đô Thành.

Năm 1968 Thủ đô Sài Gòn và nhiều tỉnh thành trải qua hai đợt tấn công của Việt Cộng. Huế bị chiếm đóng trong ba tuần lễ. Rồi những mồ chôn tập thể được tìm thấy. Nhưng không nơi nào người dân đã nổi lên cướp chính quyền.

https://baomai.blogspot.com/
Richard Nixon được bầu làm tổng thống Mỹ năm 1968. Ảnh chụp từ Bảo tàng Tổng thống Richard Nixon ở thành phố Yorba Linda, California

Sau chiến trận ít lâu là lần đầu tiên tôi thấy súng đại liên phòng không, súng B-40, B-41 và AK-47 được trưng bày nơi sân trường trong một lần triển lãm chiến lợi phẩm tịch thu được cho dân chúng xem.

Chiến tranh không còn vào thành phố sau hai đợt tấn công, nhưng có đêm thành phố bị Việt Cộng pháo kích. Nghe tiếng nổ xa xa, rồi tiếng rít trên không khi đạn 122 ly bay ngang thì chỉ còn biết cầu xin Chúa giữ gìn. Nhiều lần đạn đã rớt vào khu dân cư nhà tôi, nổ tung toé những xác người không còn nguyên vẹn.

Lệnh tổng động viên được ban hành, nhiều thanh niên trong xóm ngõ từ giã gia đình lên đường nhập ngũ, tòng quân. Năm đó tôi lên lớp 8 và biết đến nhạc Trịnh Công Sơn với “Diễm xưa” do bạn Nguyễn Đức Bảo hát trong giờ sinh hoạt hiệu đoàn và “Người già và em bé” qua giọng ca trầm buồn của thày Trần Văn Thuận dạy văn.
Sau này đến Mỹ định cư, học hỏi thêm về lịch sử tôi nhận ra niên lịch 1968 cũng là ký ức khó quên trong lòng người dân Mỹ, trong đó có Tết Mậu Thân được gọi là “Tet Offensive”.

https://baomai.blogspot.com/

Tổng thống Lyndon Johnson với chính sách leo thang chiến tranh, từ năm 1965 đã đưa nửa triệu lính Mỹ vào miền Nam Việt Nam nhưng không ngăn chặn được những cuộc tấn công của bộ đội cộng sản. Tổng Công kích Mậu Thân là một cuộc tấn công quân sự bất ngờ, làm mất uy tín Tổng thống Johnson và niềm tin của dân Mỹ vào chiến thắng, ngày 31/3/1968 ông tuyên bố không ra tranh cử và cũng sẽ không nhận sự đề cử của Đảng Dân chủ.

Nước Mỹ năm đó trải qua hai vụ ám sát chính trị. Mục sư tranh đấu cho dân quyền Martin Luther King Jr. bị ám sát vào tháng 4. Thượng Nghị sĩ Robert Kennedy đang tranh cử tổng thống bị bắn chết vào tháng 6.

1968 với Đại hội Đảng Dân chủ ở Chicago có nhiều bạo loạn. Phong trào chống chiến tranh lan rộng và trở nên quyết liệt hơn.

https://baomai.blogspot.com/

Năm đó Richard Nixon của Đảng Cộng hòa thắng cử, đưa nước Mỹ vào một khúc quanh lịch sử với nhiều kết cục không tốt đẹp. Từ Hồ sơ Ngũ Giác Đài được công bố, phơi bày sự thiếu minh bạch của chính phủ trong chính sách về chiến tranh Việt Nam, đến Hiệp định Paris 1973 để Mỹ tháo chạy, phản bội đồng minh và vụ nghe lén Watergate khiến Tổng thống Nixon phải từ chức năm 1974.

https://baomai.blogspot.com/

Đi thăm bảo tàng của các Tổng thống Lyndon Johnson, Richard Nixon và Ronald Reagan, người xem thấy niên lịch 1968 là một dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp chính trị của lãnh đạo Mỹ và đã để lại những dấu ấn rất sâu đậm trong lịch sử cận đại của Hoa Kỳ.



Bùi Văn Phú

https://baomai.blogspot.com/

Phía sau những tấm ảnh Mậu Thân
Trump tuyên bố 'Thời điểm mới của người Mỹ'
Vì sao chủ nghĩa xã hội thất bại?
Càng dùng mạng xã hội càng tuyệt vọng?
Mỹ Ngụy hồi đó hay Hán Ngụy bây giờ?
Có tiền “mua tiên cũng được” ?
Thế giới của đồng tiền chuyển dịch
Xe mắc tiền có thể hiện địa vị?
Người sáng lập hãng IKEA qua đời
Người Việt nên tìm hiểu trước khi tham gia Bitcoin
Trạm ISS sắp rơi xuống Trái Đất
Toán Học # 4 ( Mathematics )
Miss Blossom: 6 điều kỳ cục ở Việt Nam
TT. Trump và Davos 2018
Toán Học # 3 ( Binary Math )
Toán Học # 2 ( Mathematics )
Bom trong chợ và trong mắt người Hồi Giáo
Điều gì khiến ta khao khát đồ siêu sang?
Toán Học # 1( Mathematics )
Luật sư Lê Đình Hồ bị ám sát tại Úc

Phía sau những tấm ảnh Mậu Thân

https://baomai.blogspot.com/
Chuỗi các bức ảnh của Eddie Adams cho thấy hành động đưa đến quyết định nổ súng đột ngột của tướng Loan

Phóng viên ảnh Eddie Adams đã chụp được một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất của cuộc chiến Việt Nam - ngay thời khắc của một vụ hành quyết giữa tâm điểm hỗn loạn của chiến dịch Tết Mậu Thân 1968.

Bức ảnh này mang lại cho ông vinh quang và cả nỗi buồn, theo James Jeffrey.

Cảnh báo: Bài báo này đăng lại những bức ảnh của phóng viên ảnh Adams chụp lại khoảnh khắc bắn giết.

Khẩu súng ngắn giật mạnh trong cánh tay vươn thẳng của người đàn ông trong khi khuôn mặt của người tù binh biến dạng do lực từ viên đạn vừa ghim vào hộp sọ ông ta.

Ở bên trái khung hình, một người lính chứng kiến cảnh tượng dường như co rúm vì sốc.

Thật khó để không cảm thấy ghê tởm, tội lỗi khi nhìn vào khoảnh khắc của cái chết.

Các chuyên gia về đạn dược nói rằng tấm ảnh - được biết đến dưới tên 'Hành quyết ở Sài Gòn' - cho thấy một tích tắc khi viên đạn găm vào đầu người đàn ông.

Bức ảnh của Eddie Adams chụp khoảnh khắc chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn một tù binh Việt Cộng được coi là một trong những hình ảnh có tác động nhất của Chiến tranh Việt Nam.

Vào thời điểm đó, bức ảnh được in lại trên khắp thế giới và trở thành biểu tượng của sự tàn bạo và tình trạng hỗn loạn của chiến tranh.

Nó cũng củng cố niềm tin ngày càng gia tăng ở Mỹ về sự vô ích của cuộc chiến - rằng không thể chiến thắng.

https://baomai.blogspot.com/

Ben Wright, giám đốc truyền thông tại Trung tâm Tư liệu về Lịch sử Hoa Kỳ Dolph Briscoe, nói: "Có một cái gì đó trong bản chất của một bức ảnh tĩnh tác động sâu sắc đến người xem và đọng lại với họ."

Trung tâm này đặt tại Đại học Texas, Austin, là nơi lưu trữ các bức ảnh, tài liệu và thư từ của Adams.

"Các đoạn phim về cảnh nổ súng này, trong khi gây kinh ngạc, lại không gợi lên được cùng cảm giác về sự khẩn cấp và bi kịch ".

Nhưng bức ảnh đó đã không thể giải thích trọn vẹn cảnh tượng đường phố Sài Gòn vào ngày 1/2/1968, hai ngày sau khi lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam và Việt Cộng tiến hành chiến dịch Tết Mậu Thân. Nhiều thành phố miền Nam bị bất ngờ.

Cuộc chiến trên đường phố khiến Sài Gòn rơi vào tình trạng hỗn loạn khi quân lực VNCH bắt được một người nghi là chỉ huy một nhóm quân Việt Cộng, Nguyễn Văn Lém, còn gọi là Bảy Lốp, cạnh một mồ chôn tập thể hơn 30 thường dân.

https://baomai.blogspot.com/

Adams bắt đầu chụp những bức ảnh khi ông Lém bị dẫn giải tới xe jeep của ông Loan.

Tướng Loan đứng bên cạnh ông Lém trước khi chĩa súng vào đầu tù binh.

Adams sau đó nhớ lại, "Tôi nghĩ ông ta sẽ đe dọa hoặc khủng bố người này, vì vậy tôi đưa máy ảnh lên và chụp hình. "

https://baomai.blogspot.com/

Ông Lém được cho là đã giết vợ và sáu đứa con của một đồng đội của ông Loan.

Vị tướng nổ súng.

"Nếu quý vị do dự, quý vị không thực hiện nhiệm vụ của mình, binh lính sẽ không theo quý vị," tướng Loan nói về hành động đột ngột của mình.

https://baomai.blogspot.com/

Theo Đại tá Tullius Acampora, người đã làm việc hai năm với vai trò là sỹ quan liên lạc của Quân đội Hoa Kỳ, ông Loan đóng vai trò rất quan trọng trong 72 giờ đầu của chiến dịch Tết Mậu Thân, chỉ huy quân đội ngăn chặn sự sụp đổ của Sài Gòn.

Adams cho biết ấn tượng ban đầu của ông về tướng Loan là một "kẻ giết người lạnh lùng, vô nhân tính". Nhưng sau khi đi cùng ông ta trên khắp đất nước, ông đã thay đổi cách nhìn.
"Ông ấy là sản phẩm của Việt Nam hiện đại, là sản phẩm thời của ông ấy", Adams nói trong một báo cáo từ Việt Nam.

Vào tháng Năm năm sau, bức ảnh này giúp Adams đoạt một giải Pulitzer.

https://baomai.blogspot.com/

Nhưng dù đạt được thành tựu vinh quang trong sự nghiệp báo chí và nhận được thư chúc mừng từ những người được giải Pulitzer, Tổng thống Richard Nixon và thậm chí từ học sinh khắp nước Mỹ, bức ảnh này luôn ám ảnh Adams.

Adams cho biết: "Tôi kiếm được tiền từ việc trưng ra cảnh một người giết chết một người khác", ông phát biểu trong một lễ trao giải. "Hai cuộc đời đã bị hủy hoại, và tôi được trả tiền cho nó. Tôi được gọi là anh hùng."

https://baomai.blogspot.com/
Eddie Adams cầm chiếc cúp trong lễ trao giải Pulitzer

Adams và tướng Loan vẫn giữ liên lạc, thậm chí trở thành bạn sau khi vị tướng này chạy khỏi Nam Việt Nam đến Mỹ khi cuộc chiến kết thúc.

Nhưng khi tướng Loan đến Hoa Kỳ, Sở Di trú và Nhập tịch muốn trục xuất ông, một động thái được cho là do ảnh hưởng của bức ảnh. Họ tiếp cận Adams để làm chứng chống lại tướng Loan, nhưng Adams thay vì thế lại ủng hộ ông.

Adams thậm chí xuất hiện trên truyền hình để giải thích hoàn cảnh ra đời của bức ảnh.

Quốc hội Mỹ cuối cùng dỡ bỏ lệnh trục xuất và cho tướng Loan ở lại nước Mỹ, mở một nhà hàng ở ngoại ô Washington phục vụ hamburger, pizza và đồ ăn Việt Nam.

https://baomai.blogspot.com/

Một bức hình cũ trên báo Washington Post cho thấy tướng Loan ngồi mỉm cười phía sau quầy của nhà hàng.

Nhưng rồi ông buộc phải nghỉ hưu khi tin tức về quá khứ của ông làm ảnh hưởng việc kinh doanh.

Adams nhớ lại vào lần cuối cùng đến thăm nhà hàng, ông thấy có những hình vẽ trên tường toilet (graffiti) chửi rủa về ông Loan.

Hal Buell, biên tập viên ảnh tại hãng AP, cho biết bức ảnh Hành quyết ở Sài Gòn vẫn còn nguyên giá trị sau 50 năm bởi "nói lên toàn bộ sự tàn bạo của chiến tranh trong một khung hình".

"Giống như tất cả các biểu tượng, nó tóm tắt những gì đã diễn ra trước đây, nắm bắt một khoảnh khắc hiện tại và, nếu chúng ta đủ thông minh, cho chúng ta biết về viễn cảnh tàn bạo mà tất cả các cuộc chiến đều báo trước."

Và Buell nói rằng trải nghiệm này đã dạy Adams về giới hạn của một bức ảnh đơn lẻ có thể kể trọn vẹn một câu chuyện.

Buell nói: "Eddie được dẫn lời rằng nhiếp ảnh là một vũ khí mạnh mẽ. Tính chất của nhiếp ảnh là mang tính chất chọn lọc. Nó thu hẹp một khoảnh khắc, tách khoảnh khắc đó ra khỏi những khoảnh khắc trước và sau mà có thể dẫn tới ý nghĩa thay đổi."

Trong sự nghiệp của mình, Adams đã giành được hơn 500 giải thưởng ảnh báo chí và từng chụp ảnh chân dung những nhân vật như Ronald Reagan, Fidel Castro và Malcolm X.

Nhưng bất chấp những thành tựu đó, khoảnh khắc của bức ảnh nêu trên sẽ luôn ở lại cùng Adams.

https://baomai.blogspot.com/

"Có hai người đã chết trong bức ảnh đó," Adams viết sau khi tướng Loan qua đời do ung thư vào năm 1998. "Ông tướng này giết một người Việt Cộng, còn tôi giết ông ta bằng máy ảnh của mình".

https://baomai.blogspot.com/

Trump tuyên bố 'Thời điểm mới của người Mỹ'
Vì sao chủ nghĩa xã hội thất bại?
Càng dùng mạng xã hội càng tuyệt vọng?
Mỹ Ngụy hồi đó hay Hán Ngụy bây giờ?
Có tiền “mua tiên cũng được” ?
Thế giới của đồng tiền chuyển dịch
Xe mắc tiền có thể hiện địa vị?
Người sáng lập hãng IKEA qua đời
Người Việt nên tìm hiểu trước khi tham gia Bitcoin
Trạm ISS sắp rơi xuống Trái Đất
Toán Học # 4 ( Mathematics )
Miss Blossom: 6 điều kỳ cục ở Việt Nam
TT. Trump và Davos 2018
Toán Học # 3 ( Binary Math )
Toán Học # 2 ( Mathematics )
Bom trong chợ và trong mắt người Hồi Giáo
Điều gì khiến ta khao khát đồ siêu sang?
Toán Học # 1( Mathematics )
Luật sư Lê Đình Hồ bị ám sát tại Úc
Phúc trình về ma túy nhập từ TC qua bưu điện